12
NHƯLOAN
“T
ôi sẽ lên đường đến
với các bé vùng cao
bất cứ khi nào có thể.
Hiện tại tôi mới chỉ có thể
chụp và in tặng các bạn nhỏ
ảnh mà không có khung. Nếu
có thể, tôi muốn mỗi tấm ảnh
được đóng trong khung thì
sẽ giữ được lâu hơn” - anh
Nguyễn Quang Toại
(sinh
năm 1977, Hà Nội, đang làm
cho một công ty nước ngoài
tại Việt Nam) nói.
Anh ham làmcông tác thiện
nguyện, muốn được đặt chân
đến nhiều vùng, miền khó
khăn ở Tây Bắc để góp nhặt
nụ cười trẻ thơ vùng cao qua
những tấm ảnh.
Trẻ cười to và ôm ảnh
chạy khoe khắp xóm
Anh Toại kể: Năm 2013,
trong một lần cùng các thành
viên của nhóm đi phát quà từ
thiệnởvùngnúi huyệnMường
Nhé, tỉnh Điện Biên, sau khi
chụp đủ ảnh làm tư liệu cho
chuyến đi, anh quay lại chụp
cho cả thành viên trong đoàn
làm ảnh kỷ niệm.
“Các thành viên nhóm hay
chụpcùngcácbévùngcao.Khi
chụpxong, các con thườngvây
xung quanh để xem ảnh chụp
trong máy ảnh, có những bức
ảnh rất đẹp. Lúc đó tôi nghĩ giá
mà có thể tặng các bé những
bức ảnh này thì sẽ rất ý nghĩa.
Vậy là những chuyến đi sau
đó tôi quyết định chụp và in
ảnh để tặng cho các con” - anh
Toại nhớ lại.
Khi con trai đầu lòng được
một tuổi, anh Toại bắt đầu
chuyến đi, tặng cho trẻ vùng
cao hàng ngàn tấm ảnh nhưng
không phải lần đi chụp nào
anh Toại cũng thành công.
Có lần, anh phải “đóng máy”
gấp vì khi đó anh đi cùng một
người bạn nước ngoài, vừa
bước xuống xe, anh giơ máy
lên chụp thì lũ trẻ òa khóc,
chạy tán loạn do nhìn thấy
ông Tây râu ria xồm xoàm.
“Đó là lần chụp ảnh và tặng
ảnh không thành công, một
kỷ niệm đáng nhớ” - anh
Toại nói.
Kinh phí đi lại, in và tặng
ảnh, anh Toại tự bỏ tiền túi
ra. Với những chuyến đi chụp
nhiều thì anh kêu gọi bạn
bè trợ giúp. Làm công việc
không công, tưởng rằng anh
sẽ bị gia đình phản đối kịch
liệt nhưng mọi thứ hoàn toàn
ngược lại. Chứng kiến việc
làm của anh, chị Thùy Dương
(bà xã anh Toại - PV) lại hết
mình hỗ trợ chồng trong việc
in ảnh nếu chuyến đi đó cả
hai cùng đồng hành.
Những người khác như
bạn bè, đồng nghiệp thì hay
ủng hộ anh bằng việc chia
sẻ một chút kinh phí để anh
mua giấy in.
Nói về kế hoạch làm công
việc góp nhặt nụ cười trẻ thơ
vùng cao qua những tấm ảnh
sắp tới, anh Toại tâm sự: “Tôi
sẽ lên đường đến với các bé
vùng cao bất cứ khi nào có
thể, hiện tại tôi mới chỉ có
thể chụp và in tặng các bạn
nhỏ ảnh mà không có khung.
Nếu có thể, tôi muốn mỗi
tấm ảnh được đóng trong
khung thì sẽ giữ được lâu
và dễ trang trí hơn”.•
Để tiện hơn cho việc in ảnh,
cũng là để các con không phải
chờ lâu, mới đây anhToại đã tự
bỏ tiền túi đặt mua thêm một
chiếcmáy in ảnh. Chiếcmáy in
mới đượcbóc temgầnđâynhất
trong chuyến lên Nhà thờ Sa
Pa (tỉnh Lào Cai) tổ chức ngày
Quốc tếThiếunhi (1-6) chohơn
500 em nhỏ nơi đây.
Tiêu điểm
Anh Toại không quên lưu lại những hình ảnh đáng nhớ trong các chuyến đi làmthiện nguyện
củamình. Ảnh: NVCC
sắm máy ảnh kỹ thuật số
và lấy bé con làm mẫu ảnh.
Anh tự học chụp, chỉnh sửa
ảnh thông qua những hướng
dẫn từ YouTube. Anh cũng
không ngừng học hỏi kinh
nghiệm chụp từ chính bạn
bè làm nghề chụp ảnh.
Theo thời gian, tay nghề của
anh ngày một “điêu luyện”.
Chuyến đi nào lên vùng cao,
bất kể là đi làm thiện nguyện
hay đi du lịch, anh đều vác
theo máy để ghi lại những
khoảnh khắc tự nhiên và đẹp
nhất từ nụ cười của các bé thơ.
Mỗi chuyến đi anh lại góp
nhặt cho bản thân nhiều kỷ
niệm đáng nhớ.Anh kể: “Các
em bé vùng cao mới đầu khá
khó gần nhưng khi được chụp
và tặng ảnh, dường như không
còn tồn tại thứ gọi là khoảng
cách, chúng ùa lại, túm tụm
xem tôi chụp và in ảnh.
Nhắc tới câu chuyện khó
quên chắc có lẽ là những lần
các bé cầmảnh trả lại vì không
Anh tự học chụp,
chỉnh sửa ảnh
thông qua những
hướng dẫn từ
YouTube và học hỏi
kinh nghiệm chụp
từ chính bạn bè làm
nghề chụp ảnh.
nhận ra mình trong đó, mãi
về sau, khi đã ngắm kỹ mới
biết đó là mình thì cười to và
ôm ảnh chạy khoe khắp xóm.
Cũng dễ hiểu thôi, bởi các con
chưa được chụp ảnh bao giờ”.
Bà xã làm
trợ thủ đắc lực
Dù đã trải qua hàng trăm
Đời sống xã hội -
ThứTư15-6-2022
Người đi nhặt nụ cười và
chia lại cho trẻ vùng cao
Đã gần 10
năm trở
thành thành
viên tích cực
của nhóm
thiện nguyện
Sống Hướng
Thiện, cũng
là bằng ấy
nămanh
Nguyễn
Quang Toại
được sống với
đammê của
bản thân.
Sáng 14-6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn
đã chia sẻ với các cơ quan báo chí về một số thông tin liên
quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và những điểm mới của
quy chế trong công tác tuyển sinh năm 2022.
Trong đó, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh
nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các
khu vực và đối tượng khác nhau.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết qua thống kê điểm thi
tốt nghiệp THPT của ba năm qua, nhóm thí sinh không
được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt
nghiệp) luôn có phổ điểm tổng ba môn cao hơn hẳn so với
các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở
các mức độ khác nhau).
Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỉ lệ
thí sinh có tổng điểm ba môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã
cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được
cộng điểm ưu tiên; điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu
tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục
đại học cho những nhóm thí sinh có điều khiện khó khăn
hơn.
Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý
là: Tỉ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của
nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức
điểm, thậm chí tỉ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh
không thuộc diện ưu tiên.
Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp
cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh
tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có
điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.
Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công
bằng trong toàn hệ thống và có lộ trình áp dụng (từ năm
2023), quy chế đã quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực
và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5
điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp ba
môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được
giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng
0), cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được
hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x
tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.
Cũng theo ông Sơn, một số ý kiến đề nghị bỏ chế độ ưu
tiên hoặc giao quy định này cho các trường tự chủ thực
hiện trong quá trình tuyển sinh.
Nhưng chính sách ưu tiên là của Đảng và của Nhà nước
ban hành, do vậy cần phải tuân thủ, đảm bảo hỗ trợ cho
các nhóm đối tượng khó khăn, yếu thế hoặc các đối tượng
đặc biệt cần được hưởng chính sách ưu tiên. Việc thực
hiện trong tuyển sinh cũng cần thống nhất trong toàn bộ
hệ thống, cần được quy định trong quy chế.
Liên quan đến vụ lùm xùm đề thi môn sinh năm 2021,
ông Sơn khẳng định tất cả phản ánh, đặc biệt là của các
thầy cô giáo, Bộ GD&ĐT đều có phản hồi. Tuy nhiên,
tùy từng vấn đề mới có thể công khai. Bên cạnh đó, trong
quá trình đang kiểm tra, rà soát, khi chưa có kết luận cuối
cùng thì không thể công bố.
“Tất cả quy trình làm hết sức nghiêm túc, cầu thị nhưng
đây là quy trình bảo mật rất phức tạp, liên quan đến từng cá
nhân con người, không thể một, hai tháng mà làm rõ được
ngay, làm rõ rồi còn phải xin ý kiến lại, nắm giải trình…
Đối với Bộ GD&ĐT, trách nhiệm của cá nhân nào đến
đâu sẽ xử lý tới đó. Năm nay bộ sẽ rà soát từng quy trình,
từng khâu và từng cá nhân để khắc phục.
Dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng những tác động
bên ngoài đối với môn sinh học không làm ảnh hưởng đến
kết quả chung của toàn bộ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm
2021” - ông Sơn khẳng định.
PHI HÙNG
“Môn sinhhọc khôngảnhhưởngđếnkết quả chung
của kỳ thi tốt nghiệpTHPTnăm2021”
Trẻ vùng
cao hạnh
phúc nhận
ảnh tặng
từ anh
Nguyễn
Quang
Toại.
Ảnh: NVCC