16
Quốc tế -
ThứHai 15-8-2022
Lo ngại nguy cơ leo thang
quan hệ Mỹ - Nga
Việc Nga vàMỹ
liên tục có nhiều động thái rắn với nhau thời gian gần đây làmdấy lên lo ngại
quan hệ hai bên vốn khôngmấy tốt đẹp sẽ càng căng thẳng, nguy hiểm.
ĐỨCHIỀN
Q
uan hệ Mỹ - Nga vốn
đã lạnh nhạt với nhiều
bất đồng dai dẳng càng
trở nên căng thẳng sau khi
Nga mở chiến dịch quân sự
ở Ukraine. Thực tế này khiến
giới quan sát lo ngại nguy cơ
quan hệ hai cường quốc sẽ
càng nóng thêm, gây hệ lụy
nguy hiểm không chỉ cho hai
bên mà cả thế giới.
Căng thẳng leo thang
Trả lời phỏng vấn đài
CNN
,
ĐạisứMỹtạiNgaJohnSullivan
nói rằng cuộc chiến của Nga
ở Ukraine đã đẩy quan hệMỹ
- Nga xuống vực thẳm. Một
trong những lý do đó là những
lệnh trừng phạt “ăn miếng trả
miếng” của hai bên kể từ khi
chiến sự bùng nổ.
Mỹ trừng phạt hàng loạt
tổ chức tài chính, ngân hàng
lớn của Nga, trong đó có các
ngân hàng quốc gia và tư nhân
lớn nhất Nga là Sberbank và
Alfa-Bank.Mỹ cũng cấmnhập
khẩu dầu, khí đốt và than từ
Nga. Đáp trả, Nga cấm xuất
hơn 200mặt hàng, nguyên liệu
thô sang “các nước không thân
thiện” trong đó cóMỹ và buộc
các nước này thanh toán khí
đốt của Nga bằng đồng rúp.
Mỹ trừng phạt hàng loạt
doanh nhân, quan chức, lãnh
đạoNga, bao gồmTổng thống
Nga Vladimir Putin. Trả đũa,
Nga cấmnhập cảnh hơn 1.000
người Mỹ, bao gồm Tổng
thống Joe Biden. Trong khi
Mỹ cấm sóng các đài truyền
hình lớn của Nga như
NTV
,
Russia-1
,
One Russia
thì Nga
cũng cấmnhiều cơquan truyền
thông phương Tây, gồm tờ
The New York Times
.
Quan hệ ngày càng xấu đi
khi Mỹ liên tục viện trợ quân
sự cho Ukraine bất chấp Nga
không ngừng cảnh cáo. Gần
nhất, ngày 8-8, Mỹ công bố
gói hỗ trợ an ninh trị giá 1 tỉ
USD cho Ukraine - gói viện
trợ quân sự lớn nhất kể từ khi
xung đột nổ ra. Trước đó, Mỹ
đã gửi cho Ukraine nhiều vũ
khí hiện đại, bao gồm 16 hệ
thống pháo phản lực cơ động
cao HIMARS. Nga cảnh báo
phá hủy các lô viện trợ của
Mỹ, đe dọamở rộng tiến công
các mục tiêu mới ở Ukraine
và báo động về nguy cơ chiến
tranh thế giới thứ ba.
Ngày 27-7, Thượng viện
Mỹ thông qua một nghị quyết
không ràng buộc, kêu gọi Bộ
Ngoại giao Mỹ “dán nhãn”
Nga là nước tài trợ khủng bố.
Nếu bị liệt vào danh sách đen
này, Nga sẽ hứng nhiều lệnh
trừng phạt hơn và các nước
làmăn với Nga cũng sẽ vướng
trừng phạt, theo
The NewYork
Times
. Ngày 2-8, Bộ Ngoại
giao Nga tuyên bố rằng nếu
bị liệt vào danh sách tài trợ
khủng bố thì Nga sẽ “cắt đứt
quan hệ ngoại giao” với Mỹ,
theo hãng thông tấn
TASS
.
Trước đó, ngày 31-7, Tổng
thống Nga Putin phê duyệt
học thuyết hải quân mới, chỉ
ra những thách thức lớn của
Nga là đường lối chiến lược
củaMỹ nhằm thống trị các đại
dương thế giới và sự mở rộng
cơ sở hạ tầng quân sự của Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO), theo đài
RT
.
Không bên nào
muốn xung đột
Giới quan sát lo ngại rằng
với tình hình căng thẳng nói
trên thì nguy cơ xung đột trực
diện sẽ ngày càng lớn. Theo
GSChris Blattman tại Trường
Chính sách công Harris thuộc
ĐH Chicago (Mỹ), thêmmột
ngàychiếnsựởUkrainelàthêm
một nguy cơ khiến chiến tranh
thế giới bùng nổ. PhóChủ tịch
Hội đồng An ninh Quốc gia
Nga Dmitry Medvedev từng
cảnh báo việc NATO bơm vũ
khí cho Ukraine, huấn luyện
quân Ukraine, gửi lính đánh
LínhUkraine trongmột lần nhận lô hàng tên lửa vác vai Javelins củaMỹ. Ảnh: AFP
Các hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) do
Mỹ cung cấp cho Ukraine đã gây khó nhiều cho quân Nga và
Nga đang phát triển một “chiến thuật mới” để đối phó, ông
Oleksiy Danilov - Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Quốc gia Ukraine nói với kênh
Sky News
tuần rồi.
Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, các hệ thống
HIMARS có tầm bắn “đã được công nhận và chứng minh”
lên tới 300 km và có thể thực hiện “các cuộc tấn công
nhanh chóng, chính xác ở tầm xa”. Lockheed Martin cho
biết đang phát triển nâng cấp tầm bắn lên 499 km.
Các hệ thống HIMARS mà Mỹ chuyển giao cho
Ukraine được các nhà phân tích quân sự ví là một sức
mạnh giúp “thay đổi cuộc chơi”.
Theo ông Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ về
chính sách, Ukraine đã sử dụng HIMARS kết hợp với hệ
thống pháo phóng loạt dẫn đường (GMLRS) có độ chính xác
cao và có tầm bắn khoảng 70 km tấn công các nút chỉ huy
và kiểm soát, trung tâm duy trì và hậu cần cũng như các hệ
thống radar quan trọng, cùng những hệ thống khác của Nga.
Theo thông tin từ phía Ukraine, các hệ thống HIMARS
đã giúp quân Ukraine đánh trả quân Nga ở khu vực
Donbass. Theo các lực lượng Ukraine, các quả pháo do
HIMARS khai hỏa tiêu diệt hơn 30 mục tiêu của Nga ở
Ukraine, tuy nhiên phía Nga chưa xác nhận.
Moscow rõ ràng coi HIMARS là mối đe dọa đối với
quân Nga ở Ukraine, thể hiện qua việc Bộ trưởng Quốc
phòng Nga Sergei Shoigu hồi tháng 7 ra lệnh cho lực
lượng Nga tại các vùng lãnh thổ kiểm soát được ở Ukraine
tập trung tiêu diệt HIMARS, theo tờ
Newsweek
.
Lô HIMARS gần nhất Mỹ gửi đến Ukraine là vào tuần
trước, gồm bốn hệ thống. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine
Oleksii Reznikov nói Ukraine đã chứng minh mình vận
hành thông minh loại vũ khí này. Trong gói hỗ trợ an ninh
mới nhất của Mỹ cho Ukraine, trị giá 1 tỉ USD, có một
lượng bổ sung HIMARS.
Ông Danilov nói với
Sky News
rằng các binh sĩ Nga “sợ
hãi” trước loại vũ khí này, vì “họ không biết tên lửa sẽ bay
từ đâu, nên không thể đánh chặn”. Theo ông Danilov, việc
Ukraine thành công với sự hỗ trợ của HIMARS là điều
“bất ngờ” đối với Nga, đồng thời khẳng định chiến thuật
mới “không giúp ích gì” cho Nga.
Ngày 9-8, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng quân Nga đã
phá hủy một kho đạn gần TP Uman của Ukraine, nơi
lưu trữ pháo HIMARS và pháo M777 do Mỹ sản xuất.
Nga cũng nói mình đã phá hủy sáu hệ thống HIMARS ở
Ukraine. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ bác bỏ thông tin
này, theo hãng tin
Reuters
.
ĐĂNG KHOA
Quan chứcUkraine:Nga lên“chiến thuậtmới”đối phóHIMARScủaMỹ
Ba kịch bản có thể đẩy Mỹ và Nga
vào xung đột
Theo GS Chris Blattman tại Trường Chính sách công
Harris thuộcĐHChicago (Mỹ), ở tầmchiến lược, cóba kịch
bản có thể đẩy Mỹ và Nga vào xung đột. Thứ nhất, NATO
(trong đó có Mỹ) muốn răn đe những đối thủ tiềm tàng,
tạo dựng uy thế. Nếu NATO đối xử nhẹ nhàng với Nga
chỉ vì Nga có vũ khí hạt nhân thì điều này sẽ gửi thông
điệp đến các nước khác rằng vũ khí hạt nhân là “kim
bài miễn tử”, cần phải sở hữu chúng càng sớm càng tốt.
Thứ hai, Ukraine hoặc NATO có thể vô tình tạo choNga
động cơ để tấn công phòng ngừa. Giả sử trong trường
hợp Ukraine tập trung lực lượng và vũ khí hạng nặng
hoặc NATO gửi vũ khí “nặng đô” hơn Ukraine, Nga có
thể dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc đẩy mạnh
bao vây tấn công, bao gồm vào kho tiếp nhiên liệu của
NATO, kéo phương Tây vào cuộc chiến.
Thứ ba, dư luận ở phương Tây và ở Ukraine có thể gây
áp lực khiến Kiev bỏ lỡmột thỏa thuận hòa bình với Nga
khiến xung đột Ukraine - Nga không có hồi kết, nguy cơ
bùng lên thành chiến tranh NATO - Nga.
ĐánhgiávềquanhệMỹ-Nga
thời gian tới, chuyên gia về an
ninh và chính sách đối ngoại
MỹJamesJayCarafanothuộctổ
chứcThe Heritage Foundation
(Mỹ) cho rằngMỹ vàNga sẽ vẫn
mâu thuẫn trong tất cả vấn đề
quan trọngởchâuÂu, baogồm
an ninh năng lượng, kiểm soát
vũkhí,chiếnsựUkraine,cáclệnh
trừng phạt và mở rộng NATO.
Tiêu điểm
Dù căng thẳng
nhưng Mỹ và Nga
vẫn kiềm chế tránh
để tình hình trở
nên không thể cứu
vãn được.
thuê đến Ukraine và tập trận
gần biên giới Nga làm tăng
khả năng xảy ra xung đột trực
tiếp và công khai giữa NATO
và Moscow.
Nhà phân tích chính sách
Shannon Bugos và Giám đốc
điều hành Daryl Kimball của
HiệphộiKiểmsoát vũkhí (Mỹ)
cho rằng nếu xảy ra xung đột
giữa Mỹ và NATO với Nga
thì nguy cơ cao sẽ leo thang
thành chiến tranh hạt nhân.
Ý thức được hiểmhọa khôn
lườngđó, dù căng thẳngnhưng
Mỹ vàNga vẫn kiềmchế tránh
để tình hình trở nên không thể
cứu vãn được. Cựu quan chức
tình báoMỹAndrea Kendall-
Taylor hiện làmviệc tại Trung
tâm An ninh Mỹ nhận xét
rằng trong chiến sự Ukraine,
Mỹ đang tìm cách cân bằng
giữa một bên là duy trì hỗ trợ
Ukraine và một bên là tránh
nguy cơ đối đầu trực tiếp với
Nga. Về phía Nga, dù cuối
tháng 2 ông Putin đã ra báo
động các lực lượng hạt nhân
Nga nhưng đến đầu tháng 8
ông vẫn nêu quan điểm chiến
tranh hạt nhân không bao giờ
được xảy ra vì sẽ không có
bên nào chiến thắng.
Theo hai ông Bugos và
Kimball, để tránh nguy cơ
xảy ra xung đột giữa Nga
và khối NATO (trong đó có
Mỹ) thì lãnh đạo các bên nên
duy trì các đường dây liên lạc
trực tiếp, nối lại đối thoại ổn
định chiến lược, kiềm chế các
hành động khiêu khích như
đưa vũ khí hạt nhân chiến
thuật ra khỏi kho và lên kế
hoạch triển khai, đồng thời
làm việc với Ukraine để thỏa
thuận lệnh ngừng bắn.•
Hệ thống pháo phản lực cơ động caoM142 (HIMARS) được khai
hỏa tại một địa điểmkhông được tiết lộ ởUkraine. Ảnh: REUTERS