13
Tương tự, trẻ em sau chuyến
du lịch cũng sẽ được tiêm
vaccine. Đối với trường hợp
cha mẹ chưa đồng thuận,
UBND phường cùng các
đoàn thể chính trị, khu phố
tiếp tục vận động” - ông
Lâm nói.
“Địa điểm tiêm vaccine
ngừaCOVID-19 đượcUBND
phường 12 phối hợp với 16
khu phố thông tin tới từng
hộ dân mỗi ngày” - ông Lâm
nói thêm.
“Trước đây, khảo sát lớp
học có 55 em thì hơn 50%
phụ huynh không đồng thuận
cho con tiêm vaccine ngừa
COVID-19 mũi 3” - bà Ngô
Thị Hoàng Hân, Phó Chủ tịch
UBND xã Xuân Thới Sơn,
huyện Hóc Môn, TP.HCM,
chia sẻ.
Trong đợt cao điểm tiêm
vaccine ngừa COVID-19 cho
trẻ từ năm đến dưới 18 tuổi,
nhận thức được nguy cơ lây
lan COVID-19 nên nhiều phụ
huynh đã thay đổi suy nghĩ
và đưa con đi tiêm.
“Do vậy, tỉ lệ trẻ từ nămđến
dưới 18 tuổi trên địa bàn tiêm
vaccine ngừa COVID-19 có
tăng so với trước đây. Đối với
những trẻ chưa tiêm, UBND
cùng ban ngành, đoàn thể
xã tiếp tục gặp phụ huynh
để vận động” - bà Hân nói.
BS Võ Bút Thông, Trưởng
Phòng y tế quận 12, TP.HCM,
chobiết trongngày9-8,UBND
quận này tổ chức bảy điểm
tiêmvaccine ngừa COVID-19
cho trẻ từ năm đến dưới 18
tuổi. Tổng cộng 1.250 em
được tiêm trong ngày này.
“Hiện vẫn còn một số trẻ
em trong độ tuổi từ năm đến
dưới 18 trên địa bàn quận 12
chưa tiêm đủ mũi vaccine do
đang mắc COVID-19 trong
vòng ba tháng. Sau khi hết
ba tháng, các em này sẽ
được sắp xếp tiêm sớm nhất.
Đối với những trẻ em chưa
được sự đồng thuận của cha
mẹ, UBND các phường của
quận cùng ban ngành, đoàn
thể tiếp tục vận động” - BS
Thông chia sẻ.•
TRẦNNGỌC
S
áng 9-8, tần ngần trước
cổng Trường Tiểu học
Lê Văn Thọ (quận 12,
TP.HCM) chừng 20 phút,
chị NTMH (40 tuổi, ngụ
phường Tân Thới Hiệp, quận
12) mới dám dẫn con trai
10 tuổi vào để tiêm vaccine
ngừa COVID-19.
Sợ con bị tác dụngphụ
“Nói nào ngay, con tôi đã
tiêm mũi 1 vaccine ngừa
COVID-19 rồi. Khi có đợt
tiêm mũi 2 cho trẻ từ năm
đến dưới 12 tuổi, tôi cứ lưỡng
lự vì sợ con bị ảnh hưởng
tác dụng phụ như mệt mỏi,
đau đầu, hay quên… Do
vậy, tôi chưa dám cho con
tiêm” - chị H trần tình.
Hổm rày đọc báo, biết
được các biến thể phụ của
COVID-19 chủng Omicron
là BA.4 và BA.5 đã xuất
hiện ở TP.HCM nên chị H
đâm lo. Nghe nói các biến
thể phụ lây lan nhanh và có
thể gây triệu chứng nặng nếu
không tiêm đầy đủ vaccine
ngừa COVID-19 nên mỗi
khi con bị sốt, ho là chị H
đứng ngồi không yên.
“Được nghe các chuyên
gia và y tế địa phương phân
tích lợi ích của việc tiêm đầy
đủ vaccine ngừa COVID-19
nên hôm nay tôi dẫn con đi
tiêm. Cho dù lúc đầu còn
phân vân” - chị H chia sẻ.
Tương tự, ông TVM (42
tuổi, ngụ quận Gò Vấp,
TP.HCM) cứ thập thò trước
cổng Trạm y tế phường 12,
quận Gò Vấp tầm 10 phút.
Sau đó, ông M mới dắt con
gái 12 tuổi vào và nhờ nhân
viên y tế tiêm vaccine ngừa
COVID-19 mũi 3 cho con.
“Thiệt tình mà nói, con
cái ai chẳng thương. Hai lần
trước, thấy con sau khi tiêm
vaccine ngừa COVID-19 bị
sốt, đau nhức…, tôi ăn uống
không ngon. Do vậy, khi
có đợt tiêm vaccine ngừa
COVID-19 mũi 3 cho nhóm
tuổi từ 12 đến dưới 18, tôi
không đăng ký” - ông M nói.
Khi nghe dịch COVID-19
rục rịch tăng, nhất là xuất
hiện các biến thể phụ BA.4
và BA.5 khiến bệnh lây
lan nhanh, ông M cứ thấy
lo lo. Sau khi bàn bạc với
vợ, ông M quyết định đưa
con đi tiêm vaccine ngừa
COVID-19 mũi 3.
“Thà thấy con sốt, con đau
một chút còn hơn thấy con
mắc COVID-19. Cho con
tiêmvaccine ngừa COVID-19
mới gọi là thương” - ông M
trải lòng.
Tiếp tục vận động
phụ huynh
Ông Nguyễn Hồng Lâm,
Phó Chủ tịch UBND phường
12, quận Gò Vấp, cho biết
trên địa bàn có hơn 4.860
trẻ từ năm đến dưới 12 tuổi.
