127-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm9-6-2022
Taxi truyền thống cũng thiếu hụt tài xế
ÔngTạ LongHỷ,TổnggiámđốcCông tyCPÁnhDươngViệtNam(Vinasun),
cho biết hãng đang thiếu tài xế trầm trọng. Một số lượng lớn tài xế đã nghỉ
việc từmùa dịch cho tới nay. HiệnVinasun đang tích cực tuyển tài xế để bù
đắp khoảng thiếu hụt này, song vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Hiện hãng mới chỉ bù đắp được thêm hơn 500 tài xế.
HiệnVinasun có 1.300 xe nhưng có khoảng 500 xe không có tài xế (40%).
Việc thiếu tài xế khiến hãng chỉ phục vụ được 60%-70% nhu cầu từ tổng
đài và đặt qua ứng dụng của hãng.
Một khách hàng khác là chị Thanh
Hoa (quận Tân Phú) cũng thông tin:
“Gần đây, khoảng 20 giờ trên địa
bàn quận 1, tôi cần di chuyển quãng
đường khoảng 0,5 km nhưng do đi
giày cao gót, không đi bộ được nên
muốn đặt xe. Trước đây đặt cuốc là
có ngay mà lần này tôi chọn từ xe
máy đến ô tô đều không có. Cuối
cùng tôi đành phải cuốc bộ tới điểm
hẹn”. Do quá khó đặt xe nên nhiều
người cho biết đang dần bỏ dùng
dịch vụ này.
Lý giải về cái khó của tài xế, anh
Nguyễn Văn Cường (quận Bình
Thạnh) cho biết giá xăng dầu tăng
liên tiếp nhiều lần, tài xế đang phải
chịu nhiều thiệt thòi. “Sau khi chiết
khấu, thu nhập thực thu của tài xế
giảmhẳn, thực sự không còn ứng phó
nổi với tình hình” - anh Cường nói.
Do nhu cầu đi lại
tăng cao?
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
đại diện ứng dụng đặt xe Be cho
biết hiện nay do nhu cầu đi lại, vận
chuyển của người dân tăng cao. Trong
tháng 4, 5 vừa qua, Be đã có những
thời điểm đạt số chuyến đi kỷ lục
kể từ khi bắt đầu cung cấp dịch vụ
từ năm 2018. Do đó sẽ không tránh
khỏi có thời điểm khách hàng khó
tìm được xe.
“Để hỗ trợ các bác tài yên tâmcung
cấp dịch vụ, chúng tôi luôn bổ sung
nâng mức các chương trình hỗ trợ
thu nhập cho tài xế. Đồng thời mở
rộng phát triển mạnh thêm các dịch
vụ như giao hàng, giao đồ ăn để tài
xế có thêm thu nhập” - đại diện Be
cho biết.
Với việc điều chỉnh giá cước, Be
cho biết tùy thuộc vào hoạt động
kinh doanh từng giai đoạn cụ thể,
Be sẽ thông báo đến khách hàng,
tài xế khi có điều chỉnh.
Tương tự, Gojek Việt Nam cho
biết hãng ghi nhận từ đầu năm đến
nay nhu cầu đi lại của người dân
liên tục tăng. Một số khung giờ cao
điểm, nhu cầu người dùng tăng cao
đột biến, gây nên sự mất cân bằng
cung - cầu.
Gojek đang theo dõi biến động thị
trường để có giải pháp điều chỉnh
mức giá cũng như phân bổ nguồn
cung phù hợp. Gojek luôn khuyến
khích đối tác tài xế hoàn thành tốt
các đơn hàng, duy trì hiệu suất để
đạt được doanh thu tốt nhất và đảm
bảo phục vụ người dùng.
Việc các đối tác hoạt động ổn định
THÁI NGUYÊN
Biết là khu vực sân bay Tân
Sơn Nhất rất khó đặt xe nên vừa
xuống máy bay tôi đã đặt ngay.
Thế nhưng từ xe công nghệ đến taxi
truyền thống tôi đều thử mà không
nhận được bất kỳ cuốc xe nào, thật
khó hiểu. Loay hoay hơn 30 phút,
tôi đành phải đi xe ôm truyền thống
với mức giá hơn 250.000 đồng cho
quãng đường 16 km về khu vực Lã
Xuân Oai, TP Thủ Đức. Việc đặt xe
từ sân bay quá khó khăn, gây nhiều
bất tiện và ảnh hưởng tới hình ảnh
một sân bay quốc tế” - chị Tống Thị
Phương kể lại.
Người dùng nản, không
muốn đặt xe công nghệ
Chị Phương cho biết trước đây
với xe công nghệ chỉ cần đặt là có.
Thậm chí giờ cao điểm cũng chỉ
mất 3-5 phút là tìm được tài xế. Thế
nhưng gần đây khách hàng tìm đỏ
mắt không có xe.
“Sắp tới, gia đình tôi từ quê vào
TP.HCM. Tôi không thể đặt xe công
nghệ nên buộc phải thuê xe hợp đồng
lênsânbayđón.Dùmất thời gianchuẩn
bị song vẫn chủ động hơn việc phải
chờ đợi ở sân bay” - chị Phương nói.
Tương tự, chị Đỗ Thùy Vân (quận
4) cũng bức xúc vì gần đây đặt xe
công nghệ năm, bảy lần vẫn không
được. Sau 30 phút có xe thì khách…
hoảng hồn vì giá cước cao ngất trời:
285.000 đồng cho đoạn đường 8
km. Cùng nỗi bức xúc, chị Nguyễn
Dung (quận Tân Bình) cũng chia sẻ
về khó khăn khi tìm xe công nghệ.
Mới đây nhất, chị đặt xe đi từ quận
Tân Bình đến quận 7 thì được báo
giá cước gần 500.000 đồng cho 13
km. Đặt lại nhiều lần giá vẫn không
giảm, cuối cùng chị Dung chọn taxi
truyền thống với cước phí khoảng
300.000 đồng.
Kháchhàng
chobiếtphải
đợikhálâu
mớiđặtđược
xecôngnghệ.
Ảnh:CTV
Đỏ mắt tìm tài xế xe công nghệ
ở TP.HCM
Mất 15 phút, thậm chí nửa giờ đồng hồmà vẫn không đặt được xe công nghệ dù không phải là giờ cao điểm
là thực trạng chung ở TP.HCM.
đóng vai trò quan trọng trong việc
cân bằng cung - cầu, từ đó giúp ổn
định giá cước cho người dùng cũng
như tránh ảnh hưởng đến khả năng
nhận đơn hàng mới của đối tác tài
xế. Trước cơn “khát” tài xế, Gojek
liên tục tuyển dụng mới, áp dụng
nhiều chính sách hỗ trợ để tăng
cường nguồn cung. Từ sau tết đến
nay, nguồn cung tài xế của Gojek
vẫn duy trì ở mức ổn định.
Trong khi đó, trước câu hỏi về
nguyên nhân khiến giá cước tăng cao
và khách hàng khó đặt xe dù là giờ
thấp điểm, đại diện Grab Việt Nam
chỉ cho biết do nhu cầu di chuyển
tăng cao nên ở một số thời điểm, tại
một số khu vực sẽ xảy ra hiện tượng
trên. Hãng đang triển khai một số
chương trình thưởng hấp dẫn như
chương trình thưởng ngọc; chương
trình thưởng đối với chuyến xe có
điểm đón khách xa; chương trình
thưởng khi hoàn thành chuyến xe
GrabCar trong khung giờ cao điểm...
để khuyến khích đối tác tài xế tích
cực hoạt động hơn.
Song song đó, Grab sẽ tiếp tục theo
dõi biến động của thị trường để có
thể thực hiện những chương trình
phù hợp trên cơ sở cân bằng lợi ích
cho đối tác tài xế và người dùng. Đối
với người dùng, Grab đang tích cực
triển khai các chương trình khuyến
mãi để người dùng sử dụng dịch vụ
tiết kiệm hơn, từ đó có thể mang đến
nhiều chuyến xe hơn cho đối tác.•
TP.HCM: Nghiên cứu sử dụng xe buýt điện cho tuyến BRT số 1
“Sau khi chiết khấu,
thu nhập thực thu của
tài xế giảm hẳn, thực sự
không còn ứng phó nổi với
tình hình.”
Đó là nội dung trong buổi hội thảo về phương án xe buýt
điện cho tuyến BRT số 1, dự án phát triển giao thông xanh
TP.HCM, do Sở GTVT TP.HCM tổ chức sáng 8-6.
Ông Shige Sakaki, chuyên gia điều phối chương trình giao
thông tại Việt Nam (Ngân hàng Thế giới), cho biết dự án BRT
số 1 lúc đầu dự kiến sử dụng xe buýt CNG để hoạt động trên
tuyến. Tuy nhiên, hiện xe buýt đang là phương án rất khả thi.
Theo ông Shige Sakaki, xe buýt điện là phương tiện rất
hấp dẫn với người dân và phương án này cũng có thể sử
dụng cho BRT. Hiện nhiều TP trên thế giới đang thí điểm
hoặc đã đưa vào sử dụng xe buýt điện. Tuy vậy, việc lựa
chọn phương án xe buýt điện cũng có nhiều vấn đề cần cân
nhắc bởi các chuyên gia không chắc chắn đây có phải là
công nghệ chính trong 5-10 năm tới hay không.
Trong hội thảo, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở
GTVT TP.HCM, cho biết TP có đề án phát triển giao thông
công cộng đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu là phát triển
bền vững, ưu tiên hướng tới sử dụng phương tiện và năng
lượng sạch - năng lượng tái tạo.
TP.HCM cũng đã phát triển xe buýt CNG trong khoảng 10
năm qua và hiện chiếm khoảng 20% số lượng xe buýt. Việc
cần lựa chọn phương tiện cho tuyến BRT nói riêng cũng như
xe buýt của TP nói chung trong thời gian tới là rất cần thiết.
Tại hội thảo, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã
chia sẻ chuyên môn về công nghệ xe buýt điện và các thông
tin chuyên sâu cho việc lựa chọn giữa xe buýt CNG và xe
buýt điện.
Các chuyên gia phân tích những ảnh hưởng khác nhau
giữa xe buýt điện và xe buýt CNG về nhiều mặt như lượng
phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, chi phí đầu tư và
vận hành, kế hoạch khai thác BRT…
Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ có sáu tuyến BRT với tổng
chiều dài khoảng 100 km, trong đó tuyến BRT số 1 là tuyến
đầu tiên được triển khai. Theo quy hoạch ban đầu, tuyến
BRT số 1 được sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG).
Thời gian gần đây, TP.HCM và các tổ chức cũng đã quan
tâm nhiều hơn về việc phát triển xe điện. Các chuyên gia
cũng nhận định phát triển xe điện là một xu hướng không
thể cưỡng lại được. Theo đó, nhiều tổ chức cũng đưa ra lộ
trình sử dụng phát triển xe điện, hạn chế xe sử dụng động
cơ đốt trong; xây dựng lộ trình hạn chế xe cá nhân và ngưng
cấp phép cho các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong.
ĐÀO TRANG
XebuýtđiệnđanglàphươngánrấtkhảthitạiTP.HCM.Ảnh:ĐÀOTRANG
Dự án giao thông xanh TP.HCM do Ngân hàng Thế giới
tài trợ, xây dựng hành lang tuyến xe buýt nhanh (BRT) số 1
dài 23 km. Hành lang kéo dài từ An Lạc (quận Bình Tân) đến
Rạch Chiếc (TP Thủ Đức) là một phần trong quy hoạch tổng
thể phát triển giao thông công cộng của TP đến năm 2025.
Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook