3
tình nguyện viên vẫn hướng
dẫn cho người dân.
BàLêThịMinhngụphường
9, quận Phú Nhuận cho biết
nhờ có mô hình này mà bà
và người dân đỡ mất thời
gian di chuyển đến trụ sở
UBND. “Tôi thấy mô hình
rất hay, các điểm được bố trí
đến từng địa phương và có
người hướng dẫn nên việc
thực hiện TTHC thuận tiện
hơn rất nhiều” - bà Minh nói.
Thêm nhiều mô hình
cải cách mới
Ông Đỗ Đăng Ái, Phó Chủ
tịch UBND quận Phú Nhuận,
thông tin năm 2021, chỉ số
CCHC của quận Phú Nhuận
được xếp loại tốt, đứng thứ
sáu trong khối 22 quận, huyện
và TP với 92,13 điểm. Năm
2022, quận xác định tập trung
thực hiện công tác CCHC với
những mô hình, giải pháp cụ
thể để phục vụ người dân,
DN. Trong đó có mô hình
ứng dụng công nghệ thông
tin đẩy mạnh tuyên truyền,
hướng dẫn thực hiện chuyển
đổi số, DVCTT, Đề án 06 và
thanh toán điện tử đến từng
khu phố trên địa bàn quận.
Giai đoạn đầu triển khai,
các điểm sẽ thực hiện 49
TTHC DVCTT (21 TTHC
do UBND và 28 TTHC do
công an quận, phường thực
hiện). Sau đó từng bước mở
rộng các thủ tục thực hiện
DVCTT mức độ 3, 4 theo
quy định chung. Mỗi điểm
được trang bị ít nhất hai máy
vi tính có kết nối Internet tốc
độ cao, hoạt động vào các
buổi tối thứ Ba, Tư, Năm (từ
17 giờ 30 đến 20 giờ 30) và
sáng thứ Bảy (từ 8 giờ đến
11 giờ) hằng tuần. UBND
các phường phân công công
chức, tình nguyện viên phụ
trách hỗ trợ, hướng dẫn trực
tiếp cho người dân thực hiện
các dịch vụ.
Mục tiêu trước mắt là mỗi
gia đình sẽ có ít nhất một
thành viên có thể thực hiện
DVCTT. Về lâu dài là giúp
người dân, DN thay đổi nhận
thức, thói quen thực hiện các
dịch vụ hành chính công từ
trực tiếp sang trực tuyến.
“Đây là một trong những
giải pháp, cách làm nhằm
tuyên truyền, đổi mới tư
duy, thống nhất nhận thức
về chuyển đổi số, DVCTT.
Qua đó kêu gọi sự tham gia
của cả hệ thống chính trị,
toàn thể người dân, DN trong
việc thực hiện Đề án 06 và
DVCTT” - ông Ái nói.
Ngoài ra quận đang chuẩn
bị triển khai mô hình “Đồng
hành cùng DN” để chủ động
kết nối và chăm sóc DN trên
địa bàn. Các thông tin phản
ánh, giải quyết thủ tục sẽ được
tiếp nhận qua các kênh khác
nhau, trọng tâm là app “Phú
Nhuận đồng hành”. Quận
cũng triển khai “Tiếp nhận
và giải quyết TTHC ngay
trong ngày” đối với một số
TTHC xuyên suốt trong năm
2022 (gồm 11 TTHC thuộc
cấp quận và sáu TTHC thuộc
cấp phường).
Theo lãnh đạo quận Phú
Nhuận, quận xác định việc
CCHC và kiểm soát TTHC
là nhiệm vụ trọng tâm, các
mô hình và giải pháp mà
quận đang thực hiện sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả trong
phục vụ người dân, DN. Từ
đó hướng tới mục tiêu lấy
sự hài lòng của tổ chức, cá
nhân làm thước đo chất lượng,
hiệu quả phục vụ của cán bộ,
công chức quận Phú Nhuận.
“Các TTHC được công
khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ
cương hành chính được nâng
cao. Cơ chế một cửa, một cửa
liên thông hoạt động có hiệu
quả” - vị này nói và cho biết
sáu tháng đầu năm 2022, tỉ lệ
hồ sơ giải quyết đúng hạn của
quận đạt 100%; tỉ lệ hài lòng
của tổ chức, cá nhân tại bộ
phận một cửa quận, phường
đạt trên 99%. Quận đã tiếp
nhận và xử lý 1.996 hồ sơ,
trong đó có 1.712 hồ sơ trực
tuyến, đạt tỉ lệ 85,77% (tăng
13,47% so với cùng kỳ).
•
Thời sự -
ThứHai15-8-2022
7 tiêu chí đánh giá
cải cách hành chính
ViệcđánhgiácácchỉsốCCHC
trong năm2021 được tính trên
bảy lĩnh vực. Cụ thể là cải cách
thể chế, cải cáchTTHC, cải cách
bộ máy, chế độ công vụ, ứng
dụngcôngnghệthôngtin,hiện
đại hóa chínhquyềnđiện tử, tài
chính công. Ngoài ra, công tác
khảo sát sự hài lòng của người
dân từ Ủy ban MTTQViệt Nam
TP, Viện Nghiên cứu phát triển
TP cũng được tính chỉ số cho
các đơn vị.
Tiêu điểm
Chia sẻ về kết quả đứng đầu về chỉ số CCHC năm 2021, ông
Nguyễn Minh Nhựt, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TP.HCM,
nhìn nhận công tác CCHC luôn được quận đặc biệt quan tâm,
chỉ đạo. Từ đó kịp thời đôn đốc triển khai thực hiện nhiều nội
dung đạt chất lượng, đúng tiến độ và kế hoạch đề ra.
Hằng tháng, quận theodõi, chấmđiểmcông tác chỉ đạođiều
hành, kịp thời khen thưởng đơn vị làm tốt, nhắc nhở những
đơn vị chậm tiến độ. Từ đó những hạn chế, tồn tại trong công
tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị được đôn đốc và khắc phục
nhanh chóng, từng bước củng cố, cải thiện, nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác CCHC.
Theo ông Nhựt, dưới áp lực của một địa phương có diện
tích rộng, dân số đông, quận Bình Tân càng quyết tâm nỗ lực
CCHC để phục vụ người dân tốt hơn. Hằng năm, quận đều
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đăng ký và thực hiện các sáng
kiến, giải pháp trong công tác CCHC. “Đã có rất nhiều sáng
kiến được áp dụng để phục vụ tốt hơn cho người dân như rút
ngắn thời gian giải quyết các TTHC, tuyên truyền DVCTT đến
người dân, các phần mềm ứng dụng hỗ trợ người dân thực
hiện TTHC…” - ông Nhựt thông tin.
Từ giữa năm 2021, Bình Tân đã triển khai hệ thống lấy số
trực tuyến tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trên tinh thần
phục vụ người dân và DN, thực hiện phòng chống dịch bệnh
COVID-19. Ngoài ra, quận còn xây dựng ứng dụng“Công chức
trực tuyến Bình Tân” nhằm đảm bảo bảo mật, an toàn thông
tin trong quá trình trao đổi thông tin của cán bộ, công chức.
“Năm 2022, quận Bình Tân sẽ phấn đấu duy trì thứ hạng chỉ
số CCHC của năm 2021” - ông Nhựt khẳng định.
Theo Chủ tịch UBND quận Bình Tân, để làm được việc này
quận sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra công vụ, kiểm
tra chuyên đề hoặc đột xuất trong việc giải quyết hồ sơ hành
chính. Đặc biệt chú trọng kiểm tra việc giải quyết hồ sơ nhà
đất, cấp phép xây dựng, công tác tiếp công dân, phong cách
giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ.
Quận cũng chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền về
CCHC, kiểm soát TTHC bằng nhiều giải pháp đa dạng. Nâng
cấp mới cổng thông tin điện tử của quận để đáp ứng nhiều
hơn nhu cầu của người truy cập, qua đó cung cấp nhiều hơn
những tiện íchhỗ trợngười dân tiếp cận với dịch vụhành chính
công. Đồng thời, Bình Tân tiếp tục phát huy vai trò của 130 tổ
tư vấn thực hiện DVCTT tại các khu phố để tuyên truyền, vận
động người dân, DN tham gia thực hiện DVCTT mức độ 3, 4.
“Quận sẽ tăng cường ứng dụngmạnhmẽ công nghệ thông
tin, chuyển đổi số trong CCHC nhằm phục vụ người dân tốt
nhất” - ông Nhựt thông tin.
Ông Nhựt cũng cho biết liên tục các năm 2018, 2019, 2020,
chỉ số CCHC (PAR Index) của quận đạt loại xuất sắc, nằm trong
nhóm dẫn đầu của TP. Đặc biệt trong năm 2021, chỉ số CCHC
của quận đạt 94,27 điểm, được UBND TP xếp loại tốt và xếp
hạng 1/22 quận, huyện, TP.
Cụ thể công tác chỉ đạo, điều hành đạt 8,5/9 điểm; cải cách
thể chế đạt 6/6 điểm; cải cáchTTHC đạt 15,5/16 điểm; cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đạt 8/9 điểm; cải cách
chế độ công vụ đạt 13/13 điểm; cải cách tài chính công đạt
7,5/7,5 điểm; công tác xây dựng và phát triển chính quyền
điện tử, chính quyền số đạt 12,75/14,5 điểm.
Ngoài ra, quận được 5/5 điểm cộng. Điểm đánh giá, nhận
xét của Ủy ban MTTQViệt NamTP.HCM đạt điểm 10/10. Điểm
đánh giá của đại biểu HĐNDTP và lãnh đạo của các sở, ngành,
quận, huyện… đạt 8,02/10 điểm.
Càng áp lực, quận càng nỗ lực
đột phá ở TP.HCM
Chủ nhiệmỦy ban Tư pháp Lê Thị Nga chủ trì phiên họp
toàn thể lần thứ sáu để thẩmtra Pháp lệnh Xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
hôm29-7. Ảnh: Quochoi
Ủy banThườngvụ
Quốc hội cho ý kiến
về dựánLuật Phòng,
chống rửa tiền
Hôm nay (15-8), phiên họp chuyên đề Pháp luật
tháng 8-2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(UBTVQH) sẽ khai mạc. Phiên họp dự kiến diễn ra
từ ngày 15 đến 18-8 dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH
Vương Đình Huệ.
Tại phiên họp, UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự án
Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi cản trở hoạt động tố tụng, dự thảo Nghị quyết ban
hành nội quy kỳ họp QH (sửa đổi).
Đồng thời cho ý kiến đối với ba dự án luật gồm
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi),
Luật Phòng thủ dân sự, Luật Phòng, chống rửa tiền.
UBTVQH cũng sẽ cho ý kiến về việc giải trình,
tiếp thu, chỉnh lý dự án đối với năm dự án luật gồm
Luật Dầu khí (sửa đổi), Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình (sửa đổi), Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật
Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
Cũng tại phiên họp, UBTVQH sẽ xem xét, thông
qua dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính
đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Để chuẩn bị cho phiên họp chuyên đề Pháp luật
tháng 8-2022, các cơ quan của QH đã tích cực tổ chức
hội nghị, tọa đàm tham vấn chuyên gia; tổ chức thẩm
tra các nội dung liên quan đảm bảo các nội dung trình
đạt chất lượng cao. Trong đó, Ủy ban Tư pháp của
QH đã thẩm tra dự án Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng vào
ngày 29-7 tại phiên họp toàn thể lần thứ sáu.
Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến tán thành với
sự cần thiết ban hành pháp lệnh và tên gọi là Pháp
lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
cản trở hoạt động tố tụng. Dự thảo pháp lệnh đã bảo
đảm tính hợp hiến, hợp pháp và cơ bản thống nhất
với Luật Xử phạt vi phạm hành chính, các luật, pháp
lệnh có liên quan như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ
luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Pháp
lệnh xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử
lý hành chính tại TAND....
Bên cạnh đó các quy định của dự thảo Pháp lệnh cơ
bản bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn thi hành, đáp
ứng mục đích, yêu cầu của việc xử phạt vi phạm hành
chính đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng…
ĐỨC MINH
Sở Nội vụ TP.HCM đính chính thông
tin gần 6.200 cán bộ nghỉ việc
Ngày 14-8, lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM cho biết
thông tin 6.177 cán bộ, công chức, viên chức TP
nghỉ việc trong sáu tháng đầu năm được nêu trong
báo cáo của UBND TP gửi Bộ Nội vụ trước đó là
chưa chính xác.
Theo thông tin từ Trung tâm Báo chí TP.HCM,
ngày 12-8, UBND TP có Công văn 2824 về việc báo
cáo tình hình cán bộ, công chức, viên chức thôi việc
gửi Bộ Nội vụ. Báo cáo thống kê số liệu từ ngày
1-1-2020 đến 30-6-2022 nhưng do sơ suất, trong báo
cáo đã ghi thời điểm thống kê từ 1-1-2022 đến 30-6-
2022. Do đó, Sở Nội vụ TP.HCM đính chính thông
tin cho đúng là “... tình hình cán bộ, công chức, viên
chức thôi việc theo nguyện vọng từ ngày 1-1-2020
đến ngày 30-6-2022 là 6.177 người”.
HOÀNG KIM
giúpđộc giảnắmbắt chi tiết chuyển biến
này,
PhápLuật TP.HCM
giới thiệu về
nhữngmô hình cải cáchhành chính
mang tínhđột phánày.
CánbộquậnBìnhTân, TP.HCMhướngdẫn, giải quyết các thủ tục
cho người. Ảnh: LÊ THOA