184-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 15-8-2022
Điểm mặt nhiều cây xăng cho xe đón trả khách
Sở GTVT đã điểm mặt hàng loạt cây xăng có tình trạng xe dừng, đón
khách sai quy định. Đơn cử như cây xăng Nhơn Hòa tại 520 quốc lộ 13;
cửa hàng xăng dầu Petrolimex số 47 tại 39C quốc lộ 13, phường Hiệp Bình
Phước (quận Bình Thạnh); xăng dầu tại 45 Trường Sơn, phường 2 (gần lối
ra vào sân bay Tân Sơn Nhất) do Chi nhánh Công ty CP Vận tải xăng dầu số
1 quản lý; cửa hàng xăng dầu số 3 tại 490 Điện Biên Phủ, phường 25 (quận
Bình Thạnh) do Công ty CP Vật tư - Xăng dầu (Comeco) quản lý…
Thanh tra giao thông cho biết thời gian qua, đơn vị đã kiểm tra, xử lý các
xe trên những tuyến đường quanh khu vực Bến xe Miền Đông cũ (quận
Bình Thạnh), Bến xe Miền Đông mới và ngã tư Bình Phước (TP Thủ Đức).
Theo đó, từ ngày 15 đến 29-7, Thanh tra sở đã xử phạt vi phạm hành chính
122 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt gần 150 triệu đồng. Các lỗi vi
phạm tập trung vào việc dừng, đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng và đỗ xe;
đón trả hành khách trái quy định.
cây xăng Petrolimex số 47, quốc lộ 13
cũng trong tình trạng tương tự. Mỗi
xe dừng 10-15 phút để đón khách và
vận chuyển hàng hóa. Cách đó không
xa, đoạn ngã tư Bình Phước, hướng
về Bến xe Miền Đông mới cũng có
tình trạng các xe thường xuyên đón
trả khách dọc đường.
Lợi dụng đổ xăng
để đón trả khách
Sở GTVT TP.HCM cho biết thời
gian gần đây nhiều hãng xe đã lợi
dụng việc đổ xăng dầu để đón trả
khách trong phạm vi khuôn viên cửa
hàng. Điều này gây mất an ninh trật
tự, an toàn giao thông, không đảm
bảo quy định về phòng chống cháy
nổ tại đây.
Theo đó, sở đã đề nghị các đơn vị
quản lý các cây xăng trên chỉ đạo các
cửa hàng này không để xảy ra tình
trạng các loại xe lợi dụng việc đổ
nhiên liệu để đón trả khách. Đồng
thời, yêu cầu UBNDTPThủ Đức và
một số quận như Bình Thạnh, Tân
Bình chỉ đạo, kiểm tra và xử lý dứt
điểm tình trạng trên.
Trao đổi với PV, ông Đàm Phan
Phát, Phó Chánh Thanh tra giao
thông Sở GTVT TP.HCM, cho biết
hiện nay có tình trạng núp bóng đổ
xăng hoặc chọn địa điểm nào đó dọc
đường để đón trả khách. Theo đó,
lực lượng thanh tra vẫn đang tiếp
tục phối hợp với địa phương để tăng
cường kiểm tra, xử lý.
Do lực lượng thanh tra ra quân liên
tục, kết hợp với xử phạt nguội bằng
camera nên các nhà xe thường xuyên
thay đổi địa điểm để đón khách như
từ quốc lộ 13 chuyển qua quốc lộ 1.
Nói về nguyên nhân, ông Phát
cho rằng hiện một số hãng xe chưa
chuyển đổi sang vé điện tử nên
không được đón khách ở bến xe.
Từ đó, họ hẹn khách ở các điểm
khác lân cận bến xe để “né” hóa
đơn điện tử.
Ông Phát cho biết để ngăn chặn
tình trạng trên, thời gian thanh tra
giao thông tăng cường kiểm tra, xử
lý bằng các hình thức kiểm tra trực
tiếp, quan sát qua camera. Đơn cử,
chỉ tính riêng xử phạt qua camera,
lực lượng thanh tra đã ghi nhận và
xử phạt hàng trăm trường hợp vi
phạm về đón trả khách, dừng đỗ
sai quy định.
Đại diện Bến xe Miền Đông cho
ĐÀOTRANG
N
hững ngày gần đây, nhiều hành
khách ở TP.HCM phản ánh
việc tới Bến xe Miền Đông
(quận Bình Thạnh) mua vé nhưng
tới giờ di chuyển, hãng xe đã gọi
điện thoại thông báo thay đổi địa
điểm đón khách, thậm chí còn thay
đổi địa điểm nhiều lần. Điều này gây
bức xúc cho hành khách khi phải
liên tục di chuyển theo điểm hẹn của
xe, rất mất thời gian và phiền hà.
Khách trong bến nhưng
phải ra đường đón xe
Chị Thanh Trang (TP Thủ Đức)
cho biết chị vừa đi tuyến TP.HCM
- Cát Tiên (Đồng Nai) và rất “sốc”
với cách làm việc của nhà xe.
Cụ thể, chị Trang đã tới Bến xe
Miền Đông mua vé nhưng gần sát
giờ xe chạy thì hãng xe đã gọi điện
thoại thay đổi địa điểm đón là ở cây
xăng trước cổng số 5 Bến xe Miền
Đông. Không lâu sau, hãng xe này
tiếp tục thông báo đổi điểm đón
khách ở chợ Bình Triệu (đối diện
với Trường ĐH Luật).
“Khi bán vé thì họ nói đón
khách ở bến xe, sau đó họ liên tục
thay đổi địa điểm khiến tám hành
khách chạy theo rất mệt. Chưa
kể, ban đầu họ bán vé 180.000
đồng/người nhưng tới nơi lại là
200.000 đồng. Đúng là chuyến
đi kinh hoàng của cả gia đình và
thực sự sợ cách hoạt động của nhà
xe” - chị Trang bức xúc.
Theo ghi nhận của PV, tình trạng
trên diễn ra phổ biến thời gian gần
đây. Nhiều hãng xe đã hẹn đón khách
dọc đường, các cây xăng thay vì
trong bến xe.
Khu vực xe hẹn đón khách điển
hình như cây xăng nằm trên đường
Đinh Bộ Lĩnh cạnh Bến xe Miền
Đông. Cây xăng này tấp nập chẳng
khác gì bến xe, lơ xe thì ngang nhiên
vẫy khách, đón trả khách. Ngay kế đó,
Xevậntảihànhkháchđónkháchtạiquốclộ1thayvìtrongBếnxeMiềnĐông.Ảnh:THANHTRANG
Nhiều xe khách dùng “chiêu”
né hóa đơn điện tử
Dù đã tới tận Bến xeMiềnĐông để mua vé nhưng nhiều hành khách vẫn bị “hành” khi các hãng xe liên tục
thay đổi địa điểmđón khách.
biết bắt đầu từ ngày 1-7, các hãng
xe phải triển khai bán vé điện tử
cho khách hàng. Theo đó, những
xe phải tuân thủ các quy định trên
mới được xuất bến và đón khách
tại bến.
Ở bến xe hiện có 125/145 hãng
xe đã triển khai bán vé điện tử.
Trong đó, có đơn vị tự bán vé, 42
đơn vị ủy thác cho bến bán vé, sáu
đơn vị vừa tự bán vừa ủy thác cho
bến bán vé. Đối với tuyến đường,
khu vực chưa kịp thời triển khai
vé điện tử, bến xe có kế hoạch
tăng cường qua tuyến đường của
các đơn vị khác đủ điều kiện về
vé điện tử để bán.
“Hiện nay đã có tình trạng đón
khách ngoài bến, tuy nhiên đây là
phạm vi ngoài bến nên đã có lực
lượng chức năng xử lý theo quy
định” - đại diện Bến xe Miền Đông
cho hay.•
Sắp trình Bộ Chính trị và Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Do lực lượng chức năng
liên tục kiểm tra kết hợp
xử phạt nguội nên các
nhà xe thường xuyên
thay đổi địa điểm để đón
khách như từ quốc lộ 13
chuyển qua quốc lộ 1.
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo các công trình,
dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Trong đó, bộ này cho biết tháng 9 tới đây sẽ trình Bộ Chính
trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc
Bắc - Nam. Bộ GTVT cho rằng mốc thời gian này là chậm
hơn dự kiến do phải chờ kết quả thẩm định dự án của Hội
đồng thẩm định nhà nước.
Theo Bộ GTVT, từ năm 2005 đến nay, đơn vị đã triển
khai nhiều nghiên cứu về tuyến đường sắt cao tốc
Bắc - Nam. Năm 2009, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự
án được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua, Bộ Chính
trị tán thành về chủ trương đầu tư, tuy nhiên chưa được
Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5-2010.
Thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và
chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT tiếp tục tiến hành rà soát,
cập nhật bổ sung hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
dự án.
Năm 2021, Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định nhà
nước để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án,
tuy nhiên đến nay chưa có kết quả.
Sáng 10-8, tại phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo Nhà
nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm
ngành giao thông vận tải đã đặt ra mục tiêu trình Quốc hội
khóa XV thông qua dự án này.
Trước đó, Bộ GTVT đề xuất đầu tư hệ thống đường sắt
Bắc - Nam theo hướng nâng cấp đường sắt hiện hữu để chở
hàng; xây dựng một tuyến đường sắt mới chở khách với tốc
độ thiết kế 350 km/giờ.
Tổng mức đầu tư dự án đường sắt Bắc - Nam mới là 1,35
triệu tỉ đồng (hơn 58,7 tỉ USD). Giai đoạn 1 dự án (dự kiến
từ năm 2020 đến 2032) đầu tư hạ tầng toàn bộ tuyến Hà
Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM với số vốn 567,2 ngàn tỉ
đồng. Giai đoạn 2 (dự kiến từ năm 2032 đến 2050) đầu tư
các đoạn còn lại với số tiền 783,1 ngàn tỉ đồng.
Sau khi hoàn thành (năm 2050) dự án sẽ giúp người dân
di chuyển từ Hà Nội đến TP.HCM mất 5 giờ 20 phút với 91
đôi tàu/ngày đêm. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ điện của dự án
là 2,3 tỉ kWh.
VIẾT LONG
DựánđườngsắtcaotốcBắc-NamsẽđượctrìnhBộChínhtrị
vàQuốchộivàotháng9tới.Ảnh:VL
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook