3
Thời sự -
ThứTư15-6-2022
TRỌNGPHÚ-ĐỨCMINH
D
ự án Luật Thực hiện dân
chủ cơ sở là một nỗ lực
thể chế hóa, tạo hành
lang pháp lý để không chỉ
“dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” - quan điểm
được Đảng khẳng định từ
năm 1984, mà còn dân “giám
sát và dân thụ hưởng” - nội
dung mới được phát triển ở
Đại hội XIII của Đảng.
Thảo luận bước đầu cho ý
kiến ở phiên họp toàn thể ngày
14-6, nhiều đại biểu Quốc hội
(ĐBQH) đã nhấn mạnh yêu
cầu dân chủ hóa bằng câu
chuyện cụ thể từ những vụ
án, những sai phạm nghiêm
trọng của người có chức, có
quyền, mà nguyên nhân suy
cho cùng là do mất dân chủ.
Thực hiện tốt dân chủ
cơ sở thì đã không có
nhiều đại án đến vậy
ĐBHoàngVăn Cường (Hà
Nội) cho rằng nếu làm tốt
dân chủ cơ sở thì đã không
liên tiếp xảy ra những đại án
tham nhũng. Như vụ án cựu
chủ tịch Nguyễn Đức Chung,
liên quan đến mua sắm chế
phẩm Redoxy - 3C để xử lý
nước ao hồ ô nhiễm tại Hà
Nội, “nếu công bố công khai
cho người dân biết nước hồ
này phải xử lý bằng hóa chất
này, được mua ở đâu, đơn
vị nào cung cấp cho TP thì
chắc chắn không thể kéo dài
từ năm 2016 đến 2020 mới
phát hiện sai phạm” - ông
Cường nói.
Cũng như vậy, theoĐBnày,
thống. Đến lúc sự việc xảy
ra thì đồn thổi đó lại thành
sự thật. Điều đó chứng tỏ
nếu chúng ta công khai, cho
người dân biết thì tất cả vụ
này đều được ngăn chặn từ
trước” - ông nói.
Từ lâu, Đảng đã nhận thức
được yêu cầu dân chủ hóa, đặc
cận những loại thông tin cụ
thể làm tiêu chí đánh giá về
việc thực thi dân chủ.
Băn khoăn về tính khả
thi của dân chủ ở DN
Nhưng cho dù có một luật
hay thì việc tổ chức thực hiện
dân chủ cơ sở phải được quan
tâm đầu tư thích đáng. ĐB
Trịnh Xuân An (Đồng Nai)
lấy ví dụ nguồn kinh phí eo
hẹp cho đội ngũ cán bộ tổ
dân phố, thôn, bản, ban công
tác mặt trận và nói: “Đây là
những người ăn cơm nhà
vác tù và hàng tổng, mà dự
luật giao họ rất nhiều nhiệm
vụ. Nếu không quan tâm hỗ
trợ họ thì luật rất khó triển
khai” - ông nói.
ÔngAn còn đề nghị bỏ quy
định thanh tra nhân dân, một
chế định đã hình thành từ lâu
ở bất cứ cơ quan, đơn vị nhỏ
nào vì “cực kỳ hình thức”,
đến mức “có lẽ đến lúc này
tôi cũng chưa hình dung được
trong Văn phòng QH ai đang
là trưởng Ban Thanh tra nhân
dân”. Chưa kể, ở xã, phường
thì đã có HĐND làm chức
năng giám sát.
Ởkhíacạnhkhác,ĐBTrương
Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho
rằng dự luật đangmở rộng quá
mức tới các quan hệ xã hội
đã được Hiến pháp và nhiều
luật khác điều chỉnh.
“Ví dụ quan hệ giữa người
dân với nhau đã cóHiến pháp,
BLDS điều chỉnh rất đầy
đủ. Trong quan hệ dân sự có
những nội dung không thể giải
quyết bằng nguyên tắc thiểu
số phục tùng đa số. Còn quan
hệ lao động thì đã có Bộ luật
Lao động, Luật Công đoàn,
chưa kể quan hệ giữa người
sử dụng lao động và người
lao động là bình đẳng, theo
hợp đồng lao động. Vi phạm
hay tranh chấp thì đã có công
đoàn, trọng tài, tòa án giải
quyết” - ông nói.
Vì vậy, ông Nghĩa đề nghị
Luật Dân chủ cơ sở tập trung
vào dân chủ theo nghĩa quan
hệ giữa chính quyền và người
dân. Đấy cũng là quan hệ giữa
cán bộ, đảng viên với người
dân, quầnchúng trong tư tưởng
Hồ Chí Minh. Là bản chất
của “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, giám sát
và dân thụ hưởng” mà Đảng
nhấn mạnh để giải quyết tình
trạng mất dân chủ trong quan
hệ giữa Nhà nước - nhân dân,
người nắm quyền lực công và
người dân.•
Đại biểuQuốc hội Trịnh XuânAn, tỉnhĐồngNai đề nghị dành nguồn lực thích đáng cho tổ chức
thi hành dân chủ ở cơ sở. Ảnh: QH
Chiều 14-6, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về
dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Nêu ý kiến, đại biểu (ĐB) Trần Công Phàn (Đoàn
ĐBQH Bình Dương) cho rằng việc xử lý nghiêm và lên
án bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy
nhiên, ông cũng lưu ý sau khi xử lý bạo lực gia đình thì
phải làm sao để gia đình có hạnh phúc hơn mới là điều
quan trọng.
Nguyên phó viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị việc
này phải xuất phát từ điều kiện của gia đình Việt Nam, đặc
điểm của gia đình Việt để có quy định phù hợp, để không
xảy ra tình trạng sau khi can thiệp thì gia đình lại rạn nứt.
“Họ coi đây là chuyện riêng của họ, coi đây là bí mật,
không muốn người ngoài can thiệp vào. Bây giờ can thiệp
không khéo, gia đình họ lại rạn nứt, ly hôn, mỗi người
một nơi” - ông Phàn nói.
Ông cũng nhấn mạnh qua khảo sát thực tế cho thấy có
đến 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực nhưng không báo.
Thậm chí, những người đàn ông bị bạo lực cũng giấu
biến. “Họ muốn đóng cửa bảo nhau, bây giờ mình lại lôi
hết ra ánh sáng có được không?” - ông Phàn đặt vấn đề.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn
Thị Thủy (Đoàn ĐBQH Bắc Kạn) lại dành trọn bài phát
biểu góp ý cho vấn đề phòng chống bạo hành trẻ em trong
môi trường gia đình.
Bà Thủy cung cấp thông tin, theo thống kê của Bộ Công
an năm 2021, trong tổng số gần 2.000 vụ xâm hại trẻ em,
hầu hết do chính người thân trong gia đình gây ra. Đặc
biệt, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, bị bạo hành trong
thời gian dài và chỉ bị phát hiện khi các em được đưa đến
viện trong tình trạng đã tử vong hoặc nguy kịch đến tính
mạng. Dẫn chứng là vụ bé gái tám tuổi ở TP.HCM được
đưa đến viện nhưng đã tử vong, hay bé gái ba tuổi ở Hà
Nội được đưa đến viện với chín chiếc đinh găm vào đầu.
Theo nữ ĐBQH tỉnh Bắc Kạn, một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên do pháp luật còn thiếu hoàn
thiện, chưa thật sự phù hợp, còn thiếu những quy định để
chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em ở những gia đình
có hoàn cảnh đặc biệt.
Qua rà soát Luật Trẻ em thấy rằng trong luật không có
biện pháp cấm tiếp xúc. Trong luật có biện pháp tạm thời
cách ly trẻ em khỏi gia đình, điều kiện áp dụng là người
bạo hành là chính cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Đối
chiếu với các vụ bạo hành trẻ em xảy ra thời gian vừa qua,
đối tượng bạo hành là chồng hờ, vợ hờ của cha mẹ gây
ra thì không thuộc trường hợp bị cấm tiếp xúc theo dự
thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và không thuộc
trường hợp quy định trong Luật Trẻ em. Đây là những
khoảng trống của pháp luật cần phải rà soát, bổ sung để
kịp thời bảo vệ trẻ em.
“Một tiếng kêu cứu của trẻ em, dù bất cứ nơi đâu, cũng
đều thuộc trách nhiệm của tất cả chúng ta. Để việc vào
cuộc không bao giờ muộn, trước hết pháp luật phải rõ
ràng về trách nhiệm và đầy đủ các biện pháp khả thi. Các
biện pháp bảo vệ trẻ em cần được quy định mức độ cao
hơn và sớm hơn” - bà Thủy kiến nghị.
Đ.MINH - T.PHÚ
các vụ án thamnhũng như đặt
máy, thiết bị y tế trong bệnh
viện, mua bán đấu thầu thiết
bị y tế, mua bán tài sản công,
mà điển hình như vụ ánAVG
-MobiFone…đều giống nhau
là đầy đủ quy trình, có đủ cơ
quan tham gia ý kiến nhưng
đều không được minh bạch,
công khai.
“Vì vậy, khi sai lầm người
dân chỉ nghe thông tin đồn
thổi với nhau, không chính
biệt là dân chủ ở cơ sở. Năm
1998, Tổng bí thư Lê Khả
Phiêu lúc ấy đã ký Chỉ thị 30
của Bộ Chính trị, yêu cầu tất
cả cơ quan, đơn vị phải xây
dựng quy chế dân chủ cơ sở
và cấp ủy, tổ chức đảng phải
có nội dung kiểm tra, giám
sát việc tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, ĐB Hà Nội
cho rằng: “Quy chế dân chủ
dường như chưa đạt được sứ
mệnh. Tôi đề nghị khi xây
dựng luật thì có bước nâng
cao, vượt trội so với quy
chế” - ông đề nghị.
Theo đó, luật cần nêu rõ
nguyên tắc trừ bí mật nhà
nước, còn lại đều cần công
khai cho người dân biết, nhất
là những gì liên quan đến
nguồn lực công, liên quan
trực tiếp đến người dân.
Đạo luật cần đưa ra tỉ lệ tối
thiểu người dân được tiếp
Năm 1998, Tổng
bí thư Lê Khả
Phiêu lúc ấy đã ký
Chỉ thị 30 của Bộ
Chính trị, yêu cầu
tất cả cơ quan, đơn
vị phải xây dựng
quy chế dân chủ
cơ sở và cấp ủy, tổ
chức đảng phải có
nội dung kiểm tra,
giám sát việc tổ
chức thực hiện.
Dân chủ cơ sở thì tốt nhưng phải
thực chất
Dân chủ ở cơ sở là vấn đề đã được Đảng đặt ra từ năm1984 và sau đó đã được triển khai dưới hình thức
quy chế dân chủ cơ sở ở các địa phương, cơ quan, đơn vị. LuậtThực hiện dân chủ cơ sở được hy vọng
sẽ thực thi dân chủmột cách thực chất hơn.
Hơn90%phụnữbị bạo lực nhưngkhôngbáo
Ba đối tượng thực hiện dân chủ cơ sở
Giải trình trước QH, Bộ trưởng Bộ Nội vụ PhạmThị Thanh
Trà cho biết cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa ý kiến ĐB.
Bà cho biết dự luật thiết kế để thực hiện dân chủ ở cơ sở,
gồm ba nhóm: xã, phường, thị trấn; cơ quan, đơn vị; doanh
nghiệp (DN).
Trong đó, dân chủ ở DN, theo bà Trà là vấn đề khôngmới
và không làm thay đổi bản chất quan hệ lao động, không
làm ảnh hưởng và xung đột các luật liên quan, không mâu
thuẫn các điều ước quốc tế về lao động mà Việt Nam tham
gia. Nếu DN biết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
lao động thì dân chủ tại DN cũng chính là cơ chế để hỗ trợ,
thúc đẩy DN phát triển. “Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của ĐB,
chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện vấn đề này hơn”- bàTrà nói.