Trong đó, trên 4.710 trẻ đã
tiêmvaccine ngừa COVID-19
mũi 1 và gần 4.670 trẻ đã
tiêm mũi 2.
“Đối với độ tuổi từ 12 đến
dưới 18, phường có gần 3.130
em. Trong đó, hơn 3.100 em
đã tiêm mũi 1, gần 3.100 em
đã tiêm mũi 2 và trên 2.350
em đã tiêm mũi 3. Con số
trên cho thấy tỉ lệ trẻ em tiêm
vaccine ngừa COVID-19 trên
địa bàn khá cao” - ông Lâm
cho biết thêm.
Số trẻ em trên địa bàn
phường chưa tiêm đủ vaccine
ngừa COVID-19 là do đang
mắc COVID-19 trong vòng
ba tháng, đi du lịch hoặc cha
mẹ chưa đồng thận. “Đối với
những trẻ mắc COVID-19,
ba tháng sau sẽ được tiêm.
Một trẻ đang được tiêmvaccine ngừa COVID-19. Ảnh: TRẦNNGỌC
Tập trung nguồn lực tiêm vaccine
ngừa COVID-19 cho trẻ
Chiều 9-8, Sở Y tế TP.HCM cho biết sau một tuần triển
khai tháng cao điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ
từ năm đến dưới 18 tuổi, mặc dù số lượt tiêm có tăng hơn
trước nhưng vẫn thấp so với tỉ lệ trung bình của cả nước.
Cụ thể, ở độ tuổi từ năm đến dưới 12, tiêm mũi 1 đạt
hơn 51%, trong khi cả nước là 71%; tiêm mũi 2 đạt gần
27%, trong khi cả nước đạt gần 40%. Riêng tiêm mũi 3
cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt gần 26%, trong khi cả
nước đạt hơn 38%.
TPThủĐức vàhuyệnBìnhChánhcó tổngsố lượt tiêmtrong
bảy ngày qua đạt mức cao nhất TP.HCM. SởY tếTP.HCM yêu
cầu quận 4 và quậnTân Bình tập trung nguồn lực cho công
tác tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em bởi hai quận
này có tổng số lượt tiêm trong tuần thấp nhất.
Tiêu điểm
Đối với những trẻ
chưa tiêm, UBND
cùng ban ngành,
đoàn thể xã tiếp tục
gặp phụ huynh để
vận động.
Tiêm vaccine ngừa
COVID-19 liênhệởđâu?
Mỗi ngày, Trung tâm Kiểm
soát bệnh tậtTP.HCMcập nhật
các điểm tiêm vaccine ngừa
COVID-19 trên địa bàn TP tại
trang điện tử hcdc.vn.
Đời sống xã hội -
ThứTư10-8-2022
Nhiềungười
đưa conđi tiêm
vaccine ngừa
COVID-19
Trong đợt cao điểm tiêmvaccine ngừa
COVID-19 cho trẻ từ nămđến dưới 18 tuổi
ở TP.HCM, nhiều phụ huynh đã thay đổi
quan điểmvà đưa con đi tiêm.
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa có
báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên
quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp thứ 14 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Liên quan đến vấn đề du lịch, báo cáo khẳng định trong
hai năm 2020 và 2021, đại dịch COVID-19 tác động nặng
nề tới toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội toàn cầu.
Tại Việt Nam, hoạt động du lịch quốc tế phải tạm dừng
hoàn toàn từ tháng 4-2020 đến tháng 11-2021. Hoạt động
du lịch nội địa trải qua bốn lần gián đoạn tương ứng với
bốn lần bùng phát dịch. Năm 2021, khách du lịch nội địa
giảm 29% so với năm 2020, tổng thu từ khách du lịch đạt
180.000 tỉ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ.
Việc liên kết phát triển du lịch mới ở bước đầu, nhiều
nội dung chưa được triển khai đồng bộ, thường xuyên
nên chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp. Hầu hết các thị
trường khu vực Đông Bắc Á (chiếm gần 70% khách quốc
tế đến Việt Nam) vẫn đang siết chặt phòng chống dịch,
như Trung Quốc hiện theo đuổi chính sách “zero COVID”
và đến nay vẫn chưa mở cửa du lịch quốc tế.
Từ thực tế trên, báo cáo đưa ra nhận định: Phục hồi và
phát triển du lịch bền vững hậu COVID-19 không thể thành
công trong “một sớm một chiều”, phải “tư duy mới, hành
động mới”, cần nghiên cứu xây dựng và triển khai một
chương trình tổng thể, các cấp, các ngành, các địa phương
và thậm chí cả các quốc gia thống nhất hành động.
Báo cáo cũng đánh giá thời gian qua đã có các hiện
tượng văn hóa tầm thường, dễ dãi, thị trường lại thu hút
được một bộ phận người xem quan tâm. Sự nhiễu loạn
“vàng thau” lẫn lộn trong hưởng thụ văn hóa đáng được
quan tâm.
Bên cạnh việc chỉ ra sự xuống cấp về đạo đức và văn
hóa ứng xử, báo cáo cho rằng văn hóa là lĩnh vực rộng, liên
quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Để văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất
nước cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Đề cập đến nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng
Nguyễn Văn Hùng đã đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó có việc xây dựng văn hóa trong hệ thống
chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai
trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng
môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân
tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.
Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi
dưỡng tâm hồn, định hướng phát triển nhân cách của con
người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ. Bảo đảm quyền
hưởng thụ, tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, nghệ
thuật của mỗi người dân và cộng đồng.
VIẾT THỊNH
Bộ trưởngBộVH-TT&DL: Có các hiện tượngvănhóa tầmthường, dễ dãi