9
Tuyến metro số 5 đã có cam kết tài trợ
Ban quản lý Đường sắt đô thị (ĐSĐT) TP.HCM (MAUR)
vừa có báo cáo gửi Sở KH&ĐT TP về tình hình triển khai
Nghị quyết 13/2012 của Ban chấp hành Trung ương về xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Theo Quyết định 568/2013 của Thủ tướng về điều chỉnh
quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và
tầm nhìn sau năm 2020, hệ thống ĐSĐT TP.HCM gồm tám
tuyến ĐSĐT xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm
chính của TP và ba tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt
một ray (tramway hoặc monorail). Tổng chiều dài của toàn
bộ hệ thống ĐSĐT khoảng 220 km với tổng vốn đầu tư ước
tính gần 25 tỉ USD.
Kế hoạch huy động vốn nước ngoài đầu tư các dự án
ĐSĐT tại TP.HCM đến năm 2020 được Thủ tướng phê
duyệt tại Công văn 1662/2008 với số vốn 6,3 tỉ USD để đầu
tư xây dựng cho sáu tuyến ĐSĐT (tuyến số 1, 2, 3, 4, 5, 6).
Đến nay số vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài đã huy động để đầu tư xây dựng hai tuyến ĐSĐT với
tổng giá trị ban đầu khoảng 1,953 tỉ USD, sau đó điều chỉnh
tăng là 3,587 tỉ USD, tương đương 75.753 tỉ đồng.
Ngoài hai tuyến số 1 và 2 đang triển khai thực hiện, theo
MAUR, hiện tuyến ĐSĐT số 5, giai đoạn 1 (ngã tư Bảy
Hiền - cầu Sài Gòn) đã có cam kết tài trợ và đang hoàn
chỉnh hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi để trình Quốc hội thông
qua chủ trương đầu tư dự án. Các dự án còn lại đang trong
quá trình kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Tổng số vốn metro 5, giai
đoạn 1 dự kiến khoảng 40.000 tỉ đồng.
MAUR cũng nhận định các tuyến ĐSĐT đã dần hình
thành và đạt được một số kết quả nhất định, tuy vậy nhìn
chung tiến độ thực hiện các tuyến ĐSĐT còn chậm so với
kế hoạch đề ra. Theo MAUR, nguyên nhân chính là vì
dự án ĐSĐT là các dự án có quy mô và tổng mức đầu tư
lớn nhưng lợi nhuận thu được không cao nên khó có khả
năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân hoặc sử dụng
các nguồn vốn vay thương mại. Do đó, nguồn vốn ODA
và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ cho các dự án
ĐSĐT là nguồn vốn quan trọng trong bối cảnh nguồn lực
đầu tư trong nước có hạn.
KIÊN CƯỜNG
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tháo dỡ
12 ụ bê tông
TheoNghị quyết 93/NQ-CP, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được
tính vào tổng mức đầu tư của dự án. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư để thu hồi đất; tháo dỡ 12 ụ bê tông xi măng cũ đối với dự án đường
nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa do UBNDTP.HCM chịu trách nhiệm
thực hiện. Đối với dự án nhà ga hành kháchT3 doTổng công ty Cảng hàng
không Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện.
Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tháo dỡ 12 ụ bê tông
xi măng và xây mới các ụ bê tông xi măng. Bộ GTVT chuyển trả kinh phí
phá dỡ 12 ụ bê tông xi măng đã được bố trí trong dự án cải tạo nâng cấp
đường lăn, đường cất hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất vào ngân sách quốc
phòng theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Đồng thời, tổ chức bàn giaomặt bằng khu đất diện tích khoảng 16,05 ha
để xây dựng nhà ga hành khách T3 làm hai đợt. Trong đó, đợt 1 bàn giao
khoảng 14,757 ha ngay sau khi nghị quyết được ban hành; đợt 2 bàn giao
khoảng 1,293 ha sau khi xử lý xong tài sản của Công ty CP Hàng không
lưỡng dụng Ngôi Sao Việt.
PHONGĐIỀN
C
hính phủ vừa ban hành Nghị
quyết 93/NQ-CP về việc tháo
gỡ vướng mắc trong việc bàn
giao đất quốc phòng để thực hiện
dự án nhà ga hành khách T3 và dự
án đường giao thông kết nối với
nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Bàn giao 27,85 ha đất
quốc phòng
Cụ thể, Chính phủ đồng ý chủ
trương Bộ Quốc phòng bàn giao
khoảng 27,85 ha đất quốc phòng tại
quận Tân Bình cho UBNDTP.HCM
quản lý để thực hiện dự án nhà ga
hành khách T3 (khoảng 16,05 ha)
và dự án đường giao thông kết nối
với nhà ga hành khách T3 (đường
nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng
Hòa, quậnTân Bình, khoảng 11,8 ha).
Đây được xem như nút thắt cuối
để Bộ GTVT hoàn thành thủ tục khởi
công nhà ga 20 triệu hành khách/năm
trong quý III-2022 và hoàn thành
vào tháng 9-2024, theo chỉ đạo của
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại
cuộc khảo sát sân bay và làm việc
với TP.HCM hồi tháng 7.
Nhà ga T3 được Chính phủ duyệt
chủ trương đầu tư hai năm trước, do
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
(ACV) làm chủ đầu tư với tổng vốn
gần 11.000 tỉ đồng từ nguồn vốn của
ACV nhằm nâng công suất khai thác
sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu
hànhkhách/năm.Thời gianhoàn thành
dự án sau 37 tháng kể từ ngày khởi
công. Dự án này dự kiến khởi công
cuối năm ngoái, tuy nhiên do một
số vướng mắc trong giải phóng mặt
bằng, giao đất quốc phòng, chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nên chậm
triển khai theo dự kiến.
Gấp rút làm việc
để bàn giao
Trao đổi với PV, một lãnh đạo của
quân chủng Phòng không - Không
quân cho biết quân chủng đang gấp
rút làm việc với UBND TP.HCM và
các đơn vị liên quan bàn giao 16,05
Sớm bàn giao
đất quốc phòng để
khởi công nhà ga T3
Lãnh đạo của quân chủng Phòng không - Không quân cho biết
quân chủng đang gấp rút làmviệc với UBNDTP.HCMvà
các đơn vị liên quan để bàn giao 16,05 ha xây nhà ga T3.
ha để ACV xây nhà ga T3. Theo đó,
việc bàn giao này sẽ triển khai qua
nhiều bước như đo đạc, kiểm đếm, tổ
chức bàn giao, bồi thường mà không
ảnh hưởng đến nhiệm vụ chiến đấu.
Trong đó, những vị trí đất không
có công trình chiến đấu, doanh trại
sẽ bàn giao trước, còn những công
trình chiến đấu, doanh trại thì phải
xây dựng, bố trí nơi ăn ở của cán
bộ, chiến sĩ đảm bảo sẵn sàng chiến
đấu sau đó tiếp tục bàn giao. Theo vị
lãnh đạo, đối với 12 ụ bê tông trong
phạm vi dải lăn của đường lănW11A
thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đường
cất hạ cánh, đường lăn sân bay Tân
Sơn Nhất sẽ được làm song song, vừa
xây vừa phá dỡ vì đây là công trình
chiến đấu nên phải đảm bảo nhiệm
vụ sẵn sàng chiến đấu.
Để tháo gỡ vướng mắc việc bàn
giao đất quốc phòng để thực hiện dự
án nhà ga T3 và dự án đường giao
thông kết nối nhà ga T3 - Cảng hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất, UBND
TPcũng đã chỉ đạo SởTN&MT khẩn
trương chủ trì, phối hợp với UBND
quận Tân Bình và các sở, ngành liên
quan thammưu, đề xuất trình UBND
TP thu hồi, giao đất thực hiện dự án
theo chỉ đạo của Chính phủ.
UBNDTPcũngchỉ đạoSởTN&MT
phối hợp với Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình giao
thông TP, UBND quận Tân Bình và
các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ
Quốc phòng, thống nhất kế hoạch và
triển khai các công việc liên quan.
Cụ thể là đo đạc, kiểm đếm, thu hồi,
tổ chức bàn giao, tiếp nhận và bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi
đất theo đúng quy định pháp luật đất
đai. Đảm bảo tiến độ và không ảnh
hưởng đến nhiệm vụ huấn luyện, sẵn
sàng chiến đấu của đơn vị quân đội
theo đề nghị của Bộ Quốc phòng.
Vốn sẵn sàng
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
một lãnh đạo của ACV khẳng định
mọi nguồn vật lực sẵn sàng để khởi
công khi nhận bàn giao 16,05 ha đất
từ Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, việc
tiếp nhận này qua Cảng vụ hàng
không miền Nam và cơ quan quản
lý nhà nước, sau đó mới giao lại cho
ACV thực hiện dự án.
Phía ACV cho biết sau khi được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ
trương dự án công suất thiết kế 20
triệu hành khách/năm, ACV đã triển
khai các quy trình thủ tục chuẩn bị đầu
tư dự án về xây dựng, bao gồm khảo
sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi
dự án, lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường và triển khai thiết kế cơ
sở, thiết kế phòng cháy chữa cháy…
Đồng thời, rà soát tính toán tổng
mức đầu tư dự án, đảm bảo không
vượt vốn đầu tư của dự án gần 11.000
tỉ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp
của ACV. Đến nay công tác chuẩn
bị và phê duyệt dự án đã hoàn thành
các giai đoạn khảo sát, lập thiết kế
kỹ thuật, tổng dự toán và các thủ tục
rà phá bom mìn.•
Nhà ga T3 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ tình trạng quá tải và ùn tắc giao thông đi/đến sân bay Tân SơnNhất đều dồn vào
đường Trường Sơn. Ảnh: PHONGĐIỀN
Việc bàn giao này sẽ triển
khai qua nhiều bước như
đo đạc, kiểm đếm, tổ chức
bàn giao, bồi thường mà
không ảnh hưởng đến
nhiệm vụ chiến đấu.
Sơđồtuyếnmetrosố5,giaiđoạn1.Ảnh:MAUR