13
Đời sống xã hội -
ThứNăm9-6-2022
Tiêu điểm
Quảng Bình: Người dân tự nguyện giao
nộp cá thể cu li quý hiếm
Thông tin từ Trạm kiểm lâm Sông Dinh, Hạt Kiểm lâm
huyện Bố Trạch (Quảng Bình) ngày 8-6 cho biết một người
dân trên địa bàn vừa tự nguyện giao nộp một cá thể cu li
thuộc nhóm IB động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cho đơn vị.
Trước đó, khoảng 21 giờ ngày 3-6, anh Phan Văn Tú, trú
ở tổ dân phố 3, thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố
Trạch, phát hiện một cá thể cu li nhỏ đang nằm trên cánh
cửa nhà mình. Sau đó, anh Tú đã đưa con cu li này vào nhà
chăm sóc và trình báo với Trạm kiểm lâm Sông Dinh.
Nhận thấy cu li thuộc nhóm động vật rừng quý, hiếm cần
được bảo vệ và được sự hướng dẫn của cơ quan chức năng,
anh Phan Văn Tú đã tự nguyện đưa cu li đến giao nộp cho
Trạm kiểm lâm Sông Dinh.
Trạm kiểm lâm Sông Dinh đã liên hệ với Ban quản lý
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để làm thủ tục chuyển
giao cá thể cu li trên về trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát
triển sinh vật chăm sóc, nuôi dưỡng và tái thả tự nhiên.
TX
Viện Tim TP.HCM sẽ ngưng nhận máu
trực tiếp từ người hiến máu
Từ ngày 9-6, Viện Tim TP.HCM ngưng việc nhận máu
trực tiếp từ người hiến máu và sẽ giới thiệu sang ngân hàng
máu BV Truyền máu Huyết học TP.HCM theo quy định.
Thông báo trên được Viện Tim TP.HCM phát đi vào chiều
8-6. Theo đó, Viện Tim TP.HCM chỉ vận động hiến máu từ
thân nhân bệnh nhân trong tình huống tối khẩn cấp (lấy máu
tại Viện Tim TP.HCM) khi không thể nhận đáp ứng kịp thời
từ ngân hàng máu.
Trước đó, ngày 6-6, Phó Chủ tịch UBND TP.HCMDương
Anh Đức có chỉ đạo khẩn đề nghị Sở Y tế, Công an TP, Hội
Chữ thập đỏ TP làm rõ thông tin “hút máu tình nguyện viên
hiến máu” được cơ quan báo chí đăng tải; xử lý nghiêm đối
với các tập thể, cá nhân vi phạm (nếu có) và báo cáo thường
trực UBND TP trước ngày 10-6.
TN
Quy định vật dụng cách phòng thi
25 m: Khó cho địa phương?
Nhiều địa phương băn khoăn với quy địnhmới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm2022:
Vật dụng của thí sinh phải để cách phòng thi tối thiểu 25m.
PHI HÙNG
N
gày 8-6, Ban chỉ đạo
cấp quốc gia tổ chức
hội nghị trực tuyến về
công tác tổ chức thi tốt nghiệp
THPT năm 2022.
Giữ ổn định
về phương thức
như năm 2021
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim
Sơn cho biết kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2022 diễn ra vào
các ngày 7 và 8-7. Theo chủ
trương, kỳ thi vẫn giữ ổn
định về phương thức như
năm 2021. “Những phương
thức tổ chức của kỳ thi là cũ
nhưng vẫn cần được quan tâm
làm bài bản, bởi các thí sinh
(TS) năm nay vẫn là mới, phụ
huynh mới” - ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng nhấn mạnh
chỉ còn bốn tuần nữa kỳ thi
sẽ diễn ra, do đó lãnh đạo các
tỉnh lưu ý, phối hợp tối đa cho
các sở GD&ĐT trong việc tổ
chức, tạo điều kiện hỗ trợ cho
học sinh ôn tập, lưu trú, đảm
bảo vấn đề giao thông... để có
sự chuẩn bị tốt nhất.
Cũng tại hội nghị, ông Lê
Mỹ Phong, Phó Cục trưởng
Cục Quản lý chất lượng (Bộ
GD&ĐT), cho biết đơn vị đã
trình lãnh đạo bộ cho phép
không thực hiện việc sửa đổi,
bổ sung quy chế thi (các vấn
đề cần điều chỉnh về kỹ thuật
trong tổ chức kỳ thi năm2022
được bổ sung vào văn bản
hướng dẫn tổ chức kỳ thi)…
Ngoài ra, cục này đã thực
hiện rà soát “ma trận” đề thi
của tất cả 15môn thi, bảo đảm
nội dung đề thi nằm trong
chương trình THPT, chủ yếu
lớp 12. Các nội dung kiến thức
được tinh giản do tác động
của dịch COVID-19 các năm
học 2019-2020, 2020-2021
và 2021-2022 sẽ không đưa
vào đề thi năm nay.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ
Tiếp tục huy động giảng viên đại học
kiểm tra công tác coi thi
Ban chỉ đạo thi cấp quốc gia thành lập năm đoàn công tác
do lãnh đạo bộ làm trưởng đoàn và các thành viên ban chỉ
đạo thực hiện làm việc với ban chỉ đạo các tỉnh và kiểm tra
tại các sở GD&ĐT và hội đồng thi địa phương trong suốt quá
trình chuẩn bị và tổ chức thi.
Kiểm tra công tác coi thi: Thành lập 63 đoàn kiểm tra tại
63 sở GD&ĐT, trưởng đoàn và thành viên là lãnh đạo, cán bộ,
giảng viên các cơ sở giáo dục đại học; mỗi đoàn có ít nhất
hai cơ sở giáo dục đại học tham gia, mỗi điểm thi có một tổ
kiểm tra, mỗi tổ từ hai người trở lên tùy theo số phòng thi tại
điểm thi theo hướng dẫn.
Kiểm tra công tác chấm thi: Thành lập 63 đoàn kiểm tra
của bộ tại 63 sở GD&ĐT; mỗi đoàn từ bốn đến năm người
do Bộ GD&ĐT điều động từ các sở GD&ĐT và các cơ sở giáo
dục đại học.
880.101
là sốTS thi để xét tốt nghiệp và
tuyển sinh đại học, cao đẳng
(87,8%). Số TS chỉ thi để xét
tốt nghiệp là 83.196 (8,3%). Số
TS (đã tốt nghiệpTHPT) chỉ thi
để xét tuyển sinh đại học, cao
đẳng là 39.189 (chiếm 3,9%).
Nhiều địa phương cho rằng quy định các vật dụng của thí sinh phải để cách phòng thi tối thiểu 25m
đang gây khó khăn. Ảnh: PHI HÙNG
Lực lượng chức
năng nhận thấy vẫn
còn tình trạng mua
bán thiết bị ghi âm,
ghi hình tiềm ẩn
yếu tố sử dụng thiết
bị công nghệ cao để
gian lận thi cử.
trưởng Vụ Giáo dục đại học
(Bộ GD&ĐT), thông tin một
số sở GD&ĐT phản ánh có
gặp khó khăn trong việc đăng
ký xét tuyển trực truyến cho
TS tự do, thời gian tới bộ sẽ
mở hệ thống để các em có
thể đăng ký bổ sung, tạo sự
đồng bộ trên cả nước.
Ngoài ra, Vụ Giáo dục đại
học cũng đang xin ý kiến
của lãnh đạo bộ để sớm có
thể ban hành quy chế tuyến
sinh, tài liệu hướng dẫn cho
các trường, địa phương cùng
phối hợp.
Địa phương
loay hoay với
quy định mới
Cũng tại hội nghị, các đại
biểu thảo luận sôi nổi về
quy định mới của kỳ thi tốt
nghiệp THPT năm nay, đó là
các vật dụng của TS phải để
cách phòng thi tối thiểu 25
m. Điều này đã khiến nhiều
địa phương còn băn khoăn
do không đủ điều kiện về cơ
sở vật chất.
Theo Thứ trưởng Nguyễn
Hữu Độ, hiện nay, các thiết
bị công nghệ cao có thể thu
phát sóng trong khoảng 25 m.
Vì vậy, dù thiết bị để ngoài
hành lang vẫn có thể thu phát
tín hiệu trong phòng thi và có
nguy cơ làm lộ đề.
Bà Lê Thị Bích Thuận,
Giám đốc Sở GD&ĐT TP
Đà Nẵng, cho biết TP đã tìm
được giải pháp để khắc phục
khó khăn trong quy định mới
này. Theo đó, với những điểm
thi không đủ quy định 25 m,
sở mượn các trường lân cận
để TS đặt vật dụng.
Tương tự, tỉnh Quảng Trị
cũng yêu cầu các hội đồng
thi chuẩn bị thùng đựng vật
dụng của TS. Các thùng này
sẽ được tập trung về một
điểm cách phòng thi 25 m,
đảm bảo thực hiện đúng quy
định của bộ.
Tuy nhiên, ôngNguyễnVăn
Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT
TP.HCM, cho rằng TP có hơn
86.000 TS dự thi với 3.616
phòng thi ở 158 điểm thi.
Trong đó, có những điểm thi
lên đến 35 phòng thi với gần
800 TS thì quy định trên rất
khó thực hiện.
“Đối với TS ở ngoại thành
sẽ không gặp vấn đề lớn nhưng
ở khu vực nội thành, với số
lượng phòng thi lớn, TS đông,
việc bố trí khu vực để vật dụng
cho các em sẽ không hề đơn
giản. Năm nay, tối thiểu 25
m, năm sau lên đến 50 m thì
chúng ta sẽ ứng phó với tình
huống ấy như thế nào? Quy
định này đã gây khó khăn
rất nhiều cho các hội đồng
thi” - ông Hiếu nói.
Còn theo ông Trần Thế
Cương,GiámđốcSởGD&ĐT
TP Hà Nội, sau mỗi lần kết
thúc môn thi, TS quay lại địa
điểm gửi đồ có thể lấy nhầm
đồ của nhau. Ông Cương
kiến nghị bộ cần có những
giải pháp, hướng dẫn cụ thể
để thực hiện tốt đối với nội
dung trên.
Liên quan vấn đề này, Thiếu
tướng Lê Minh Mạnh, Phó
Cục trưởngCụcAn ninhmạng
và phòng chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao (A05, Bộ
Công an), cho biết qua nắm
bắt tình hình trên không gian
mạng, lực lượng chức năng
nhận thấy vẫn còn tình trạng
mua bán thiết bị ghi âm, ghi
hình tiềm ẩn yếu tố sử dụng
thiết bị công nghê cao để gian
lận thi cử.
Trong kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2021, A05 từng
phát hiện việc sử dụng thiết
bị cao để gian lận thi cử, đã
khởi tố vụ án, khởi tố bị can
đối với một nhóm người về
tội cố ý làm lộ bí mật nhà
nước, trong đó có bị can là
kẻ chủ mưu cầm đầu, hỗ trợ
kỹ thuật cho các TS dự thi.
“Những người cầm đầu đã
lên mạng tìm người giải đề
thi, thành lập một nhóm, rồi
tập hợp các TS có nhu cầu
gian lận. Trước khi thi, TS
được hướng dẫn sử dụng các
thiết bị kỹ lưỡng... Do vậy, Bộ
Công an đã có khuyến nghị để
các vật dụng cách xa phòng
thi tối thiểu 25 m, thậm chí
càng xa càng tốt, bởi những
thiết bị công nghệ ngày càng
tinh vi, hiện đại hơn” - Thiếu
tướng Mạnh nói.•