127-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm9-6-2022
bản án hình sự trước đó.
Phần dân sự bị tuyên hủy
Theo bản án hình sự phúc thẩm
năm 2014, TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo
Lê Tuấn Kiệt ba năm tù, Đinh
Hoàng Minh ba năm tù treo cùng
về tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng và hủy một
phần bản án sơ thẩm về tội tham
ô tài sản đối với bị cáo Kiệt để
điều tra lại.
Ngoài ra, bản án phúc thẩm còn
tuyên hủy phần dân sự của bản
án sơ thẩm về nội dung kiến nghị
UBND quận Bình Thủy thu hồi, hủy
việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (GCN QSDĐ) cho bà
HTTH hai căn nhà, để giao lại cho
hai ông PHĐ và NTT, đồng thời
“giao hồ sơ cho TANDTPCần Thơ
giải quyết lại nội dung này của vụ
án theo thủ tục chung và theo quy
định của pháp luật”.
Trước đó, theo cáo trạng, vào
năm 2010, hai ông PHĐ và NTT
được vợ chồng NTKS cấn trừ nợ
cho mỗi người một căn nhà tại quận
Bình Thủy, TP Cần Thơ. Các bên
đã làm hợp đồng chuyển nhượng
tại phòng công chứng.
Cùng thời gian này, bản án dân
sự phúc thẩm mà NTKS là bị đơn
đã tuyên NTKS có trách nhiệm trả
cho bà HTTH 4,7 tỉ đồng.
Trong quá trình THA, Lê Tuấn
Kiệt (khi đó là chi cục trưởng Chi
cục THADS quận Bình Thủy) và
Đinh Hoàng Minh (chấp hành viên)
đã không tuân thủ đúng các quy
định như không kiểm tra giấy tờ
liên quan chứng minh QSDĐ, ký
công văn đề nghị cấp GCN QSDĐ
cho bà HTTH hai căn nhà mà trước
đó đã được NTKS chuyển nhượng
cho hai ông PHĐ và NTT… gây
thiệt hại cho hai ông này.
Tòa, viện bất đồng
quan điểm
Năm2016,VKSNDTốicaochuyển
toàn bộ hồ sơ vụ án về TAND TP
Cần Thơ để giải quyết phần dân sự
của vụ án hình sự theo quyết định
của bản án phúc thẩm.
Đến năm 2017, các nguyên đơn
nêu trên có đơn yêu cầu, rồi đơn khởi
kiện Chi cục THADS quận Bình
Thủy, ông Kiệt, ông Minh để đòi lại
tài sản là hai căn nhà, bồi thường
thiệt hại và hủy quyết định cá biệt.
Năm 2018, Tòa Dân sự TAND TP
Cần Thơ thụ lý vụ án trên.
Khi vụ án được đưa ra xét xử mới
đây, trong phần nêu ý kiến giải quyết
NHẪNNAM
M
ới đây, TAND TP Cần Thơ
đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ
kiện đòi tài sản, bồi thường
thiệt hại và hủy quyết định cá biệt
giữa nguyên đơn là các ông bà PHĐ,
NTT, DTLH và bị đơn là Chi cục
Thi hành án dân sự (THADS) quận
Bình Thủy, TP Cần Thơ cùng hai
cá nhân khác.
Được biết đây là phiên tòa giải
quyết lại phần dân sự bị TAND Cấp
cao tại TP.HCM tuyên hủy trong
Phần dân sự
bị hủy
của bản án
hình sự:
Tòa nào xử?
Đại diện VKS cho rằng phần dân sự bị
hủy trong vụ án hình sự phải do tòa hình
sự thụ lý theo pháp luật tố tụng hình sự
nhưng HĐXX cho rằng không cần thiết.
vụ án, đại diệnVKSNDTPCần Thơ
cho rằng đây là phần dân sự trong
vụ án hình sự nên phải áp dụng pháp
luật tố tụng hình sự (TTHS) để thụ
lý giải quyết mới đúng.
Theo đại diện VKS, nguyên đơn
khởi kiện xuất phát từ hành vi
trái pháp luật của các ông Kiệt và
Minh. Bản án phúc thẩm năm 2014
của TAND Cấp cao tại TP.HCM
hủy một phần nội dung bản án sơ
thẩm về trách nhiệm dân sự để
giải quyết lại.
Đại diện VKS cho rằng trong
suốt quá trình TTHS không tách
phần dân sự ra để giải quyết riêng
nên yêu cầu của nguyên đơn trong
trường hợp này phải áp dụng pháp
luật TTHS.
Năm 2020, VKSND TPCần Thơ
đã có văn bản gửi tòa dân sự đề
nghị chuyển hồ sơ cho tòa hình sự
giải quyết. “Nay tiếp tục đề nghị
HĐXX áp dụng pháp luật TTHS
để giải quyết vụ án mới đúng” - đại
diện VKS nói.
Tuy nhiên, trong phần tuyên án,
HĐXX cho rằng ý kiến của VKS là
không cần thiết vì phần xử lý dân
sự trong vụ án hình sự vẫn phải
tuân theo Bộ luật Tố tụng dân sự.•
VKS nêu hướng dẫn của TAND Tối cao
Ngoài những lý lẽ trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, trong văn bản của
VKSNDTP CầnThơ gửiTòa Dân sựTANDTP CầnThơ còn cho biết:Tại Công
văn 121/2003 củaTANDTối cao có quy định đối với vụ án hình sự sơ thẩm
bị cấp phúc thẩm hủy phần dân sự để xét xử lại từ cấp sơ thẩm, khi nhận
lại hồ sơ vụ án thì phải vào sổ thụ lý loại vụ án hình sự.
