4
Ngày 14-6, tại Học viện Cán bộ
TP.HCM đã diễn ra tọa đàm cụ thể hóa Kết
luận 14 của Bộ Chính trị về chủ trương
khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động,
sáng tạo vì lợi ích chung tại TP.HCM.
Tại hội nghị, lãnh đạo sở, ngành, quận,
huyện đã chia sẻ, góp ý nhiều nội dung
liên quan đến chủ trương này.
Giám đốc Sở Nội vụ TP Huỳnh Thanh
Nhân cho rằng cán bộ không ngại nhưng
sợ nếu như sáng tạo đó mang lại hậu quả
hoặc thiệt hại ngoài ý muốn.
“Thực tế cái lo ngại, cái sợ trong thời
gian qua thấy rõ qua những vụ việc xảy ra
trên địa bàn TP đã ảnh hưởng không nhỏ
đến tư tưởng của cán bộ công chức TP
trong việc tham mưu của mình chứ chưa
nói đến sáng tạo” - ông Nhân nhìn nhận và
cho biết thực tế có những vụ việc hôm nay
đánh giá là gương điển hình nhưng ngày
mai lại là vi phạm.
Còn Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Trần
Văn Bảy nhớ lại cách đây hai năm khi ông
tham mưu, đề xuất lãnh đạo TP giải quyết
khiếu kiện liên quan đến Khu công nghệ
cao (quận 9 cũ) thì đã nghe đến việc trung
ương chuẩn bị ban hành văn bản để bảo vệ
cán bộ.
“Trong đầu tôi nghĩ trung ương phải ban
hành một nghị quyết thì mới xứng tầm chứ
không phải một kết luận” - ông Bảy nêu và
đề nghị sau này khi sơ kết, tổng kết thì nên
nâng tầm lên thành nghị quyết.
Theo ông Bảy, khi xử lý trách nhiệm cán
bộ thì chủ yếu căn cứ vào quy định pháp
luật. Do đó, từ tinh thần của Kết luận 14
phải pháp lý hóa, thể chế hóa thành các
quy định cụ thể.
Ông Bảy cho biết hằng ngày các sở,
ngành, quận, huyện tham mưu cho TP xử
lý những sự vụ cụ thể đều đụng chạm đến
pháp luật. Có những vấn đề pháp luật chưa
quy định, có những vấn đề xung đột pháp
luật. Ông cho rằng đây chính là lo lắng của
cán bộ công chức, cần tháo gỡ khi thực
hiện Kết luận 14.
Đáng chú ý, phó giám đốc Sở TN&MT
đề xuất nếu cán bộ năng động, sáng tạo với
động cơ trong sáng, vì lợi ích chung mà có
rủi ro thì không hình sự hóa để cán bộ yên
tâm. Sau đó mới tính đến trách nhiệm, xử
lý hành chính hay chỉ kiểm điểm, rút kinh
nghiệm.
“Khoa học tự nhiên đưa vào phòng thí
nghiệm là biết ngay đúng - sai, hiệu quả
hay không; còn khoa học xã hội là phải thí
điểm, làm thử” - ông Bảy nói thêm.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Bí thư Thành
ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải nhìn nhận
khi nhận được Kết luận 14 của Bộ Chính
trị, trong cán bộ đã có nhiều suy nghĩ khác
nhau.
Một số cán bộ thấy mừng vì kết luận này
được ban hành vào thời điểm khó khăn
chung trong quản lý nhà nước.
“Khi tôi họp hai lần thì có ý kiến hoài
nghi việc triển khai này có đáp ứng được
nhu cầu đổi mới, sáng tạo không và có bảo
vệ được cán bộ nếu đổi mới, sáng tạo đó bị
sai sót không?” - ông Hải nói.
Theo ông, khi Kết luận 14 ra đời, đối
với TP.HCM lại càng thấy quan trọng, kịp
thời. Do thời gian qua trên địa bàn TP đã
xảy ra nhiều sơ sót, sai phạm, có cả sai
phạm tập thể chứ không chỉ cá nhân từng
đồng chí trong quản lý điều hành.
Ông cũng nhìn nhận lằn ranh sáng tạo
và vi phạm rất mong manh, chế độ khen
thưởng kịp thời, xứng đáng còn hạn chế
nhưng khi sai phạm thì xử lý rất nghiêm.
LÊ THOA
Thời sự -
ThứTư15-6-2022
THANHTUYỀN
C
hiều 14-6, đoàn giám
sát HĐND TP.HCM do
Phó Chủ tịch HĐND
TP Nguyễn Văn Dũng làm
trưởng đoàn đã có buổi làm
việc với UBND TP về tình
hình triển khai thực hiện
Chương trình giảm nghèo
bền vững TP.HCM giai đoạn
2021-2025.
Hộ nghèo dễ rơi vào
tín dụng đen
Tại buổi làm việc, ông Cao
Thanh Bình, Trưởng banVăn
hóa - Xã hội HĐNDTP.HCM,
cho biết qua giám sát thực
tế, tình trạng hồ sơ các hộ
nghèo, cận nghèo chưa được
giải quyết vẫn còn rất nhiều.
Một phần nguyên nhân, ông
Bình cho rằng do ảnh hưởng
của dịch COVID-19.
Ông Bình nói thêm các hộ
giao thông trọng điểm đầu
tư phát triển cả một vùng
hoặc liên vùng, như chỉ cần
kết nối một cây cầu thì có
thể giúp người dân có cuộc
sống tốt hơn.
Nhiều ĐB cũng có ý kiến
về việc giám sát việc sử dụng
nguồn vốn đúng mục đích,
tránh trường hợp người dân
sử dụng nguồn vốn vào các
nhu cầu khác, không đúng
mục đích.
cần tính toán lại về nhu cầu
phát triển nhà ở; trong đó
chú trọng đến nhu cầu nhà
ở xã hội của các hộ nghèo,
cận nghèo để có chính sách
hỗ trợ phù hợp.
ĐB Hiếu cũng cho rằng
hiện nay một số thủ tục hành
chính vẫn còn rườmrà, vô tình
gây khó khăn cho người sử
dụng thẻ BHYT. Cũng theo
ĐB Hiếu, hiện còn tồn tại sự
khác nhaugiữa khámbảohiểm
và dịch vụ nên người nghèo
chưa thụ hưởng hết các chính
sách để được khám bệnh một
cách tốt nhất.
Từ đó ĐBHiếu đề xuất cần
quan tâm nhiều hơn đến chất
lượng khám của dịch vụ y tế
TP cho người nghèo.
Kết luận tại buổi làm việc,
PhóChủ tịchUBNDTP.HCM
Dương Anh Đức chia sẻ TP
luôn quan tâm đến việc thực
hiện các chính sách hỗ trợ cho
cáchộnghèo, cậnnghèo.Nhiều
năm qua, bằng các nguồn lực
củamình,TP.HCMđãcónhiều
chính sách chăm lo cho các
hộ nghèo, cận nghèo.
Qua ý kiến của các ĐB,
UBNDTP.HCMsẽ tiếp thu để
kịp thời đưa ra các chính sách
phù hợp với thực tiễn hơn. TP
sẽ chú trọng đối tượng hướng
tới là ai để có biện pháp hỗ
trợ chính xác, kịp thời; căn
cứ theo nguồn lực TP để có
chính sách tốt nhất cho các
hộ nghèo, cận nghèo.
Đặc biệt, TP sẽ quan tâm
nhiều hơn đến chương trình
nhà ở dành cho các đối tượng
này từ đề xuất của các ĐB.•
Phó Chủ tịchUBNDTP.HCMDươngAnhĐức phát biểu kết luận tại buổi giámsát. Ảnh: TT
nghèo, cận nghèo dễ rơi vào
vòng xoáy tín dụng đen do
thiếu nguồn vốn. Từ đó ông
mong TP sớm đẩy nhanh tiến
độ giải quyết hồ sơ để giúp
các hộ tiếp cận nguồn vốn.
Vì sau hai năm trải qua đại
dịch, nếu không có nguồn
vốn để xoay xở thì có khi
vòng xoáy tín dụng đen lại
bủa vây người dân nghèo…
Tại buổi giám sát, nhiều
đại biểu (ĐB) cũng góp ý
kiến nên rà soát công trình
Cần chú trọng đến
nhu cầu nhà ở
Đề cập đến nhu cầu nhà
ở dành cho các hộ nghèo,
cận nghèo, ĐB Lê Trương
Hải Hiếu, Trưởng ban Kinh
tế - Ngân sách HĐND TP,
cho biết quá trình giám sát
thực tế cho thấy người nghèo
đang rất “khát” nhà ở. ĐB
Hiếu đơn cử một căn chung
cư ở Bình Tân, dù chỉ có
40 m
2
nhưng nhiều người vẫn
cảm thấy hạnh phúc.
Từ đó ĐB Hiếu đề xuất TP
Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM
Dương Anh Đức
chia sẻ TP luôn
quan tâm đến việc
thực hiện các
chính sách hỗ trợ
cho các hộ nghèo,
cận nghèo.
Cần Thơ: Thanh tra phát
hiện vi phạm gần 8 tỉ đồng,
chuyển công an 2 vụ
UBND TP Cần Thơ đã có báo cáo
công tác phòng chống tham nhũng sáu
tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm
vụ sáu tháng cuối năm.
Theo đó, qua công tác thanh tra, kiểm
tra, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện nhiều quy định, cơ chế, chính sách
pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Thanh tra
phát hiện vi phạm 7,94 tỉ đồng, trong đó
kiến nghị thu hồi 5,94 tỉ đồng (đã thu
hồi 2,17 tỉ đồng), kiến nghị xử lý khác
2 tỉ đồng.
Cùng với đó là kiến nghị kiểm điểm
trách nhiệm 31 tập thể, 86 cá nhân, ban
hành 263 quyết định xử phạt vi phạm
hành chính với số tiền 1,58 tỉ đồng (đã
thu nộp ngân sách 1,08 tỉ đồng). Đồng
thời, chuyển cơ quan điều tra hai vụ liên
quan đến một trung tâm thuộc Sở Công
Thương và công tác quản lý đất đai ở
quận Ninh Kiều.
Kết quả họp xét của hội đồng kỷ luật
thống nhất kỷ luật hai cá nhân với hình
thức khiển trách, kiểm điểm trách nhiệm
một cá nhân (phó chủ tịch phường); kiến
nghị thu nộp ngân sách số tiền 3,2 triệu
đồng (số tiền nhận từ các doanh nghiệp)
và đã hoàn thành việc nộp ngân sách
nhà nước.
NHẪN NAM
TP.HCM: Sẽ tính
toán nhu cầu
nhà ở xã hội
của người nghèo
Nhiều đại biểuHĐNDTP.HCMcho rằng
TP cần tính toán thêmnhu cầu nhà ở
của người nghèo trên địa bàn.
Cánbộsáng tạovì lợi íchchung thì khônghìnhsựhóa
Phó Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễnHồHải
phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: LÊ THOA
UBNDTP.HCMđã có báo cáo tình hình triển
khai thực hiện Chương trình giảmnghèo bền
vững TP.HCM giai đoạn 2021-2025.
UBNDTP.HCM cho biết Chương trình giảm
nghèobềnvữngTPgiai đoạn2021-2025được
Thành ủy, HĐND TP luôn quan tâm, ưu tiên
nguồn ngân sáchTP và nguồn xã hội hóa; đã
bố trí cho chương trình hơn 15.144 tỉ đồng
để thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo,
hộ cận nghèo tiếp cận được các chính sách
an sinh xã hội…
Đểđảmbảochohộnghèo, hộcậnnghèoTP
tiếp cận chính sách hỗ trợ nhà ở, trong nhiều
nămqua, UBNDTP luônquan tâmvàbanhành
nhiềuchủ trương sửdụngnguồnvậnđộnghỗ
trợ của Ủy banMTTQViệt NamTP và các đoàn
thể TP về sửa chữa, chống dột, xây dựng nhà
tình thương cho hộ nghèo, hộ cận nghèo TP.
Hơn 15.000 tỉ đồng thực hiện các chương trình
hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo