16
Quốc tế -
ThứNăm9-6-2022
Lạm phát toàn cầu có thể
đã chạm đỉnh, sẽ bắt đầu giảm
Nhiều chỉ dấu quan trọng trên thị trường toàn cầu cho thấy lạmphát đã đạt đỉnh và bắt đầu đi xuống,
khả năng giá cả tiêu dùng sẽ giảm.
VĨ CƯỜNG
H
ãng tin
Bloomberg
mới
đây cho rằng kinh tế
toàn cầu đã xuất hiện
một số dấu hiệu liên quan
đến nguồn cung cho thấy tình
trạng lạm phát đã đạt đỉnh và
đang bắt đầu đảo chiều, đồng
nghĩa với việc giá cả hàng
hóa tiêu dùng có thể giảm
xuống trong thời gian tới.
Giá giảm ở nhiều mặt
hàng quan trọng
Cụ thể, dấu hiệu thứ nhất
nằmở giá chip bán dẫn - thước
đo chi phí một loạt sản phẩm
điện tử thành phẩm như máy
tính xách tay, máy rửa bát,
bóng đèn LED và thiết bị y
tế - hiện tại chỉ bằng một nửa
so với thời điểm tháng 7-2018
và thấp hơn 14% so với giai
đoạn giữa năm ngoái. Cước
vận chuyển container - chiếm
một phần không nhỏ trong cơ
cấu giá thành các sản phẩm
may mặc tại Chicago, vật
dụng xa xỉ tại Singapore hoặc
đồ nội thất tại châu Âu, cũng
giảm 26% kể từ tháng 9 năm
ngoái, thời điểm giá cước vận
tải đạt đỉnh lịch sử.
Tiếp theo, giá phân bón
tại Bắc Mỹ hiện đang thấp
hơn 24% so với thời điểm
tháng 3 năm nay. Đây là chỉ
số thường được sử dụng để
đo lường mức độ lạm phát
lương thực toàn cầu.
Cuối cùng, tại Trung Quốc,
nơi đặt chuỗi gia công và sản
xuất của rất nhiềudoanhnghiệp
thế giới, chỉ số giá sản xuất
(PPI) tại nước này đã đạt đỉnh
vào cuối năm 2021 và đang
trong xu hướng giảm. Nhiều
chuyên gia kinh tế dự báo chỉ
số giá xuất xưởng tháng 5 tại
nước này tăng 6,5%, thấp hơn
1,5% so với tháng trước đó.
“Ít nhất đây cũng là những
dấu hiệu cho thấy chúng ta có
thể không cách quá xa bước
ngoặt và trong tương lai lạm
phát sẽ giảm” - trưởng bộ
phận nghiên cứu châu Á tại
công ty tài chínhAustralia &
NewZealand Banking Group
(Singapore) - ôngKhoonGoh
nhận định.
Chuyên gia này cho biết
thêm một khi lạm phát giá
hàng hóa nhập khẩu trên toàn
cầu giảm xuống thì cước vận
tải sẽ thấp hơn và thời gian
giao hàng nhanh hơn. Nhiều
nút thắt chuỗi cung ứng sẽ
được gỡ bỏ, tạo điều kiện để
giá cả hàng hóa nội địa lẫn
nước ngoài có thể cùng giảm
vào cuối năm nay.
Chưa thể hết lo
Dù vậy,
Bloomberg
cũng
nêu rõ rằng các diễn biến nói
trên xảy ra trong bối cảnh
chung là lạm phát ở một số
khu vực vẫn đang ởmức đáng
lo ngại. Lạm phát tại châu Âu
gần đây đã vượt ngưỡng 8%,
lạm phát tháng 5 ở Mỹ được
dự báo sẽ cao tương đương
tháng trước đó, trong khi châu
Á tiếp tục đối mặt tình trạng
giá cả leo thang.
Hiện các ngân hàng trung
ương đang nỗ lực kiểm soát
tình hình và tăng lãi suất để
kìmhãm lạmphát. Tuy nhiên,
người tiêu dùng cần phải chờ
đợi thêm một khoảng thời
gian trước khi giá cả hàng
hóa giảmxuống.Một số chuỗi
bán lẻ khổng lồ nhưWalmart
vẫn đang vật lộn với việc giải
Một phụ nữmua đồ tiêu dùng ởmột cửa hàng bán lẻ tại TP San Jose thuộc bang California, Mỹ
hồi tháng 4. Ảnh: REUTERS
Rủi ro xảy ra khủng hoảng y tế toàn cầu
tiếp theo
Ngày 7-6, ông Peter Sands, Giám đốc điều hành của
Quỹ toàn cầu chống lại bệnh AIDS, lao và sốt rét, cho biết
tình trạng thiếu lương thực ngày càng tăng có thể gây ra
mối đe dọa sức khỏe tương tự đại dịch COVID-19, hãng
Reuters
đưa tin.
“Tình trạng thiếu lương thực xảy ra theo hai cách. Một
là chúng ta thực sự chết đói. Hai là nhiều người không
được chăm sóc đầy đủ và điều đó khiến họ dễ mắc các
bệnh hiện có hơn” - ông Sands nói.
“Nó không được xác định rõ ràng như một số mầm bệnh
mới xuất hiện với các triệu chứng đặc biệt. Tuy nhiên, nó
cũng có thể gây chết người. Để cải thiện khả năng chuẩn bị
cho đại dịch, mọi người không nên mắc một sai lầm kinh
điển là chỉ quan tâm bản thân mình” - ông nói thêm, đồng
thời đề xuất thế giới nên đầu tư vào hệ thống y tế để giúp
chuẩn bị đối phó tình trạng thiếu lương thực.
PHẠM KỲ
Mỹ: Triều Tiên có thể tiếp tục phóng
tên lửa
Hãng
Reuters
dẫn lời đặc phái viên của Mỹ về Triều
Tiên - ông Sung Kim ngày 7-6 cảnh báo rằng Triều Tiên
có thể thử hạt nhân lần thứ bảy vào “bất cứ lúc nào”. Vị
đặc phái viên lưu ý rằng Triều Tiên trong ngày 5-6 đã
phóng thử tám tên lửa đạn đạo từ nhiều vùng khác nhau,
số lượng nhiều nhất trong một ngày. “Triều Tiên đã phóng
31 quả tên lửa đạn đạo trong năm 2022, vượt mức kỷ lục
25 quả trong năm 2019” - ông Kim nói thêm.
Đặc phái viên của Mỹ nhắc lại sự sẵn sàng của
Washington trong việc can dự ngoại giao với Triều Tiên và
giải quyết các vấn đề mà Bình Nhưỡng quan tâm. Tuy nhiên,
ông Kim lưu ý rằng Triều Tiên không phản hồi các đề nghị
của Mỹ và tỏ ra không quan tâm việc nối lại đàm phán.
Theo
Reuters
, ông Kim không cung cấp chi tiết về việc
Mỹ và các đồng minh sẽ thực hiện các biện pháp cụ thể
nào, song vị đặc phái viên kỳ vọng sẽ có một cách tiếp cận
giải quyết từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ông nói rằng rất “đáng tiếc” khi Trung Quốc và Nga đã
phủ quyết một dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất bỏ phiếu
tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc áp đặt các
biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Triều Tiên, do
Bình Nhưỡng liên tiếp thử tên lửa đạn đạo trong thời gian
gần đây. “Một trong những mối quan tâm là khi Triều Tiên
thấy rằng hội đồng không thể cùng nhau phản ứng thì trên
thực tế, họ có thể có các hành động khiêu khích hơn nữa”
- ông Kim nói.
Trước đó, Hàn Quốc và Mỹ hôm 7-6 đã tập trận chung phô
diễn sức mạnh không quân phối hợp trên biển Hoàng Hải.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Thứ trưởng
Ngoại giao Mỹ - bà Wendy Sherman đang có chuyến
thăm Hàn Quốc và đã cảnh báo về các biện pháp đáp trả
“mạnh mẽ và nhanh chóng” nếu Triều Tiên thử hạt nhân.
PHẠM KỲ
WB giảm triển vọng tăng trưởng
kinh tế toàn cầu
Theo hãng tin
AP
, báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu
(Global Economic Prospects) mới nhất củaNgân hàngThế
giới (WB) cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng
2,9% trong nămnay, giảmmạnh so với mức tăng 5,7%đạt
đượcvàonăm2021.Mứcdựbáonàycũngthấphơn1,2%so
với triển vọng tăng trưởng4,1%màWBđưa ra hồi tháng1.
Cũngtheobáocáo,tăngtrưởngtoàncầusẽduytrìquanh
ngưỡng dự báo nói trên cho tới hết năm 2023 và 2024,
trongkhilạmphátsẽtiếptụccaohơnmụctiêuởnhiềunền
kinh tế. Điều này đồng nghĩa thế giới sẽ ở trong tình trạng
“stagflation”- đượcđịnhnghĩabởi tăng trưởng ì ạchvà lạm
phát cao,“cơn ácmộng”từng xảy ra vào những năm1970.
Cuộc xungđột Nga - Ukraine kéo theo sự leo thang của
giá hàng hóa cơ bản càng làm trầm trọng thêm những
thiệt hại mà đại dịch COVID-19 gây ra cho nền kinh tế
toàn cầu. WB cho rằng kinh tế thế giới đang bước vào
“một thời kỳ kéo dài với tăng trưởng kém và lạm phát
duy trì ở mức cao”.
“Chiến tranh ở Ukraine, phong tỏa ởTrung Quốc, gián
đoạn chuỗi cung ứng và rủi ro “stagflation” đang gây
tổn thất cho tăng trưởng. Đối với nhiều quốc gia, suy
thoái sẽ là chuyện khó tránh khỏi” - Chủ tịch WB David
Malpass nhận định.
Tôi nghĩ thế giới sẽ nhanh
chóngchuyểntừlạmphátkỷlục
sanggiảmphát.Giáhànghóasẽ
giảm.Chúngvẫnởmứccaonhất
mọi thời đại nhưng không có
khả năng tiếp tục tăng. Dù vậy,
giảmmạnhnhưthếnàovẫnphụ
thuộc vào tốc độ tăng trưởng
tiềm năng toàn cầu vốn đang
suy yếu do đại dịch COVID-19
và tình hình ở Ukraine.
Chuyên gia
TAKAHIDEKIUCHI
,Viện
Nghiên cứu kinh tế Nomura (Nhật)
Họ đã nói
Ít nhất đây cũng là
những dấu hiệu cho
thấy chúng ta có thể
không cách quá xa
bước ngoặt và trong
tương lai lạm phát
sẽ giảm.
phóng hàng tồn kho, do người
mua sắm kém nhiệt tình hơn
khi giá cả tăng cao.
Theo cuộc thăm dò mới
đây do tờ
The Wall Street
Journal
và tổ chức NORC
thuộc ĐHChicago (Mỹ) thực
hiện, khoảng 83% người Mỹ
được hỏi cho biết tình trạng
nền kinh tế kém hoặc không
quá tốt. Đây là mức độ không
hài lòng cao nhất kể từ năm
1972, khi NORC - một trong
những tổ chức nghiên cứu
độc lập lớn nhất ở Mỹ bắt
đầu thực hiện thăm dò.
Bên cạnh đó, giá dầu - một
yếu tố quan trọng khác ảnh
hưởng đến lạm phát được
dự báo sẽ vẫn cao. Hôm 6-6,
hãng tin
Reuters
cho hay tổ
chức nghiên cứu kinh tế Citi
Research (Mỹ) thậm chí còn
nâng dự báo giá nhiên liệu
này, do nguồn cung bổ sung
từ Iran bị trì hoãn khiến thị
trường tiếp tục căng thẳng.
Cụ thể, Citi Research đã nâng
dự báo giá dầu Brent trong
quý II thêm 14 USD, lên 113
USD/thùng. Giá quý III và IV
cũng tăng thêm 12 USD, lên
lần lượt 99 USD và 85 USD
mỗi thùng. Tổ chức này ước
tính giá dầu Brent đạt trung
bình 75 USD/thùng vào năm
2023, cao hơn 16 USD so với
dự báo trước đó.•
Giámđốc điều hành củaQuỹ toàn cầu chống lại bệnhAIDS, lao và
sốt rét Peter Sands. Ảnh: WEFORUM