Tuy tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự nhưng chỉ xử về phần
dân sự và để bảo đảm sự thống nhất trong các trường hợp, sự bình đẳng
giữa các đương sự, mặc dù mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự nhưng
được tiến hành như phiên tòa dân sự theo quy định của pháp luật TTHS.
VKS cho rằng trong suốt
quá trình TTHS không
tách phần dân sự để giải
quyết riêng thì khi giải
quyết lại phần dân sự bị
hủy phải áp dụng pháp
luật TTHS.
ĐắkLắk: 5giáo viên tiếp tục thắngkiệnUBNDhuyện
Chiều 8-6, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên xét xử phúc
thẩm vụ tranh chấp hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà
nguyên đơn là năm thầy cô giáo yêu cầu Trường THCS
Nguyễn Thị Minh Khai và UBND huyện Krông Pắk (Đắk
Lắk) liên đới bồi thường tổng cộng hơn 1,5 tỉ đồng.
Trong phiên tòa lần này, người đại diện cho UBND
huyện Krông Pắk có đơn xin xét xử vắng mặt. Còn phía
nguyên đơn, ông Nguyễn Ánh Dương (36 tuổi) đại diện
cho các giáo viên.
Sau khi xem xét các tình tiết vụ án, HĐXX TAND tỉnh
Đắk Lắk đã bác kháng cáo của phía bị đơn và tuyên y án
sơ thẩm.Trước đó, hồi giữa tháng 1, TAND huyện Krông
Pắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án này.
Theo đó, tòa tuyên chấp nhận một phần đơn khởi kiện
của các giáo viên, tuyên buộc UBND huyện Krông Pắk và
Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai liên đới chi trả cho
năm giáo viên này số tiền hơn 1,2 tỉ đồng.
Cụ thể, chi trả cho ông Nguyễn Ánh Dương số tiền hơn
317 triệu đồng; ông Nguyễn Tuấn Anh (34 tuổi), bà Trịnh
Thị Bích Hạnh (33 tuổi) và Hdim Niê K’dăm (32 tuổi)
mỗi người gần 239 triệu đồng; ông Lương Văn Chinh (36
tuổi) gần 220 triệu đồng.
Các khoản tiền mà HĐXX tuyên buộc phải chi trả trên
bao gồm tiền lương chi trả trong khoảng thời gian không
được bố trí giảng dạy, tiền bảo hiểm xã hội, không báo
trước việc chấm dứt HĐLĐ…
Tòa buộc phía bị kiện phải đóng bảo hiểm xã hội cho
năm giáo viên này kể từ khi chấm dứt HĐLĐ đến ngày
mở phiên tòa sơ thẩm (12-1).
Ngoài ra, UBND huyện Krông Pắk và Trường THCS
Nguyễn Thị Minh Khai cũng buộc phải liên đới thanh
toán tiền lãi suất cho các giáo viên.
Theo nội dung vụ kiện, ngày 17-10-2013, Chủ tịch UBND
huyện Krông Pắk Nguyễn Sỹ Kỷ (khi đó) ký quyết định về
việc giao kết HĐLĐ đối với ông Dương để bố trí giảng dạy
tại Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai; kinh phí được chi
trả từ nguồn ngân sách nhà nước giao trong chỉ tiêu biên chế.
Trên cơ sở này, đầu tháng 11-2013, người đại diện theo
pháp luật của trường này là ông Nguyễn Khắc Thành đã
ký HĐLĐ với ông Dương.
Thế nhưng đầu năm 2017, Trường Nguyễn Thị Minh
Khai bất ngờ không phân công ông Dương đứng lớp,
không trả lương, cũng không cho ông nghỉ việc. Bốn giáo
viên còn lại cũng bị tình trạng tương tự.
Tại tòa, ông Dương nói rằng các thầy cô giáo đều được
UBND huyện Krông Pắk ký quyết định tuyển dụng từ
năm 2013 đến 2015. Sau đó, cả năm thầy cô giáo được nhà
trường ký HĐLĐ không xác định thời hạn, không vi phạm
kỷ luật, có nhiều bằng khen trong suốt quá trình công tác...
Chiều 20-1-2017, nhà trường mời 22 thầy cô giáo dạy
hợp đồng lên ký lại hợp đồng thời vụ và mỗi người chỉ
còn được nhận hơn 1 triệu đồng/tháng. Ông Dương cùng
bốn đồng nghiệp không chấp nhận và bị trường đơn
phương chấm dứt hợp đồng từ tháng 8-2017.
Từ đó, những giáo viên này đã làm đơn khởi kiện nhà
trường và UBND huyện Krông Pắk.
Trước đó, trao đổi với PV liên quan đến nguồn kinh phí
để chi trả cho các giáo viên thắng kiện, bà Ngô Thị Minh
Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, cho biết
quan điểm của huyện là thực hiện nghiêm bản án của tòa.
Theo bà Trinh, riêng đối với quyết định của tòa liên
quan đến trách nhiệm của phía nhà trường và một phần
liên quan đến UBND huyện Krông Pắk, huyện yêu cầu
nhà trường phải có báo cáo, làm rõ sự việc theo nguyên
tắc cá nhân, tổ chức nào không thực hiện đúng pháp luật
thì phải chịu trách nhiệm.
“Về nguồn kinh phí, lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk
sẽ họp và cùng với các cơ quan chuyên môn làm việc mới
có kết quả cụ thể. Quan điểm của UBND huyện là thực
hiện nghiêm bản án của tòa, khi nào có kết quả sớm nhất
thì chúng tôi sẽ thông tin đến báo chí” - bà Trinh cho biết.
H.TRƯỜNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook