117-2022 - page 9

9
Đà Nẵng: 1 công ty bị phạt 1 tỉ đồng
vì huy động vốn trái phép
UBND TP Đà Nẵng vừa ra quyết định xử phạt Công ty cổ
phần Đầu tư kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh 1 tỉ đồng do có
hành vi huy động vốn trái phép tại dự án khu dân cư (KDC)
Thanh Hoàng, quận Liên Chiểu.
Cụ thể, Công ty Phú Gia Thịnh đã thực hiện huy động vốn
từ 59 khách hàng qua việc ký kết 100 hợp đồng góp vốn/thỏa
thuận góp vốn tại dự án nói trên khi chưa có thông báo đủ
điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng TP Đà Nẵng.
Quyết định xử phạt lần này của UBND TP Đà Nẵng có áp
dụng tình tiết tăng nặng là vi phạm hành chính nhiều lần.
Ngoài ra, UBND TP Đà Nẵng buộc Công ty Phú Gia
Thịnh hoàn trả phần vốn đã huy động không đúng quy định
cho khách hàng tham gia góp vốn. Công ty phải báo cáo
kết quả thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên
đến UBND TP Đà Nẵng thông qua Sở Xây dựng. Thời gian
thực hiện việc khắc phục hậu quả là 180 ngày.
Như chúng tôi đã thông tin, năm 2017, dù chưa được UBND
TP Đà Nẵng chấp thuận là nhà đầu tư dự án nhưng Công ty
Phú Gia Thịnh đã bán 99 lô đất nền thuộc dự án KDC Thanh
Hoàng cho khách hàng dưới hình thức hợp đồng góp vốn. Lúc
bấy giờ, chủ đầu tư đã huy động vốn từ khách hàng với mỗi
nền đất thu 50%-90% giá trị. Chủ đầu tư cũng lập biên bản bàn
giao mốc ranh giới lô đất cho khách hàng.
Sau khi UBND TP Đà Nẵng có quyết định chấp thuận
nhà đầu tư dự án vào năm 2021, Công ty Phú Gia Thịnh bất
ngờ khởi kiện ra TAND quận Liên Chiểu yêu cầu chấm dứt
các hợp đồng góp vốn đã ký với khách hàng. Đến đầu tháng
3-2022, Công ty Phú Gia Thịnh lại thông báo khởi công xây
dựng 100 căn nhà liền kề trong dự án KDC Thanh Hoàng,
trên chính các nền đất đã thỏa thuận bán cho người dân. Khi
biết thông tin, các khách hàng đã gửi đơn khiếu nại đến các
cấp, ngành chức năng.
Đến ngày 29-3, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng có công văn đề
nghị Công ty Phú Gia Thịnh không tiến hành khởi công dự
án cho đến khi có ý kiến chỉ đạo của UBND TP. Dự án sau
đó vẫn lén thi công và bị lực lượng chức năng quận Liên
Chiểu lập biên bản, buộc dừng thi công.
Sau nhiều lần PV liên hệ, ông Lê Anh Triệu, Chủ tịch HĐQT
Công ty Phú Gia Thịnh, cho biết sẽ sớm có thông tin chính
thức cho báo chí nhưng đến nay vẫn chưa hồi âm.
TẤN VIỆT
Tỉnh Kon Tum thu hồi chủ trương 2 dự án
do quá hạn
Ngày 27-5, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon
Tum, đã ký văn bản thực hiện thu hồi chủ trương khảo sát,
nghiên cứu đầu tư đối với hai dự án của Tập đoàn FLC tại
huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Đó là dự án nông nghiệp công nghệ cao FAM - Kon Tum
và tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và
đô thị FLC Măng Đen. Quyết định thu hồi dự án vì đã hết
thời hạn khảo sát nhưng nhà đầu tư chưa hoàn thành việc
lập dự án và các thủ tục có liên quan.
Trước đó, từ năm 2018 UBND tỉnh Kon Tum đã có chủ
trương khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án nông nghiệp
công nghệ cao FAM - Kon Tum và chủ trương khảo sát,
tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị FLC Măng Đen. Trong đó,
Dự án nông nghiệp công nghệ cao FAM - Kon Tum có diện
tích 155,2 ha, tại xã Đắk Long, huyện Kon Plông do Công
ty CP Sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản FAM (công ty
con của Tập đoàn FLC) thực hiện.
Một dự án khác là tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng,
vui chơi giải trí và đô thị FLC Măng Đen có diện tích
677 ha, tại thôn Măng Đen, xã Đắk Long do Công ty CP
Tập đoàn FLC thực hiện.
Tại Kon Tum, năm 2019, Tập đoàn FLC tổ chức lễ khởi
công dự án tổ hợp thương mại, vui chơi giải trí và nhà phố
(khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, đường Trường Chinh,
TP Kon Tum), trên nền diện tích 179.677 m
2
đất tại trung
tâm TP Kon Tum. Với dự án này, mới đây Thanh tra Chính
phủ phát hiện có nhiều sai phạm trong việc bán tài sản trên
đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
LÊ KIẾN
DựánkhudâncưThanhHoàng.Ảnh:TẤNVIỆT
NGUYỄNDO
T
uyến đường công vụ tuần tra
kiểm soát và PCCC của Vườn
quốc gia (VQG) BạchMã (Thừa
Thiên-Huế) vốn được tận dụng lại
từ tuyến đường tỉnh lộ 14C với nền
đường đất. Trên tuyến với chiều dài
khoảng 12 km này có ba trạm kiểm
lâm hiện có hơn 10 điểm sạt trượt và
có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ,
nguy hiểm cho lực lượng tuần tra.
Lo lắng trước mùa mưa lũ
Phản ánh với báo
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Lê Quốc Khánh, Trạm
trưởng Trạm kiểm lâm Hương Lộc,
cho biết đường tuần tra rừng trước
đây tận dụng lại đường tỉnh lộ 14C
cũ với nền đường hẹp nhưng khá
vững chắc, tuần tra rừng khá thuận
lợi. Tuy nhiên, từ khi thi công tuyến
cao tốc với tác động địa chất, máy
móc cơ giới đã làm tình trạng sạt
lở, bồi lấp ngày một hiện hữu hơn.
Đặc biệt trong các đợt lũ năm 2020,
tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm
Thừa Thiên-Huế:
Kiểm lâm phải leo rào
vì đường cao tốc
Kiểm lâm rừng quốc gia BạchMã lo lắng về tuyến đường tuần
tra và PCCC rừng chậmhoàn trả khi dự án đường Hồ Chí Minh
đoạn La Sơn - Túy Loan đã đi vào hoạt động.
trọng, ảnh hưởng đến việc tuần tra
và an toàn của lực lượng tuần tra.
Theo quan sát, tại khu vực Khe
Ao gần Trạm kiểm lâm Hương
Lộc, tuyến đường tuần tra rừng bị
lũ làm hư hỏng từ năm 2020, nay
được hoàn trả lại khá sơ sài. Trên
tuyến đường này có một số đoạn
sạt lở với vách núi dựng đứng,
một bên là khe suối sâu, nguy cơ
sạt trượt tiếp tục xảy ra mỗi khi
mưa lũ về.
“Tuyến đường ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác tuần tra kiểm soát
của anh em trong đội. Chúng tôi đã
có báo cáo với giám đốc vườn để
yêu cầu đơn vị thi công sớm khắc
phục” - ông Khánh nói.
Đề nghị mở lối vào trên
cao tốc
Ngoài ra, ông Lê Quốc Khánh cho
biết thêmTrạm kiểm lâmHương Lộc
quản lý bảo vệ bốn tiểu khu với diện
tích hơn 4.000 ha rừng. Từ khi tuyến
cao tốc La Sơn - Túy Loan đưa vào
vận hành đã gây ra nhiều khó khăn,
thách thức cho công tác tuần tra bảo
vệ rừng.
Cụ thể, đối với đoạn tuyến qua
VQG Bạch Mã do hàng rào bảo vệ
cao tốc ngăn cách nên khi tuần tra
lực lượng kiểm lâm phải trèo qua
hàng rào bảo vệ gây nguy hiểm, mất
mỹ quan và trái quy định pháp luật.
Ngoài ra, việc lực lượng bảo vệ rừng
không sử dụng xe máy trên tuyến cao
tốc nên việc di chuyển rất khó khăn.
Trước thực trạng này, VQG Bạch
Mã đã có văn bản gửi Ban quản lý
(BQL) dự án đường Hồ Chí Minh đề
xuất một số giải pháp quản lý, bảo
vệ và PCCC rừng khi vận hành cao
tốc La Sơn - Túy Loan qua vùng lõi
của đơn vị này.
Ông Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc
VQG Bạch Mã, cho biết trong thời
gian tuyến đường công vụ chưa hoàn
thành, đơn vị đã đề nghị BQL dự án
đường Hồ Chí Minh xem xét, bố trí
tạm thời ba lối vào cao tốc.
Cụ thể là các lối vào tại các vị trí
đường vào Trạm kiểm lâm Hương
Lộc, Trạm kiểm lâmMỏ Rang, chốt
công vụ của Trạm kiểm lâmCơ động
và PCCC rừng. Việc này nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho nhân viên,
kiểm lâm của các trạm này thực thi
nhiệm vụ.
Ngoài ra, VQG Bạch Mã cũng đề
nghị cho phép nhân viên làm việc tại
các trạm kiểm lâm có chốt công vụ
đóng tại ranh giới VQG Bạch Mã
được sử dụng xe máy đi trên tuyến
đường cao tốc để ra vào trạm kiểm
lâm, tuần tra bảo vệ rừng.
Ông Linh cho biết đơn vị sẽ chịu
trách nhiệm tổ chức đăng ký danh
sách, ký cam kết đối với cán bộ
đang công tác ở các trạm kiểm lâm
và phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư
và các đơn vị thanh tra giao thông
trong việc giám sát, đảm bảo an toàn
trên tuyến.•
Đoạn đường tuần tra bị hư hỏng chưa được khắc phục. Ảnh: N.DO
Đối với đoạn tuyến qua
VQG Bạch Mã do hàng
rào bảo vệ cao tốc ngăn
cách nên khi tuần tra,
lực lượng kiểm lâm phải
trèo qua hàng rào bảo vệ
gây nguy hiểm, mất mỹ
quan và trái quy định
pháp luật.
Đã lập phương án
sửa chữa trình
Bộ GTVT phê duyệt
Trao đổi với PV báo
Pháp Luật
TP.HCM
, một cán bộ BQL dự án
đường Hồ Chí Minh cho biết
việc tiến hành hoàn trả, sửa chữa
đường công vụ tuần tra rừngVQG
Bạch Mã hiện nay chủ đầu tư đã
lập phương án và đang trình Bộ
GTVT phê duyệt.
Dự kiến sẽ xử lý, kiên cố hóa
phòng nguy cơ sạt trượt khoảng
5-6 điểm hư hỏng với tổng kinh
phí khoảng 6 tỉ đồng từ nguồn
vốn của dự án tuyến cao tốc La
Sơn - Túy Loan.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook