142-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 27-6-2022
TP.HCM chú trọng
các giải pháp giảm
thiểu tiêu thụ các sản
phẩm nhựa dùng
một lần thông qua
thúc đẩy sản xuất
các sản phẩm thân
thiện với môi trường.
TP.HCM: Tiến tới 100%
siêu thị không dùng túi nylon
TP.HCMđặt chỉ tiêu đến hết năm2022, 100%hệ thống siêu thị, trung tâm thươngmại sử dụng các loại bao bì
thân thiện với môi trường thay thế túi nylon khó phân hủy.
CHÂUNGUYỄN
U
BND TP.HCM đã ban
hành Kế hoạch tăng
cường công tác quản
lý, giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế và xử lý chất thải
nhựa trên địa bàn TP.HCM
giai đoạn 2022-2025, tầm
nhìn đến năm 2030. Để thực
hiện kế hoạch, nhiều đơn vị,
sở, ngành đã triển khai nhiều
giải pháp.
Nhiều chỉ tiêu giảm
thiểu rác thải nhựa
Nhằm tăng cường công tác
quản lý, giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất
thải nhựa, TP.HCM đã định
hướng giảm sử dụng sản phẩm
nhựa, bao bì nhựa khó phân
hủy sinh học. Cạnh đó, tăng
cường tái sử dụng, tái chế và
xử lý chất thải nhựa.
Định hướng trên cũng nhằm
nâng cao nhận thức của người
dânvề tác hại của chất thải nhựa
đối với môi trường nói chung
và biển nói riêng. Từ đó, hình
thành thói quen giảm sử dụng
sản phẩm nhựa, bao bì nhựa
khó phân hủy sinh học trong
các hoạt động hằng ngày, góp
phần xây dựng mô hình kinh
tế tuần hoàn.
Theo đó, TP.HCM đã đặt ra
mục tiêu đến hết năm 2022,
100% hệ thống siêu thị, trung
tâm thương mại sử dụng các
baobì thân thiệnvớimôi trường
thay thế túi nylon khó phân
hủy trong việc đóng gói, đựng
sản phẩm cho khách hàng. TP
định hướng các tiểu thương
Sở GTVT TP.HCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch triển khai quyết định của Thủ tướng phê duyệt đồ án
đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt
điểm lối đi tự mở qua đường sắt trong sáu tháng đầu năm
2022.
Theo đó, đường sắt Bắc - Nam là tuyến giao thông huyết
mạch đi qua địa bàn TP.HCM có chiều dài khoảng 14 km.
Tuyến đi qua các quận 3, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh
và TP Thủ Đức.
Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có
tổng cộng 24 vị trí đường ngang - đường sắt, trong đó có
20 đường ngang có người gác, bốn đường ngang không có
người gác.
Hiện không có đường ngang dân sinh giao cắt với đường
sắt, chỉ có hai lối đi dân sinh tự mở đi dưới cầu đường sắt
tại rạch Lăng (quận Bình Thạnh). Dự kiến trong năm 2022,
UBND quận Bình Thạnh sẽ xóa bỏ lối đi tự mở này.
Theo Sở GTVT, tất cả đường ngang đều có hệ thống biển
báo đầy đủ, thường xuyên được kiểm tra và bổ sung các
biện pháp đảm bảo an toàn. Các đường ngang không có
người gác đều được bố trí lực lượng thanh niên xung phong
trực để cảnh báo từ 6 giờ đến 22 giờ.
Người dân dùng túi nylon đểmua thực phẩmtại một siêu thị ở quận 3, TP.HCM. Ảnh: NGUYỆTNHI
TP.HCM mỗi ngày có 9.000 tấn
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT
TP.HCM, cho biết: Tại TP.HCM, mỗi ngày có khoảng 9.000
tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom, xử
lý. Trong đó, thành phần chất thải có giá trị, có thể tái chế
chiếm khoảng 20%-25% (bao bì nhựa, giấy, kim loại…).
Một phần chất thải nhựa có giá trị cao được người dân
phân loại bán phế liệu, một phần tiếp tục được phân loại
và tái chế tại các nhà máy xử lý tập trung của TP. Phần
còn lại được thu gom, xử lý cùng các loại chất thải rắn
sinh hoạt khác (hiện nay được xử lý bằng biện pháp chôn
lấp hợp vệ sinh).
Việc thu hồi và tái chế bao bì nhựa hiện nay chưa hiệu
quả, tình trạng rác thải nhựa bỏ bừa bãi vẫn còn diễn ra
phổ biến. Đây là thách thức không nhỏ đối với công tác
quản lýmôi trường củaTP.HCMcũngnhư các địa phương,
các quốc gia trên thế giới.
kinh doanh tại chợ dân sinh
giảm 50% sử dụng túi nylon
khó phân hủy trong đóng gói,
sử dụng cho khách hàng.
TP.HCM đặt mục tiêu phấn
đấu đến năm 2030, TP.HCM
sẽ giảm75% rác thải nhựa trên
biển; 100% các khu, điểm du
lịch, các cơ sở kinh doanh, dịch
vụ lưu trú du lịch và dịch vụ
du lịch khác ven biển không sử
dụng sản phẩmnhựa dùngmột
lần và túi nylon khó phân hủy.
Thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp
Để thực hiện mục tiêu đến
hết năm 2022 100% hệ thống
siêu thị, trung tâm thương mại
sử dụng các bao bì thân thiện
với môi trường, TP.HCM đã
thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp.
Theo đó, TPđã giaoSởCông
Thương chủ trì, phối hợp với
các hệ thống siêu thị, trung
tâm thương mại, nhà sách,
chợ, cửa hàng tiện lợi…không
phát túi nylon khó phân hủy
cho người đi mua sắm, khuyến
khích người tiêu dùng tựmang
túi, giỏ khi mua sắm để bảo
vệ môi trường.
Theo SởTN&MTTP.HCM,
hiện Luật Bảo vệ môi trường
đã quy định trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân sản xuất, nhập
khẩu sản phẩm nhựa sử dụng
một lần, bao bì nhựa khó phân
hủy sinh học phải thực hiện
tái chế, xử lý theo quy định.
Trong thời gian tới, UBND
TP.HCM sẽ cụ thể hóa bằng
các quy định và tổ chức triển
khai hoạt động quản lý chất
thải nhựa. Mục tiêu là bảo
đảm sau năm 2025 không lưu
hành và sử dụng sản phẩm
nhựa sử dụng một lần, bao bì
nhựa khó phân hủy sinh học
tại các trung tâm thương mại,
siêu thị, khách sạn, khu du
lịch (trừ sản phẩm, hàng hóa
có bao bì nhựa khó phân hủy
sinh học).
Ngoài ra, TP.HCMcũng tìm
kiếm, phối hợp với các tổ chức,
đơn vị có quan tâm đến lĩnh
vực thu gom, tái chế chất thải
nhựa để nghiên cứu thêm các
giải pháp. Đồng thời có đề xuất
các giải pháp kỹ thuật nâng cao
hiệu quả tái chế. Từ đó từng
bước hoàn thiện các cơ chế,
chính sách khuyến khích, ưu
đãi, hỗ trợ cho những tổ chức,
cá nhân đầu tư trong lĩnh vực
thu gom, tái sử dụng, tái chế
chất thải nhựa.
Các cơ sở sản xuất sản phẩm
thân thiện với môi trường thay
thế bao bì nhựa khó phân hủy
sinh học và sản phẩm nhựa
dùngmột lầncũngđượckhuyến
khích, ưu đãi, hỗ trợ.
Bên cạnh việc tập trung
các giải pháp đồng bộ để giải
quyết vấn đề thải bỏ rác bừa
bãi nhằm kiểm soát ô nhiễm
do rác thải nhựa, TP cũng chú
trọng các giải pháp giảm thiểu
việc tiêu thụ các sản phẩmnhựa
dùng một lần thông qua thúc
đẩy sản xuất và tiêu dùng bền
vững các sản phẩm thân thiện
với môi trường.
Cạnh đó, TP cũng đẩy mạnh
việc tổ chức phân loại, thu
gom, tái sử dụng, tái chế và
xử lý chất thải nhựa theo
mô hình kinh tế tuần hoàn.
Theo đó, TP sẽ tiếp tục đẩy
mạnh việc thực hiện phân
loại chất thải rắn sinh hoạt
tại nguồn, khuyến khích
phân loại tại nguồn đối với
chất thải nhựa.•
6 tháng, xử lý 338vụvi phạmgiao thôngđường sắt
Tình hình tai nạn giao thông: Từ ngày 15-12-2021 đến
14-6 năm nay, xảy ra một vụ tai nạn giao thông đường sắt
làm chết một người, giảm một vụ so với cùng kỳ. Nguyên
nhân là do người đi bộ vi phạm hành lang an toàn giao
thông đường sắt.
Báo cáo cũng cho biết về công tác xử lý vi phạm: Từ
ngày 15-12-2021 đến 14-6 năm nay, cơ quan chức năng xử
lý 338 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt, với
số tiền xử phạt gần 153 triệu đồng.
TP.HCM cũng đã phối hợp với ngành đường sắt tổ chức
kiểm tra, rà soát và khắc phục kịp thời các thiếu sót, hư
hỏng hệ thống biển báo hiệu giao thông, vạch sơn, thông tin
tín hiệu tại các vị trí đường bộ giao đường sắt.
Tuy nhiên, Sở GTVT TP cho biết ý thức chấp hành an
toàn giao thông đường sắt của một bộ phận người dân chưa
tốt, vẫn còn tình trạng tự ý phá hàng rào, leo qua hàng rào
bảo vệ để vào khu vực đường sắt. Một số khu vực vẫn còn
xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt như
họp chợ, buôn bán trong khu vực đường ngang, để đồ, kê
bàn ghế ngồi, phơi quần áo, đổ xà bần, trồng cây...
Việc giải tỏa các công trình kiến trúc nằm trong hành
lang an toàn đường sắt và giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía
đường bộ và đường sắt, bảo đảm bề rộng hành lang an toàn
giao thông đường sắt theo quy định vẫn chưa thực hiện
được. Điều này là do TP.HCM là khu vực đô thị đông dân
cư, chi phí giải phóng mặt bằng lớn và cần phải có thời gian
thực hiện.
KIÊN CƯỜNG
Đường sắt Bắc - Nam là tuyến giao thông huyếtmạch đi qua
địa bàn TP.HCMcó chiều dài khoảng 14 km. Ảnh: THYNHUNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook