16
Quốc tế -
Thứ Tư10-8-2022
Tiêu điểm
Một điểmthu đổi ngoại tệ ở thủ đô Ankara (ThổNhĩ Kỳ) hồi tháng 7. Ảnh: REUTERS
Các nước bị tác động thế nào
khi đồng USD liên tục tăng giá
Các nước đang phát triển sẽ phải chịu nhiều tác động tiêu cực khi đồng USD tăng giá,
đẩy giá thành và chi phí giao dịch quốc tế đắt đỏ hơn.
VĨCƯỜNG
C
hỉ riêng năm nay, tỉ giá
hối đoái của đồng USD
so với những loại tiền tệ
hàng đầu khác trên thế giới đã
tăng hơn 10% - mức cao nhất
trong vòng 20 năm trở lại đây,
theo đài
CNN
. Trong bối cảnh
lo ngại về suy thoái toàn cầu
ngày càng tăng, đồng USD
tiếp tục được xem là nơi trú
ẩn an toàn và nhận được lực
cầu tích trữ lớn.
Bên cạnh đó, loạt động thái
tăng lãi suất nhằm kiểm soát
lạm phát của Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (Fed) càng làm tăng
sức hấp dẫn của đồngUSDkhi
mang lại tỉ suất sinh lời cao
cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối
với các công ty đa quốc gia và
các chính phủ nước ngoài, sức
mạnh đang lên của đồngUSD
tác động đáng kể tới bức tranh
kinh tế toàn cầu.
Hàng loạt nước chịu
tác động tiêu cực
Trên thực tế, sự tăng giá của
đồng USD đã làm tổn thương
một số nền kinh tế bất ổn. Đơn
cử, tình trạng thiếu hụt đồng
USD làmột phần nguyên nhân
đẩy Sri Lanka vào cuộc khủng
hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong
lịch sử nước này. Đồng rupee
của Pakistan đã giảm xuống
mức thấp kỷ lục so với đồng
USDvào cuối tháng 7.Ai Cập,
vốn đang chịu tác động từ giá
lương thực tăngcao, cũngđang
phải đối phó với mức dự trữ
Ngày 9-8, Đài Loan tập trận bắn đạn thật mô phỏng
nội dung chống đổ bộ, bảo vệ hòn đảo trước nguy cơ bị
tấn công, hãng tin
AFP
cho biết. Cuộc tập trận diễn ra ở
huyện Bình Đông vào đầu giờ sáng 9-8 và kết thúc trong
vòng 1 giờ. Đài Loan đã thông báo lịch tập trận của mình
trước đó, diễn ra vào các ngày 9 và 11-8. Hàng trăm binh
sĩ và khoảng 40 khẩu pháo được triển khai tham gia.
Đài Loan nói rằng các cuộc tập trận này đã được lên
lịch trước và không phải nhằm phản ứng với Trung Quốc
(TQ). Tuy thế, động thái tập trận của Đài Loan gây chú ý
khi diễn ra ngay sau đợt tập trận quy mô lớn và dài ngày
của TQ.
Cùng ngày 9-8, Chiến khu Đông bộ TQ thông báo rằng
hải quân và không quân nước này sẽ tiếp tục tập trận
chung ở các vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan,
theo báo
South China Morning Post
. Chiến khu Đông
bộ cho biết nội dung tập trận tập trung vào các hoạt động
chống tàu ngầm và tấn công trên biển, chuẩn bị cho các
hoạt động “phòng thủ chung”, “phong tỏa chung” Đài
Loan, đồng thời không nói cụ thể ngày kết thúc.
Đợt tập trận này diễn ra chỉ một ngày sau khi TQ kết
thúc đợt tập trận quy mô lớn ở sáu địa điểm quanh Đài
Loan trong bốn ngày (từ ngày 4 đến 7-8) nhằm phản đối
chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy
Pelosi. Trong đợt tập trận này, TQ triển khai tàu chiến,
máy bay chiến đấu, máy bay không người lái khắp các
vùng trời và vùng biển quanh Đài Loan, tập trận bắn đạn
thật và bắn 11 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, phóng tên lửa đạn
đạo qua Đài Bắc.
Trong khi đó, căng thẳng giữa Mỹ và TQ sau chuyến
thăm của bà Pelosi đến Đài Bắc vẫn đang leo thang đáng
ngại. Ngày 8-8, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói ông lo
ngại về các cuộc tập trận quân sự gần đây của TQ quanh
Đài Loan, theo đài
CNN
. Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà
Trắng Karine Jean-Pierre lên án các cuộc tập trận quân sự
của TQ là “khiêu khích, vô trách nhiệm và làm tăng nguy
cơ tính toán sai lầm”. Trước đó, ngày 4-8, Nhà Trắng đã
triệu tập Đại sứ TQ Tần Cương để lên án các hoạt động
quân sự của TQ và nhấn mạnh mong muốn của Mỹ là
tránh một cuộc khủng hoảng trong khu vực.
Phần mình, ngày 8-8, Bộ Ngoại giao TQ ra tuyên bố
khẳng định việc nước này tập trận “trong vùng biển của
chúng tôi” một cách công khai, minh bạch và chuyên
nghiệp là chuyện bình thường.
Ngoài tập trận, ngày 5-8, TQ thông báo hủy các cuộc
điện đàm trong tương lai giữa các nhà lãnh đạo quốc
phòng TQ và Mỹ, đình chỉ các cuộc đàm phán song
phương về khí hậu. Riêng về lĩnh vực quốc phòng, TQ
đình chỉ các cuộc đàm phán chính thức với Mỹ liên quan
đến các cấp chỉ huy, điều phối chính sách quốc phòng và
tham vấn quân sự hàng hải.
Bộ Quốc phòng TQ cho rằng tình hình căng thẳng
hiện nay ở eo biển Đài Loan hoàn toàn do phía Mỹ khiêu
khích, Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và hậu quả
nghiêm trọng về việc này. Về phía Mỹ, các quan chức Lầu
Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng lên án “phản ứng
thái quá vô trách nhiệm” của TQ.
ĐĂNG KHOA
BắcKinh, Đài Loan cùng tập trận
Mộtmáy bay trực thăng của hải quân TrungQuốc thuộc Chiến
khuĐông bộ tập trận ở vùng biển xung quanhĐài Loan vào ngày
8-8. Ảnh: Chiến khuĐông bộ/REUTERS
Sự tăng giá của
đồng USD đã làm
tổn thương một số
nền kinh tế nhỏ.
Hiện nay, khoảng 50% hóa
đơn giao dịch quốc tế của các
nhà sản xuất và doanh nghiệp
là bằng đồng USD, trong khi
đó các chính quyền cũng trả
nợ bằng đồng USD. Do đó,
khi đồng tiền này tăng giá thì
những giao dịch như vậy sẽ
gặp khó khăn, đặc biệt khi dự
trữ đồng tiền này giảm xuống
mức thấp.
Đằng sau đà tăng giá đồng USD là
sức khỏe nền kinh tế Mỹ
Theo chuyêngia Craig Erlamthuộc Công ty tài chínhOanda
(Anh), có nhiều yếu tố thúc đẩy đồng USD tăng giá nhưng
động lực chính của đà tăng vẫn là lạm phát tại Mỹ và những
động thái tiếp theo của Fed.
ĐồngUSD thường tăng giá trong thời kỳ bất ổn kinh tếMỹ.
Theo số liệu được Cục Thống kê lao động Mỹ công bố gần
đây, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ đã tăng 9,1%
so với cùng kỳ nămngoái, đánh dấumức tăng cao nhất trong
vòng 40 năm qua. Con số này cũng vượt xa dự báo trước đó
của giới quan sát và có ít dấu hiệu cho thấy lạm phát ở Mỹ sẽ
sớm giảm bớt. Theo giới quan sát, lạm phát tăng cao ngoài
dự kiến sẽ thúc đẩy các quan chức Fed tiếp tục mạnh tay
trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ, dù kinh tế Mỹ đang
tăng trưởng chậm lại.
đồngUSDcạn kiệt và việc các
nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.
Cả ba nước trên đã phải nhờ
đến sự giúp đỡ của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF).
Theo ông Manik Narain,
chuyên gia tại Ngân hàngUBS
(ThụyĐiển), có ba lý do chính
khiếnviệcđồngUSDmạnhhơn
gây tổn hại cho các nước trên
thế giới cónềnkinh tế nhỏhơn.
Thứ nhất, đồng USDmạnh
có thể làmgia tăng căng thẳng
tài chính. Không phải quốc gia
nào cũng có khả năng vay tiền
bằngđồngnội tệ, dokhó thuyết
phục niềm tin của các nhà đầu
tư nước ngoài. Lúc này, một số
nước không có lựa chọn nào
khác ngoài việc phát hành các
khoảnnợbằngđồngUSD. Khi
giá trị của đồngUSD tăng lên,
việc trả nợ sẽ khó khăn hơn,
làm hao tốn ngân sách. Ngoài
ra, các chínhquyềnhoặc doanh
nghiệp nhập khẩu thực phẩm,
thuốc và nhiên liệu sẽ tốn
kém hơn.
Thứ hai là tình trạng tháo
chạy vốn, khi đồng tiền của
một quốc gia suy yếu đáng kể,
các cá nhân, công tyvà nhà đầu
tư nước ngoài giàu có bắt đầu
rút tiền với hy vọng cất giữ ở
một nơi nào đó an toàn hơn.
Điều đó đẩy giá trị tiền tệ của
nước đó xuống thấp hơn nữa,
làm trầm trọng thêm các vấn
đề tài khóa.
Thứba là sức ép tăng trưởng.
Nếu các công ty không đủ khả
năng nhập khẩu hàng hóa cần
thiết cho hoạt động kinh doanh
thì họ sẽ không có nhiều hàng
dự trữ, dẫn tới họ sẽ không thể
bán được nhiều ngay cả khi
nhu cầu thị trường đang tăng
cao, qua đó gây sức ép lên tăng
trưởng kinh tế.
Vẫn còn dư địa để
xoay xở
Chuyên gia Brad Setser
thuộc tổ chức nghiên cứu Hội
đồng Quan hệ quốc tế (Mỹ)
cho biết ông đang theo dõi sát
sao tình hình ở Tunisia - quốc
gia đang gặp khó khăn trong
việc đáp ứng nhu cầu ngân
sách, cũng như ở Ghana và
Kenya - những quốc gia có
mức nợ công cao. IMF ước
tính rằng 60% các quốc gia
có thu nhập thấp đang hoặc
có nguy cơ cao sẽ bất ổn vì
nợ công, so với khoảng 20%
quốc gia cách đây 10 năm.
Tuy nhiên, cũng có những
khác biệt cơ bản giữa tình
hình hiện tại và các cuộc
khủng hoảng trong quá khứ.
So với trước đây, hiện tại tình
trạng nợ bằng đồng USD ít
phổ biến hơn. Các quốc gia
lớn như Brazil, Mexico và
Indonesia thường không vay
nhiều bằng ngoại tệ và hiện
nắm giữ đủ dự trữ ngoại hối
để xử lý gánh nặng nợ nước
ngoài của mình.
Thêm vào đó, giá các mặt
hàng như dầu mỏ và kim loại
cơ bản vẫn ở mức cao, giúp
các nền kinh tế mới nổi vốn
là những nhà xuất khẩu lớn,
trong đó có nhiều nước ở Mỹ
Latinh, đảm bảo đồng USD
vẫn chảy vào ngân sách.
Lạm phát cũng đang thúc
đẩy các ngân hàng trung ương
ở nhiều thị trường mới nổi
tích cực vào cuộc đua tăng
lãi suất với Fed hoặc Ngân
hàng trung ươngAnh. Những
nước có nền kinh tế nhỏ hơn
như Brazil đã tăng lãi suất 12
lần liên tiếp kể từ tháng 3.•