2
Thời sự -
ThứSáu10-6-2022
ĐỨCMINH- CHÂNLUẬN
C
hiều 9-6, Phó Thủ tướng
thường trực Phạm Bình
Minh đã đăng đàn trả
lời chất vấn của các đại biểu
Quốc hội (ĐBQH).
Nhiều vấn đề mà các bộ
trưởng, trưởng ngành đã trả
lời nhưng các ĐB chưa thỏa
mãn đã được Phó Thủ tướng
giải đáp, lý giải thêm.
Sẽ làm rõ 33.500 tỉ hay
22.000 tỉ đã giải ngân
Báo cáo trước khi trả lời
chất vấn, Phó Thủ tướng cho
biết ngay sau khi QH thông
qua Nghị quyết 43 về Chương
trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết 11 với
các nhiệmvụ, giải pháp cụ thể.
Theo đó, Chính phủ đã ban
hành sáu nghị định để thực
hiện chính sách miễn, giảm,
gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền
thuê đất, chính sách cho vay,
hỗ trợ lãi suất. Thủ tướng đã
ban hành ba quyết định về hỗ
trợ tiền thuê nhà đối với người
lao động, cho vay đối với học
sinh, sinh viên và các cơ sở
giáo dục mầm non, tiểu học
ngoài công lập...
Ông cho hay đến hết tháng
5-2022 đã thực hiện khoảng
33.500 tỉ đồng, trong đó miễn,
giảm thuế, phí 22.600 tỉ đồng,
đạt khoảng 35% kế hoạch.
Ngân hàng Chính sách xã hội
cũng đã giải ngân hơn 4.800
tỉ đồng cho 4/5 chương trình
tín dụng chính sách; các địa
phương đã hỗ trợ tiền thuê
nhà cho hơn 2.400 người theo
khai dự án, bị bỏ hoang nhiều.
Trong khi đó, quỹ đất của địa
phương thì hạn hẹp, thiếu quỹ
đất để xây dựng trường học,
các công trình cộng đồng, gây
bức xúc trong nhân dân.
“Chính phủ đánh giá như
thế nào về thực trạng này và
có chỉ đạo công tác phối hợp
giữa các bộ, ngành để giải
quyết tình trạng này như thế
nào?” - ĐBTP.HCMchất vấn.
Trả lời vấn đề này, Phó Thủ
tướng thường trực PhạmBình
Minh cho hay Chính phủ đã
ban hành Nghị định 67/2021
quy định việc sắp xếp lại, xử
lý tài sản công.
Theo đó, nghị định yêu cầu
thực hiện việc rà soát, đối với
nhà đất, cơ sở nhà đất thuộc cơ
quan, tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp thuộc trung ương quản
lý không có nhu cầu sử dụng
thì cơ quan, đơn vị đó phải lập
hồ sơ đề xuất phương án xử
lý; thu hồi, điều chuyển, bán
tài sản trên đất, chuyển giao
quyền sử dụng đất về cho địa
về cho các địa phương xử lý.
“Hiện chưa xử lý khoảng
hơn 1.000 cơ sở” - ông Minh
thông tin.
Nêu giải pháp sắp tới, Phó
Thủ tướng cho biết Chính phủ
đã giao Bộ Tài chính tiếp tục
rà soát cùng các bộ, ngành địa
phương, đặc biệt là khu vực đất
còn để hoang hóa, không sử
dụng để tăng cường sử dụng.
Không có lợi ích nhóm
khi xây dựng văn bản
QPPL
Liên quan đến công tác
xây dựng thể chế, hoàn thiện
văn bản quy phạm pháp luật
(QPPL), ĐB Cẩm Hà Chung
(Phú Thọ) nêu “có ý kiến cho
rằng đâu đó vẫn còn lợi ích
nhóm, lợi ích cục bộ” và đề
nghị Phó Thủ tướng cho biết
giải pháp khắc phục.
Đáp lời, Phó Thủ tướng cho
rằng nếu có vấn đề này, phải chỉ
rõ lợi ích nhóm nào, chỗ nào.
Theo Phó Thủ tướng, để
bảo đảm chất lượng văn bản
QPPL, Luật Ban hành văn bản
QPPL đã có những quy định
hết sức chặt chẽ về quy trình
xây dựng văn bản QPPL, nhất
là liên quan đến luật, pháp
lệnh, nghị quyết của QH, Ủy
ban Thường vụ QH.
Theo đó, cơ quan soạn thảo
phải tổng kết thi hành pháp
luật, đánh giá tác động chính
sách, sau đó mới đề nghị xây
dựng văn bản QPPL. Đặc biệt,
khi xây dựng văn bản phải lấy
ý kiến đánh giá tác động của
chính sách, lấy ý kiến của đông
đảo nhân dân, các đối tượng
bị tác động...
Phó Thủ tướng khẳng định
đây là quy trình hết sức chặt
chẽ, nếu tuân thủ quy trình này
một cách nghiêm túc thì hiện
tượng lợi ích nhóm, lợi ích
cục bộ của các bộ, ngành, địa
phương rất khó có thể xảy ra.
“Không thểmột cơ quan nào
xây dựng luật đó được” - ông
Minh nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng cho
biết Chính phủ cũng đã có
“Không có lợi ích nhóm
khi xây dựng pháp luật”
Nghị quyết 11.
Nghe báo cáo, ĐB Vũ Thị
Lưu Mai (TP Hà Nội) tranh
luận bảy ngày trước, vào ngày
2-6, phát biểu trước QH, Phó
Thủ tướng Lê Minh Khái nói
đến hết tháng 5, Chính phủ
giải ngân được 22.000 tỉ trên
300.000 tỉ đồng trong gói phục
hồi kinh tế.
“Như vậy, cùng một thời
điểm, tính toán số liệu giải
ngân khác nhau...” - bàMai nói.
Trả lời, Phó Thủ tướng
Phạm Bình Minh cho hay các
cơ quan liên quan là Bộ Tài
chính, Bộ KH&ĐT sẽ phải
đối chiếu lại số liệu. Bởi giải
ngân vốn, báo cáo từng thời
kỳ là khác nhau - đây là nội
dung mà trong nhiều cuộc họp
của Chính phủ cũng đã nêu.
Phó Thủ tướng cũng cho
hay trong giải ngân vốn đầu
tư công, theo cách tính của
Bộ Tài chính là trên cơ sở các
nguồn đã được quyết toán từ
Kho bạc Nhà nước; còn báo
cáo của các tỉnh, thành, các
dự án là thực tế thực hiện nên
luôn có sự chênh lệch.
“Tôi sẽ kiểm tra lại số liệu
để có con số chính xác trong
báo cáo của Chính phủ” - ông
Minh nói.
Hơn 1.000 cơ sở nhà
đất công chưa xử lý
ĐB Nguyễn Hồng Hạnh
(TP.HCM) nêu trong việc quản
lý và sử dụng tài sản công, đất
công, có tình trạng các kho
bãi, dự án của các bộ, ngành
ở các địa phương bị bỏ trống,
sử dụng không đúngmục đích,
có trường hợp không triển
phương quản lý và xử lý.
Ông thông tin: Quá trình
thực hiện, tổng hợp báo cáo
của chín bộ, cơ quan trung
ương và 45 địa phương cho
thấy tổng số cơ sở nhà đất khi
thực hiện sắp xếp đơn vị hành
chính là gần 10.300 cơ sở. Kết
quả sắp xếp, xử lý các cơ sở
nhà đất dôi dư là giữ lại tiếp
tục sử dụng hơn 8.100 cơ sở;
thu hồi 117 cơ sở; điều chuyển
410 cơ sở giữa bộ, ngành, địa
phương tùy theo nhu cầu xử lý
thực tế; bán tài sản đất, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất 236
cơ sở; 302 cơ sở chuyển giao
Có tình trạng tài sản
công, đất công, kho
bãi, dự án của các
bộ, ngành ở các địa
phương bị bỏ trống,
sử dụng không đúng
mục đích, bỏ hoang
gây bức xúc trong
nhân dân.
PhóThủ tướng đã trả lời về các
vấn đề mà cử tri quan tâmnhư gói
hỗ trợ của Chính phủ; tình trạng
công sản bỏ hoang...
Nguyệnvọng cử tri vànhững cánh tay chất vấnởQuốc hội
(Tiếp theo trang1)
Tuy nhiên, việc không chất vấn
vụ Việt Á cũng còn có thể xuất
phát từ những lý do khác nữa: Sự
vào cuộc quyết liệt, nhịp nhàng ở
cấp cao nhất là Bộ Chính trị, Ban
chấp hành Trung ương, rồi Quốc hội (QH), HĐND TP Hà
Nội và tiếp đó là các cơ quan tố tụng. Số phận của hai ủy
viên Trung ương Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh bước
đầu đã được định đoạt nhanh gọn trong mấy ngày từ ngày
4 đến 7-6, vừa kịp hoàn tất để QH bước vào chương trình
chất vấn xuân thu nhị kỳ của mình.
Quy trình xử lý ấy ít nhiều đã giúp hạ nhiệt những bức bối
bên ngoài của đông đảo cử tri và cả bên trong Hội trường Diên
Hồng - nơi các đại biểu (ĐB) dân cử có trách nhiệm truyền tải
tâm tư, nguyện vọng của những người bầu ra mình…
Ngày đầu tiên của kỳ họp, báo cáo của Đoàn chủ tịch
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến QH nhấn
mạnh “cử tri và nhân dân cũng bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ
trước những hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân,
tổ chức lợi dụng các chính sách của Nhà nước trong công
tác phòng chống dịch COVID-19 để trục lợi; một số vụ án
có quy mô, phạm vi lớn, liên quan nhiều bộ, ngành và địa
phương, một số cán bộ, đảng viên tiếp tay, bao che cho việc
phạm tội làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước”.
Chuyển tải sự bất bình ấy, ở các không gian thảo luận
khác nhau, nhiều ĐBQH đã thẳng thắn nêu câu hỏi: “Công
ty Việt Á là ai, tại sao lại có quyền lực chi phối và sức ảnh
hưởng lớn như vậy?”, “Còn bao nhiêu Việt Á len lỏi trong
những lĩnh vực khác, gói thầu khác?”…
Nhiều câu hỏi, băn khoăn, trăn trở tương tự như vậy
được nêu ra nhưng chưa được giải đáp thấu đáo, đến cùng.
Nhưng nêu ra vậy cũng là cách từng ĐBQH bày tỏ sự ủng
hộ, đồng tình với quyết tâm phòng chống tham nhũng, tiêu
cực không ngừng nghỉ, không có vùng cấm mà Trung ương
Đảng đang thể hiện.
ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử
tri, có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ
tướng Chính phủ, bộ trưởng và các thành viên khác của
Chính phủ, chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND
Tối cao…
Chất vấn ai, chất vấn nội dung gì, bày tỏ quan điểm, ý
kiến ra sao, ở không gian nào, trong hay ngoài phiên chất
vấn, trả lời chất vấn… tất cả là quyền năng của ĐBQH.
Nhưng với độ đặc hiệu, độ nhạy của kit test Việt Á với
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ PhạmBìnhMinh làmrõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểuQuốc hội. Ảnh: TTXVN
PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC PHẠM BÌNH MINH: