16
Quốc tế -
Thứ Tư15-6-2022
Tiêu điểm
Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 13-6 kêu gọi
bộ trưởng thương mại các nước thành viên Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) không áp
đặt các hạn chế xuất khẩu đối với thực phẩm, vì
mục đích nhân đạo, hãng
AFP
đưa tin. Lời kêu
gọi trên được đưa ra trong bối cảnh lo ngại về
khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu gia
tăng.
Ngày 13-6, bà Michelle Bachelet, Cao ủy
LHQ phụ trách nhân quyền và bà Rebeca
Grynspan, Tổng thư ký Hội nghị LHQ về
thương mại và phát triển (UNCTAD), cho biết
chiến sự tại Ukraine đang làm tăng nguy cơ đói
kém cho hàng chục triệu người.
Bà Bachelet và bà Grynspan đặc biệt lưu ý
đến các nước kém phát triển, các nước đang
phát triển nhập khẩu lương thực ròng và những
nước phụ thuộc vào Chương trình Lương thực
Thế giới (WFP) của LHQ. Chẳng hạn, các nước
châu Phi trong năm 2020 đã phải nhập khẩu
khoảng 80% nhu cầu lương thực và 92% nhu
cầu ngũ cốc.
Theo đó, bà Bachelet và bà Grynspan kêu gọi
các nước thành viên WTO “không áp đặt các
hạn chế xuất khẩu đối với các loại thực phẩm
thiết yếu” - nguồn thực phẩm mà các nước
kém phát triển và các nước đang phát triển
nhập khẩu lương thực ròng mua, cũng như các
loại được WFP mua vì mục đích nhân đạo phi
thương mại.
Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 12 của WTO
(MC12) đã khai mạc tại trụ sở của WTO ở
Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 12-6. Trong cuộc
họp kéo dài bốn ngày này, các nước thành viên
của WTO sẽ nỗ lực đạt được đồng thuận về an
ninh lương thực và hạn chế xuất khẩu đối với
thực phẩm.
Theo
AFP
, các nhà lãnh đạo LHQ cho biết
họ sẽ làm việc với các nước thành viên WTO
để giải quyết các hành vi kinh doanh phản cạnh
tranh và không công bằng.
“Tích trữ, dự trữ quá nhiều thực phẩm cơ bản
và đầu cơ, đặc biệt là trong thời kỳ thiếu lương
thực toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền
được hưởng lương thực và làm xói mòn nỗ lực
đạt được an ninh lương thực cho tất cả mọi
người” -
AFP
dẫn lời các lãnh đạo LHQ cho
hay.
PHẠM KỲ
Giá gạo thế giới đang cao
và khả năng sẽ còn tăng
Tác động từ lạmphát và tăng giá hàng hóa toàn cầu có thể sẽ đẩy giá gạo vốn đang cao sẽ tiếp tục tăng
hơn nữa trong thời gian tới.
VĨ CƯỜNG
T
rong bối cảnh kinh tế
toàn cầu đang có nhiều
biến động tiêu cực cùng
tình trạng lạm phát lan rộng,
giá cả thực phẩm nói chung
đang ở mức cao. Giới chuyên
gia cảnh báo đang xuất hiện
nhiều chỉ dấu cho thấy giá
một số mặt hàng trong nhóm
này, cụ thể là gạo, sẽ còn tăng
hơn nữa trong ngắn hạn, theo
đài
CNBC
.
Đằng sau đà tăng
của giá gạo
Theo chỉ số giá lương thực
của Tổ chức Nông lương Liên
Hợp Quốc (FAO), giá cả thực
phẩm đã tăng hơn 75% so với
mức trướcđại dịchCOVID-19.
Trong khi đó, giá gạo thế giới
đã tăng năm tháng liên tiếp
và đến tháng 5 lên mức cao
nhất trong 12 tháng gần đây.
Giới chuyên gia đánh giá
sản lượng gạo của thế giới
hiện vẫn dồi dào. Tuy nhiên,
chi phí sản xuất nông nghiệp
nói chung bị đội lên, cộng
thêm giá lúa mì tăng cao
khiến diễn biến giá gạo trở
thành một vấn đề đáng lưu
tâm. “Chúng ta cần theo dõi
giá gạo trong thời gian tới vì
giá lúa mì tăng có thể dẫn tới
việc dùng gạo để thay thế một
phần, làm gia tăng nhu cầu
tiêu thụ gạo và gây giảmlượng
dự trữ hiện có” - chuyên gia
Kinh tế trưởng Sonal Varma
thuộc Ngân hàng Nomura
(Nhật) lưu ý.
Theo chuyên gia Frederique
Carrier thuộccông tyquản lý tài
sảnRBCWealthManagement
Giá gạo thế giới tăng
năm tháng liên tiếp
và đến tháng 5 lên
mức cao nhất trong
12 tháng gần đây.
TheodữliệutừDiễnđànKinh
tế Thế giới (WEF), Trung Quốc
và Ấn Độ hiện là hai nước sản
xuấtnhiềulúagạonhấtthếgiới,
chiếm hơn một nửa tổng sản
lượng toàn cầu. Việt Nam xếp
thứ năm, theo sau là Thái Lan.
Việt Nam vẫn đảm bảo được an ninh
lương thực, dinh dưỡng
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Nguyễn Như Cường,
Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết Việt Nam
có diện tích xấp xỉ 7,3 triệu ha trồng lúa, 1 triệu ha trồng rau,
cộng với sản lượng thịt, trứng, sữa…nên về cơ bảnViệt Nam
khôngcónguy cơmất anninh lương thực, anninhdinhdưỡng.
“Với khả năng sản xuất như hiện nay và không có tác động
bất ngờ nào như thiên tai… thì Việt Nam luôn bảo đảm an
ninh lương thực, anninhdinhdưỡng”- ôngCườngnhấnmạnh.
Ngoài ra, sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước, Việt Namcó
thể dành cho xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo. Theo báo cáo của
Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 5
đạt 386 triệuUSD, tăng 39,9%so với tháng trước và tăng 14%
so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 17,2%).
Ông Cường đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu lương
thực, đặc biệt là xuất khẩu gạo kịp thời nắm bắt thị trường
để có những điều chỉnh về xuất nhập khẩu, tận dụng lợi thế
tối đa trong điều kiện hiện nay.
AN HIỀN
Một chủ đại lý gạo ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) hồi tháng 4. Ảnh: THE BANGKOK POST
33%
là mức tăng giá bán lẻ thịt
gàmùa hè này ở ẤnĐộ (240
rupee/kg - hơn71.000đồng)
so với thời điểm này năm
ngoái, còn so với năm năm
trước thì giá thịt gà thời điểm
này đã tăng gấp đôi, theo
tờ
The Economic Times
. Lý
do chính là đợt nắng nóng
bất thường đã làmchếtmột
lượng lớn gà con và giá thức
ăngia cầmtăngvọt hơn80%
dokhôngcónguồncungngô
từ Ukraine. Dự đoán giá gà
sẽ hạ nhiệt vào tháng 10-11
khi ẤnĐộbắt đầu thuhoạch
đậu nành, một nguyên liệu
chính làmthức ănchănnuôi.
ĐĂNG KHOA
Người dân
châu Phi đang
vật lộn với
tình trạng lạm
phát gia tăng.
Ảnh: Carmen
AbdAli/
AFP/ GETTY
IMAGES
(Canada), khoảng 1/3 chi phí
sản xuất lương thực là chi phí
liên quan đến năng lượng. Sản
xuất phân bón nông nghiệp là
một quy trình đòi hỏi nhiều
năng lượng, và giá phân bón
trên toàn cầu đã tăng vọt trong
một năm trở lại đây.
Cũng theo bà Carrier, tình
trạng khan hiếm nhân công
do ảnh hưởng của đại dịch và
cuộc xung đột Nga - Ukraine
cũng làm cho tình hình lương
thực trở nên trầm trọng bởi
các tác nhân này vừa gây gián
đoạn nguồn cung lương thực,
vừa đẩy giá năng lượng lên
cao hơn nữa.
Nhiều nước ra
biện pháp chống đỡ
Trước tác động của giá cả
thực phẩm leo thang hiện nay,
nhiều nước đã phải tiến hành
hạn chế xuất khẩu nhómmặt
hàng này để đảmbảo lượng dự
trữ cho nhu cầu trong nước.
Ấn Độ hồi tháng 5 đã tuyên
bố cấm xuất khẩu lúa mì và
đường, trở thành quốc gia
mới nhất hạn chế xuất khẩu
lương thực.
Trước Ấn Độ, nhiều quốc
gia khác đã áp hạn chế xuất
khẩu lương thực. Ngoài Nga
và Ukraine, những nước như
Ai Cập, Kazakhstan, Kosovo
vàSerbiađềuđã cấmxuất khẩu
lúamì.Không chỉ lúamì bị hạn
chế xuất khẩu, nhiều nước còn
áp lệnh cấm những mặt hàng
lương thực và thực phẩmkhác,
khiến áp lực lạmphát toàn cầu
càng tăng thêm. Trong số đó
có những sản phẩm như dầu
hạt hướng dương, dầu cọ và
cả phân bón - mặt hàng phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Trước diễn biến liên quan
đến thị trường gạo, ngày 6-6,
hãng tin
Reuters
dẫn nguồn tin
nội bộ cho biết các thương lái
gạo đã tăng mua gạo Ấn Độ
trong hai tuần liên tiếp. Động
thái này nhiều khả năng sẽ đẩy
giá mặt hàng gạo ở Ấn Độ
tăng cao thêm và có thể thúc
đẩy NewDelhi ban hành lệnh
cấmxuất khẩu. Nhiều chuyên
gia lo ngại rằng các biện pháp
cấm đoán như trên sẽ mở đầu
cho làn sóng chủ nghĩa bảo hộ
lan ra toàn cầu, tăng thêm áp
lực lên giá cả hiện tại.
Theo chuyên gia cấp cao tại
Viện Nghiên cứu Chính sách
Lương thực Quốc tế (IFPRI) -
ông David Laborde, việc nên
làm lúc này là nên để giá tăng
tự nhiên theo thị trường, thay
vì tìm cách can thiệp, cấm
đoán xuất khẩu.
“Việc tăng giá lúc này sẽ
là biện pháp tốt hơn so với
cấm xuất khẩu. Một bên là
tăng giá giúp bù đắp chi phí
tăng cao, thúc đẩy sản xuất
và có lợi cho nông dân. Bên
còn lại là cấm xuất khẩu, đẩy
giá trên thị trường thế giới
lên cao, trong khi giá tại thị
trường nội địa lao dốc” - ông
Laborde giải thích.
Tuynhiên,ôngNafeesMeah,
đại diện khu vực Nam Á tại
Viện Nghiên cứu Lúa gạo
Quốc tế (IRRI), lại có quan
điểm ngược lại. Chuyên gia
này cho rằng việc để giá gạo
tiếp tục tăng sẽ tác động xấu
đến người dân châu Á. “Ở
khu vực Đông Nam Á - Thái
BìnhDương, các quốc gia như
Lào, Timor-Leste, Campuchia
và ngay cả những nước như
Indonesia - nước đông dân
nhất khu vực, nhiều người
đang phải đối mặt với nguy
cơ mất an ninh lương thực”
- ông cảnh báo.
Một ý kiến nữa là các chính
phủ cần có chính sách hỗ trợ
chi phí sản xuất cho nông dân
có thêmnguồn lực và yên tâm
canh tác để giữ nguồn cung
gạo ổn định.•
LHQkêugọiWTOkhôngápđặt hạn chế xuất khẩu thực phẩm