142-2022 - page 9

9
Tiêu điểm
TuyếnbuýtđiệnD4
thànhcôngbướcđầu
Mới đây, ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám
đốc Sở GTVT TP.HCM - Tổ trưởng Tổ công
tác theo dõi đánh giá hoạt động thí điểm vận tải
công cộng bằng xe buýt điện, đã có buổi khảo
sát thực tế tuyến xe buýt điện D4 (Vinhomes
Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn).
Theo Sở GTVT, tuyến xe buýt điện có trợ giá
D4 được đưa vào hoạt động ngày 9-3, do Công
ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái VinBus
khai thác.
Đây là tuyến xe buýt điện có trợ giá đầu
tiên hoạt động trên địa bàn TP.HCM theo chủ
trương tổ chức thí điểm của UBND TP.HCM.
Dự án này đi đầu cho chiến lược phát triển
phương tiện giao thông thân thiện với môi
trường - là mục tiêu phát triển hệ thống giao
thông đô thị bền vững, hiện đại của TP.HCM.
An toàn, tiện lợi, chi phí thấp và giảm thải ô
nhiễm môi trường là lý do mà người dân TP
ngày càng chuộng sử dụng xe buýt điện.
Trong thời gian đầu, tuyến được tổ chức hoạt
động với 94 chuyến xe mỗi ngày. Thời gian
hoạt động từ 5 giờ đến 21 giờ 15 phút. Tuyến
có cự ly dài 29 km, thời gian bình quân mỗi
chuyến xe kéo dài 100 phút. Đoàn xe hoạt động
trên tuyến bao gồm 15 xe buýt loại 67 chỗ sử
dụng năng lượng điện, có hỗ trợ người khuyết
tật sử dụng.
Lộ trình tuyến kết nối từ khu đô thị Vinhomes
Grand Park đến Bến xe buýt Sài Gòn, đi qua
các điểm như Khu công nghệ cao, UBND TP
Thủ Đức…
Hành khách sử dụng tuyến D4 có thể trung
chuyển với các tuyến xe buýt khác tại trạm
trung chuyển Hàm Nghi và có thể phân bổ đi
nhiều hướng khác trên địa bàn TP.
Sở GTVT cho biết để đáp ứng nhu cầu đi lại
hằng ngày của người dân, từ ngày 16-6, tuyến
được điều chỉnh thông số hoạt động lên thành
102 chuyến/ngày với tần suất hoạt động tăng
lên.
Thời gian chuyến được rút ngắn nhằm phù
hợp với tình hình thực tế và đáp ứng nhu cầu sử
dụng tuyến ngày một tăng cao của người dân
TP.
Với chất lượng đoàn xe cao cấp, đội ngũ tài
xế và nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản,
hệ thống trang thiết bị kỹ thuật công nghệ trong
quản lý, vận hành, tuyến xe buýt điện D4 đang
mang đến một chất lượng dịch vụ khác biệt so
với mặt bằng dịch vụ xe buýt truyền thống.
Tuyến D4 đã và đang nhận được sự chào
đón, ủng hộ của đông đảo người dân cũng như
nhận được nhiều lời khen ngợi của hành khách.
Đặc biệt, đối tượng hành khách là người khuyết
tật, người cao tuổi đã cảm thấy được phục vụ
rất tốt và dành nhiều thiện cảm cho xe buýt
điện.
Ông Võ Khánh Hưng nhận định bước đầu
thành công của tuyến xe buýt điện D4 là kết
quả của quá trình nỗ lực, thúc đẩy đưa xe buýt
điện đi vào hoạt động của các cấp sở, ngành.
Đây là động lực cho việc phát triển mạng lưới
giao thông đô thị thân thiện với môi trường.
THÁI NGUYÊN
Tuyến buýt điệnD4 có tần suất hoạt động
102 chuyến/ngày. Ảnh: ĐT
Bến xe
Miền
Đông
mới
đìu hiu,
không
một
bóng
khách.
Ảnh:
BẢO
PHƯƠNG
Trong tuần này,
Tổng công ty Cơ khí
giao thông vận tải
Sài Gòn - TNHHmột
thành viên (SAMCO)
sẽ có báo cáo chính xác
với Sở GTVT về thời
gian di dời.
Làm gì để
“giải ế” cho bến xe
lớn nhất nước?
Các chuyên gia cho rằng phải chuyển toàn bộ tuyến vận tải từ Bến xe
MiềnĐông cũ sang bếnmới để phát huy hiệu quả của bến xe lớn nhất cả nước.
