5
Thời sự -
ThứNăm9-6-2022
TP.HCM tìm hướng gỡ thủ tục
đầu tư vào Khu công nghệ cao
Các thủ tục hành chính về người lao động được giải quyết ngay trong ngày nhưng các thủ tục liên quan
đất đai, dự án thì vẫn vướng.
Số hồ sơ trễ hạn
chủ yếu là các hồ sơ
trong lĩnh vực đầu
tư vì phải chờ xin
ý kiến của các bộ,
ngành.
Người lao động được tư vấn và hỗ trợ làmthủ tục trong ngày tại
ngày hội cải cách hành chính diễn ra vào sáng 8-6. Ảnh: TT
359
hồ sơ trực tiếp và trực tuyến
được giải quyết từ ngày 15-5
đến nay. Có bốn hồ sơ trễ hạn,
chủ yếu là các hồ sơ trong lĩnh
vựcđầu tưvì phải chờxinýkiến
của các bộ, ngành.
Đất đã có chủ, để trống vì vướng thủ tục
Tại tọa đàm, đại diện các sở, ngành đã giải đáp thắc mắc
trực tiếp chodoanhnghiệp. ÔngNguyễnAnhThi,TrưởngBan
quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, cho biết đến nay ban
quản lý cơ bản đã cấp phép và giao 95% đất thương phẩm
trong Khu công nghệ cao cho doanh nghiệp.
“Nhiều nơi trong khu công nghiệp còn đất trống nhưng
thật ra là đất đã có chủ. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là việc triển khai dự án của doanh nghiệp
bị chậm do vướng rất nhiều thủ tục” - ông Thi thông tin.
Theo ông Thi, sau ngày hội và cuộc tọa đàm này, phía ban
quản lý sẽ thammưu cho UBNDTP tổ chức thực hiện cơ chế
một cửa liên thông để có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban quản
lý với các sở, ngành và TP, nhằm thúc đẩy triển khai nhanh
các dự án tại Khu công nghệ cao.
THANHTUYỀN
S
áng 8-6, hàng ngàn
người lao động, doanh
nghiệp tại Khu công
nghệ cao TP.HCM đã tham
dự ngày hội giải quyết thủ
tục hành chính.
Sáu thủ tục được giải
quyết trong ngày
Tại ngày hội, cơ quan chức
năng đã tiếp nhận và giải quyết
thủ tục hành chính trong ngày
đối với sáu thủ tục gồm: 1.
Thủ tục ngừng hoạt động
của dự án đối với dự án đầu
tư thuộc thẩm quyền chấp
thuận chủ trương đầu tư của
Ban quản lý Khu công nghệ
cao TP.HCM; 2. Đổi giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư;
3. Chấm dứt hoạt động của
dự án đầu tư; 4. Cấp lại giấy
phép lao động cho người lao
động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam; 5. Gia hạn giấy
phép lao động cho người lao
động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam; 6. Cấp lại hoặc
hiệu đính giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư.
Chị PTL, phụ trách hành
chính một công ty nước
ngoài, cho biết chị đến ngày
hội để nộp hồ sơ gốc về thủ
tục giấy phép lao động cho
người nước ngoài và được trả
giấy phép ngay, rất nhanh.
Tại ngày hội, văn phòng
tư vấn pháp luật miễn phí
tại Khu công nghệ cao cũng
ra mắt gắn với hoạt động tư
vấn pháp luật cho người lao
động, doanh nghiệp liên quan
các lĩnh vực thuế, bảo hiểm,
hải quan, cấp phép lao động,
việc làm và cấp phiếu lý
Tiêu điểm
lịch tư pháp, hoạt động một
buổi/tuần. Nhiều người dân
đã tìm đến để được tư vấn
và rất hài lòng khi được giải
thích cặn kẽ.
Dịp này, Ban quản lý Khu
công nghệ cao TP ký kết liên
tịch với các sở, ngành liên
quan để hướng dẫn, hỗ trợ
các doanh nghiệp giải quyết
thủ tục hành chính liên quan
đến cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư, cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, cấp phiếu lý lịch tư
pháp, cấp giấy phép lao động
cho người nước ngoài làm
việc tại Việt Nam.
Thủ tục về đất đai, xây
dựng vẫn còn chậm
Trong khuôn khổ ngày hội,
ban tổ chức cũng tổ chức tọa
đàm “Giải đáp về việc thực
hiện thủ tục hành chính trong
quá trình hoạt động của doanh
nghiệp tại Khu công nghệ cao
TP.HCM”.
Nhiều doanh nghiệp nêu
những vướng mắc về thủ
tục hành chính trong cấp
phép điều chỉnh thiết kế xây
dựng dự án, điều chỉnh quy
hoạch cục bộ, cấp phép môi
trường, thuê đất…Trong đó,
vướng mắc nổi bật nhất liên
quan hai nhóm thủ tục hành
chính: Điều chỉnh thiết kế xây
dựng công trình, điều chỉnh
quy hoạch cục bộ 1/500 ở
Khu công nghệ cao.
Có doanh nghiệpmất nhiều
năm tìmđến các sở, ban ngành
TP vẫn chưa giải quyết xong
thủ tục, làm ảnh hưởng đến
tiến độ đầu tư và doanh thu.
Đại diện một công ty về
công nghệ cao cho biết công
ty này có dự án trong khu
không gian khoa học, được
ban quản lý cấp giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư vào năm
2019 nhưng đến nay chưa thể
triển khai xây dựng dự án vì
bị vướng mắc về thủ tục quy
hoạch chi tiết 1/500. Dù đơn
vị này đã làm việc với Ban
quản lý Khu công nghệ cao,
gửi hồ sơ đến UBNDTPThủ
Đức, SởXây dựng nhưng đến
nay vẫn chưa thể làm được.
Đại diện Công ty Phúc
Nguyên cũng nêu ra trường
hợp của đơn vị này có làm
giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, chuyển đổi từ công
ty cũ sang công tymới với tên
gọi như hiện nay. Cuối năm
2018, công ty đã chuyển đổi
xong giấy chứng nhận đầu
tư và giấy phép kinh doanh.
Nhưng riêng về giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thì
vẫn chưa làm được.
Đại diện Công ty Phúc
Nguyên cho biết đã ba lần
gửi công văn đến ban quản
lý. Lần 1 là vào tháng 7-2020,
lần 2 là tháng 12-2020, lần
thứ ba là vào tháng 3-2021.
“Đến nay cũng đã hai năm
nhưng chưa giải quyết xong
vấn đề giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho công
ty chúng tôi để hoàn thành
thủ tục chuyển đổi. Không
biết đến bao giờ mới hoàn
tất được thủ tục này” - vị đại
diện Công ty Phúc Nguyên
nói và mong có cuộc họp với
ban quản lý về vấn đề này.•
Khu công nghệ cao TP.HCM được
đánh giá thành công nhất cả nước
so với các mô hình tương tự. Tính
đến năm 2020, nơi đây đã thu hút
hơn 8 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài
và 35.000 lao động. Tính trung
bình, một lao động xuất khẩu hơn 8 tỉ đồng/năm. Phát
triển công nghệ cao đang là một khâu đột phá quan trọng
của TP.
Nhiều tháng trước, Bộ KH&CN đã đề xuất Thủ tướng
tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương,
Khu công nghệ cao thực hiện cơ chế một cửa, chính
sách xã hội hóa đầu tư phát triển. Ông Nguyễn Anh Thi,
Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, cũng
từng phát biểu: Doanh nghiệp (DN) phải làm các thủ
tục cấp phép ở nhiều sở, ngành khiến thời gian chờ hoàn
thiện để đi vào hoạt động rất lâu.
Điều gây trăn trở là: Trong “Ngày hội giải quyết thủ
tục hành chính” tại Khu công nghệ cao TP.HCM được tổ
chức hôm qua nhằm hưởng ứng tháng hành động “Tiếp
nhận và giải quyết thủ tục hành chính ngay trong ngày”,
một số DN lại phản ánh vấn đề trên.
Đại diện một DN cho biết: Tháng 4-2021, nhận được
thông báo của UBND TP hướng dẫn DN phối hợp với
Ban quản lý Khu công nghệ cao, UBND TP Thủ Đức để
điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500. Khi làm việc
với ban quản lý, được biết đơn vị điều chỉnh quy hoạch
cục bộ là UBND TP Thủ Đức. Gửi hồ sơ đến UBND TP
Thủ Đức thì nhận được phản hồi các chỉ số hoàn toàn
phù hợp và hướng dẫn gặp Sở Xây dựng. Sở Xây dựng
lại hướng dẫn quay về ban quản lý để xin giấy phép xây
dựng. Hiện không biết phải liên hệ bộ phận nào, thời gian
bao lâu trong khi dự án đã bị treo gần ba năm nay.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Thi, nhiều nơi trong Khu
công nghệ cao còn đất trống nhưng đã có chủ. Một
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc triển khai dự
án bị chậm do vướng nhiều thủ tục.
Ban quản lý đã báo cáo UBND TP và tháo gỡ cho 24
trường hợp vướng mắc do thiếu quyết định cho thuê đất.
Hiện còn 48 trường hợp đang gặp vướng mắc tương tự.
Vậy là những vấn đề cũ lại được đặt ra ngay tại “Ngày
hội giải quyết thủ tục hành chính” - một sự kiện được kỳ
vọng tạo cú hích trong giải quyết thủ tục hỗ trợ DN, người
dân. Và chưa thể khẳng định khi “ngày hội” kết thúc,
“ngày thường” trở lại, những rào cản cho sự phát triển
của DN cũng là sự cất cánh của TP.HCM đang gây bức
xúc như trên sẽ được giải quyết vào thời điểm nào.
Chủ trương thành lập Khu công nghệ cao thuộc thẩm
quyền Thủ tướng phê duyệt nhưng các thủ tục hành chính
còn lại cần được giao về cho địa phương và cần tạo cơ
chế một cửa cho Ban quản lý Khu công nghệ cao, để
tranh thủ thu hút đầu tư, tránh lãng phí cơ hội của đất
nước.
Bởi vì, nói như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi
còn giữ chức Thủ tướng: “TP.HCM không thiếu tiền, thiếu
nguồn lực, chỉ thiếu cơ chế, chính sách phù hợp”.
PHẠM CƯỜNG
Giải quyết chuyệnnhì nhằng thủ tục để kinh tế cất cánh
(Tiếp theo trang 1)