9
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt kết
luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sau cuộc họp về
phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ,
tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại
TP.HCM (phí hạ tầng cảng biển). Cụ thể, Phó Thủ tướng
kết luận như sau: Luật Phí và lệ phí đã được Quốc hội thông
qua ngày 25-11-2015 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2017.
Theo ý kiến của các bộ, cơ quan, HĐND TP.HCM ban
hành nghị quyết quy định mức phí hạ tầng cảng biển trên
địa bàn TP.HCM để cụ thể hóa pháp luật về phí, lệ phí và
hoàn thiện hệ thống khung pháp lý là đúng thẩm quyền.
Về thời gian, TP.HCM ban hành nghị quyết sau gần năm
năm có Luật Phí và lệ phí là tương đối chậm. Theo ý kiến
của các bộ: Tài chính, GTVT, Công Thương, Tư pháp và
các cơ quan tại cuộc họp, một số nội dung về mức thu, đối
tượng thu phí hạ tầng cảng biển TP.HCM cần lưu ý như:
Việc quy định mức thu phí khác nhau đối với hàng hóa mở
tờ khai tại TP.HCM và hàng hóa mở tờ khai tại địa phương
khác cần bảo đảm nguyên tắc công bằng, minh bạch, bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định Luật
Phí và lệ phí.
Bên cạnh đó là rà soát mức thu của hàng tạm nhập tái
xuất, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu; rà soát sự phù hợp
với các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên. Đồng thời, TP.HCM cần xem xét điều chỉnh
mức thu phí hợp lý đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa
xuất khẩu được vận chuyển bằng đường thủy nội địa theo
Chỉ thị 37 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển
vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện
thủy nội địa.
Phó Thủ tướng đề nghị UBND TP nghiên cứu tiếp thu ý
kiến của các bộ, các cơ quan, sớm trình HĐND TP xem xét
điều chỉnh trong tháng 7-2022. Đồng thời, tăng cường công
tác thông tin, tuyên truyền, giải thích đến doanh nghiệp, hiệp
hội, các cơ quan hữu quan để tạo sự đồng thuận khi thực hiện
thu phí hạ tầng cảng biển TP.HCM...
ĐÀO TRANG
PhóthủtướngđềnghịUBNDTPnghiêncứutiếpthuýkiếncủacácbộ,cơ
quan,sớmtrìnhHĐNDTPxemxétđiềuchỉnhtrongtháng7-2022.Ảnh:CTV
Kết luận của Phó Thủ tướng về thu phí hạ tầng cảng biển ở TP.HCM
Quy hoạch dân số bị phá vỡ
Các chỉ tiêu, định hướng về chương trình phát triển nhà ở tại quận Bình
Tân là rất rõ ràng. Hiện nay, Bình Tân đã được phê duyệt tám đồ án quy
hoạch phân khu 1/2000. Đây sẽ là cơ sở pháp lý rất quan trọng để phát
triển đô thị quận Bình Tân trong thời gian tới. Cùng với đó, đề nghị quận
rà soát kỹ các khu đất quy hoạch DCXDM và ĐHH để kiến nghị giải quyết
quyền lợi hợp pháp cho người dân.
Ngoài vấn đề quy hoạch phân khu thì quy hoạch dân số của quận Bình
Tân cũng bị phá vỡ từ rất sớm. Do đó, việc giải quyết các vấn đề về hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở quận Bình Tân cần phải tính toán kỹ. Bởi khi
các dự án đi vào hoạt động cũng tương ứng với tỉ lệ dân số rất cao và phát
sinh nhiều vấn đề có liên quan.
Ông
NGUYỄNVĂN DŨNG
,
Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM
VIỆTHOA
T
heo thống kê từ các đồ án quy
hoạch phân khu 1/2000, quận
Bình Tân (TP.HCM) có tổng
cộng 155 khu đất đang được quy
hoạch với hai chức năng là đất dân
cư xây dựng mới (DCXDM) và đất
hỗn hợp (ĐHH). Việc giải quyết các
nhu cầu của người dân trong hai
chức năng quy hoạch này hiện rất
hạn chế, ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp về đất đai của người
dân. Nội dung này được rất nhiều
đại biểu HĐND quan tâm tại buổi
giám sát về thực hiện chương trình
phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2025
tại quận Bình Tân.
Cấp phép tạm đất DCXDM
Liên quan đến quy hoạch đất
DCXDM và ĐHH, bà Nguyễn Thị
Thanh Vân, Trưởng ban Đô thị -
HĐND, đề nghị quận Bình Tân cho
biết việc giải quyết quyền lợi của
người dân ra sao, là cấp phép xây
dựng chính thức hay cấp tạm. Người
dân có được chuyển mục đích sử
dụng đất hay không?
Bà Vân cho hay đây là vấn đề
mà HĐND TP rất quan tâm. Trước
đây, HĐND cũng đã có các buổi
khảo sát tại nhiều quận, huyện. Kết
quả là quận, huyện nào có các quy
hoạch này thì đều vướng, không xử
lý được. Việc giải quyết các chính
sách về nhà đất trong hai chức năng
quy hoạch này cũng đang được các
địa phương giải quyết mỗi nơi một
cách, chưa thống nhất. Năm 2018,
HĐND TP cũng đã có các báo cáo,
giám sát và chất vấn UBND TP về
nội dung này. Tuy nhiên, đến nay
vẫn đang là vấn đề chưa được giải
quyết dứt điểm.
Trao đổi cụ thể, ông Nguyễn Văn
Sử, Trưởng phòng Quản lý đô thị
quận, cho biết đối với đất DCXDM,
quận chỉ cấp phép xây dựng tạm cho
người dân. Đồng thời yêu cầu người
dân cam kết không bồi thường về
nhà ở, vật kiến trúc khi Nhà nước
thực hiện quy hoạch.
“Vấn đề này người dân rất bức xúc
bởi họ có đất ở nhưng vẫn phải xây
dựng tạm và không được bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất” - ông Sử
cho hay. Riêng người dân có đất trong
ĐHH thì không được cấp phép xây
dựng, không được tách thửa, chuyển
mục đích sử dụng đất. Theo ông Sử,
hiện nay trên địa bàn quận Bình Tân
có tổng cộng 155 khu đất quy hoạch
đất DCXDM và ĐHH với quy mô
hơn 341 ha.
Giải thích thêm về việc chuyển
mục đích sử dụng đất, ông Lại Phú
Cường, Trưởng phòng TN&MT, cho
biết trong Luật Đất đai không có khái
niệm về đất DCXDM và ĐHH mà
quy định đã là đất ở phù hợp quy
hoạch thì sẽ được chuyển mục đích
sử dụng đất. Đất DCXDM bản chất
là đất ở nên quận Bình Tân vẫn giải
quyết cho người dân chuyển mục
Kiến nghị cấp phép xây
dựng chính thức cho
đất vướng quy hoạch
Quận Bình Tân kiến nghị cấp phép xây dựng chính thức cho hơn
341 ha đất quy hoạch dân cư xây dựngmới và đất hỗn hợp.
đích sử dụng đất trong các đồ án
quy hoạch đã quá ba năm mà chưa
thực hiện. Riêng các đồ án mới quy
hoạch mới thì vẫn chưa giải quyết.
Ngoài ra, Quyết định 60/2017 quy
định về diện tích tối thiểu được tách
thửa trên địa bàn TP cũng nói rõ cấm
tách thửa đối với ĐHH. Vì vậy, hiện
nay Bình Tân cũng không nhận giải
quyết tách thửa trong hai chức năng
quy hoạch này.
Theo quận Bình Tân, Quyết định
60 đã tạo điều kiện cho người dân
phát triển nhà ở từ các khu đất có
diện tích từ 1.000 m
2
đến trên 5.000
m
2
. Từ năm 2017, đối với các khu
đất đủ điều kiện, quận Bình Tân đã
giải quyết được hơn 5.000 nền đất
theo quyết định này. Tuy nhiên, hơn
một năm nay, Sở QH-KT không tiếp
nhận đối với các hồ sơ tách thửa có
hình thành đường giao thông và hạ
tầng kỹ thuật nên quận Bình Tân
cũng tạm ngừng nhận hồ sơ tách thửa
đối với dạng này dù nhu cầu rất lớn.
Kiến nghị cấp phép
xây dựng chính thức
Theo ông Vũ Chí Kiên, Phó Chủ
tịch UBND quận Bình Tân, việc giải
quyết các chính sách về nhà đất cho
người dân trong hai chức năng quy
hoạch nêu trên là vấn đề mà quận
Bình Tân đang gặp vướng mắc lâu
nay. Ông Kiên cho biết đối với các
khu đất trong quy hoạch DCXDMvà
ĐHH chỉ được xây dựng có thời hạn
với quy mô ba tầng và buộc phải cam
kết tháo dỡ công trình, không được
bồi thường vừa ảnh hưởng đến quyền
lợi của người dân, vừa ít nhiều ảnh
hưởng đến diện tích sàn xây dựng
nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quận.
Từ những vấn đề trên, quận Bình
Tân kiến nghị Sở Xây dựng, Sở QH-
KT hướng dẫn thêm cho quận cấp
phép xây dựng chính thức đối với
nhà ở riêng lẻ trong hai chức năng
sử dụng đất nêu trên.
Hiện nay, quận Bình Tân cũng
đã được phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch chung của quận từ 18 đồ án
xuống còn tám đồ án để phù hợp
với thực tế. Ông Kiên cho biết đây
là cơ sở rất quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội quận. “Chúng tôi
đang triển khai các công tác thông
tin tuyên truyền để người dân và
doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện”
- ông Kiên nói.
Ông Kiên cho biết Bình Tân là
quận có diện tích khá lớn, dân số
đông và tăng rất nhanh. Theo dự
báo, quy mô dân số đến năm 2020
là khoảng 550.000 người. Tuy nhiên,
thực tế đến nay đã lên đến 784.000
người. Trong đợt dịch COVID-19,
khi thực hiện chăm lo đời sống an
sinh cho người dân, dân số thống kê
xấp xỉ 1 triệu người, tăng gần gấp
đôi con số dự báo.
Ông Kiên cho rằng dân số đông
(trong đó dân nhập cư chiếm khoảng
50%), nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà
ở cho người thu nhập thấp là rất lớn.
Trong năm năm (2016-2020), diện
tích sàn nhà ở bình quân đầu người
tại quận Bình Tân đều tăng lên. Năm
2016 là 31,76 m
2
/người, ứng với dân
số 689.000 người.
Hiện nay, con số này đã tăng lên
37,11 m
2
/người, tương ứng với dân
số 784.000 người. “Diện tích sàn nhà
ở bình quân đầu người tăng lên đã
góp phần quan trọng vào quá trình
phát triển đô thị quận theo quy hoạch
được duyệt và đáp ứng nhu cầu nhà
ở cho người dân” - ông Kiên nói.•
ÔngNguyễn VănDũng, Phó Chủ tịchHĐNDTP
(giữa)
đề nghị quận Bình Tân rà soát kỹ các vấn đề liên quan đến đất dân cư
xây dựngmới và đất hỗn hợp để kiến nghị giải quyết quyền lợi cho người dân. Ảnh: VH
Việc giải quyết các nhu
cầu của người dân trong
hai chức năng quy hoạch
này hiện rất hạn chế, ảnh
hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp về đất đai
của người dân.