ĐÀOTRANG
B
ến xe Miền Đông (BXMĐ)
mới có tổngmức đầu tư hơn
4.000 tỉ đồng, được đưa vào
khai thác tháng 10-2020. Khi đưa
vào vận hành, cơ quan chức năng
cho 21 tuyến cố định từ Quảng
Trị ra các tỉnh phía Bắc chuyển
về BXMĐmới. Sau gần hai năm
hoạt động, hiệnmỗi ngày BXMĐ
mới chỉ tiếp nhận trung bình 47
hành khách.
Bến xe vắng khách,
hãng cũng nản
Theo ghi nhận của PV, khu vực
nhà chờ trong BXMĐ mới vắng
khôngmột bóng khách, chỉ có bảo
vệcùngmộtsốnhânviênhoạtđộng.
Phíadướihầmxerộnghàngngàn
m
2
cũng chỉ có khoảng 10 xemáy,
đa phần của nhân viên làmviệc tại
bến... Các tài xế cho biết khách
thường đón tại BXMĐ cũ (quận
BìnhThạnh) hoặc dọc đường, sau
đó mới đến BXMĐ mới (TP Thủ
Đức) làm thủ tục.
Không có khách, các quầy hàng
dịch vụ cũng vắng vì không có
khách để phục vụ.
TraođổivớiPV,anhNguyễnTấn
Thành (tài xế chạy tuyếnTP.HCM
- Hà Nội) cho biết xe chạy thường
xuyên giữa TP.HCM - Hà Nội và
phải đón khách tại BXMĐ mới
nhưng có chuyến không đón được
khách nào, thường thì khách chỉ
đứng ngoài cổng đợi chứ không
vào trong.
“Bến xe hiện đại, lớn nhất, đi
đầu cả nước song vắng khách thì
rất uổng.Hiệnnayviệcnhậpnhằng
giữa BXMĐ mới và BXMĐ cũ
cũng khiến hành khách khó hiểu.
Theođó, đơnvị quản lý cần sớmdi
dời các tuyến vềmộtmối để người
dân thuận tiện hơn trong việc đi
lại” - anh Thành chia sẻ.
Tương tự, tài xế Quang (chạy
tuyến TP.HCM - Hà Tĩnh) cũng
cho biết hành khách không mặn
màvớiBXMĐmới.Thông thường
chuyếnxeđónđược20-25kháchvà
hầu hết khách đều đặt vé xe trước
chứ không mua vé tại bến. Lượng
khách đón tại BXMĐ mới ít hơn
rất nhiều, thậmchí khôngcókhách.
Chủmột hãng xe khách lộ trình
TP.HCM-TháiNguyênchobiết từ
ngàyvềBXMĐmới thườngkhông
có khách nên các hãng hay đậu ở
BXMĐ cũ hoặc Bến xe Ngã Tư
Ga. “Nếu vẫn duy trì chỉ chuyển
một số tuyến thì BXMĐ mới sẽ
không phát huy hiệu quả” - người
này nói.
Bốn giải pháp
Sở GTVT tăng cường vận tải xe
buýt kết nối với BXMĐmới.Với bốn
tuyến xe buýt đã kết nối, Sở GTVT
TP.HCMyêu cầu xe phải đón trả tại
sảnhbếnđể người dânđi lại thuận
tiện, cho phép xe buýt vận chuyển
hàng hóa cho hành khách. Đồng
thời mở thêm tuyến cho VinBus
kết nối với BXMĐ mới, mở thêm
tuyến buýt kết nối từ BXMĐ cũ
sang BXMĐ mới.
Sở chỉ đạo thanh tra giao thông
phốihợpvớiCSGTxửlýnghiêmtình
trạng “xe dù, bến cóc” ở khu vực
BXMĐ cũ đến ngã tư Bình Phước.
Yêu cầu các đơn vị nhanh chóng
hoàn thiện các dự án giao thông
kết nối với BXMĐ mới như metro
số 1, cầu vượt BXMĐ mới, đường
Hoàng Hữu Nam, A8…
Nâng cao chất lượng dịch vụ,
BXMĐmới phải tốt hơn BXMĐ cũ.
Xử lý tình trạng 21 tuyến cố định vẫn đón khách ở BXMĐ cũ
TheoôngVõKhánhHưng, PhóGiámđốc SởGTVT
TP.HCM, trungbìnhmỗi ngày chỉ có khoảng47hành
khách di chuyển qua BXMĐ mới, giảm 95% so với
trước khi có dịch (trước đó là 706 hành khách). Việc
giảm hành khách đi lại cũng là giảm chung, bao
gồm cả BXMĐ mới và BXMĐ cũ. Cụ thể, năm 2022
trung bình chỉ có 9.000 hành khách di chuyển qua
hai BXMĐ - giảm 70% so với những năm trước.
Ông Hưng cũng cho biết sẽ chỉ đạo thanh tra xử
lý tình trạng 21 tuyến cố định từ Quảng Trị ra các
tỉnh phía Bắc nhưng vẫn đón khách ở BXMĐ cũ.
Cũng theo ông Hưng, Sở GTVT còn rất nhiều dự
án, công trình cần phải làm như dự án tăng cường
kết nối giao thông vàometro; hoàn thiện các tuyến
xe buýt gom cho metro nhằm kết hợp với metro
tăng vận chuyển hành khách cho toàn tuyến và
BXMĐmới... Những việc này dự kiến sẽ hoàn thành
vào cuối năm 2023.
Quy hoạch đúng,
triển khai còn thiếu sót
Kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết
Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch
đô thị, khẳng định việc chuyển
đổi từ BXMĐ cũ sang bến mới là
hoàn toàn đúng. Công tác chuyển
đổi này sẽ góp phần giảm kẹt xe
ở quốc lộ 13 hiện nay, đồng thời
giảm quá tải ở BXMĐ cũ.
KTSNamSơn cho biết BXMĐ
mới phục vụ cho toàn miền Đông
củaTP.HCMvà vị trí của bếnhoàn
toàn phù hợp với hướng phát triển,
phù hợp liên kết vùng và đảm bảo
giao thông. Bến cũng kết nối với
metro nên sẽ phát huy hiệu quả
về vận tải.
Tuynhiênquyhoạchđúng, song
kế hoạch triển khai thì thiếu sót.
“Khi chuyển từ bến cũ qua
BXMĐ mới không được nhập
nhằng giữa hai bến xe này, chính
sách phải dứt khoát. Cụ thể, chúng
ta cần đề ramột số chính sách, một
thời gian chuẩn bị để dứt khoát
triển khai. Đối với những chuyến
xe đã chuyển về BXMĐ mới thì
hành khách chỉ được đi từBXMĐ
mới, không có chuyện xuất bến từ
BXMĐ cũ” - KTS Nam Sơn nói.
VớinhữngngườiđitừBXMĐcũ
thì cần tạođiềukiện thuận lợi bằng
cách làm trung tâm trung chuyển
xe buýt từ đây - song không cho
xuấtbếntừBXMĐcũ.Hànhkhách
cũng có thể đếnBXMĐcũmua vé
nhằmtạo điều kiện cho người dân.
“Đây làbếnxephụcvụchomiền
Đông, toàn TP.HCM chứ không
phục vụ chomột nhómngười. Do
đó, chúng ta cần thấy rằng dự án
còn thiếu kế hoạch triển khai nhất
quánvàđồngbộ.Chúng ta cần tính
toán chuyển toàn bộ các tuyến về
BXMĐmới, cònbếncũcó thể làm
nơi trung chuyển cho người dân đi
lại thuận tiệnhơn” -KTSNgôViết
Nam Sơn nhấn mạnh.
Chuyển dứt khoát các
tuyến sang BXMĐ mới
Tương tự, ông Lê Trung Tính,
Chủ tịchHiệphộiVận tải ô tôhành
khách TP.HCM, cho biết nguyên
nhânbếnxe ế kháchmàSởGTVT
đưa ra vừa có yếu tố chủ quan vừa
có yếu tố khách quan. Tuy nhiên,
để phát huy hiệu quả của bến xe
hiện đại bậc nhất cả nước thì Sở
GTVT cần tính toán, làm ngay hệ
thống chuyển tiếp giữa bến cũ và
mới, tạo thuận lợi cho hành khách.
Bên cạnh đó, tình trạng “xe dù,
bến cóc” tồn tại nhiều năm nay,
ngành GTVT và CSGT cần có kế
hoạch dẹp bỏ hiệu quả.
Ông Tính cũng cho biết đối với
các dịch vụ, phục vụ ở BXMĐ
mới còn trống vắng vì khách đi lại
rất ít. Theo đó, cần đấu thầu, triển
khai ngay các dịch vụ tốt nhất để
hànhkhách lựa chọnvềbếnxenày.
“Chỉ khi nào chuyển toàn bộ
các tuyến ra BXMĐ mới thì mới
phát huy hiệu quả của bến vì hành
khách cũng không biết tuyến nào
đi từ BXMĐ cũ, tuyến nào đi từ
BXMĐ mới. Đặc biệt hơn, chất
lượng dịch vụ ở BXMĐmới phải
tốt hơn, hiện đại hơn BXMĐ cũ”
- ông Tính nói.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook