10
NĐ 44 quy định các hình
thức khai thác và sửdụng cơ sở
dữ liệu về nhà ở và thị trường
BĐS gồm:
- Qua cổng thông tin của hệ
thống thông tin về nhà ở và thị
trườnghttp://www.batdongsan.
xaydung.gov.vn;cổngthôngtin
điện tử của Sở Xây dựng;
- Thông qua phiếu yêu cầu
hoặc văn bản yêu cầu;
-Bằnghợpđồnggiữacơquan
quản lý hệ thống thông tin về
nhàởvà thị trườngvới bênkhai
thác, sử dụng dữ liệu về nhà ở
và thị trường theo quy định.
Cộng đồng doanh nghiệp
BĐS rất hoannghênh“Hội nghị
về phát triển thị trường BĐS an
toàn, lànhmạnh, bền vững”do
Thủ tướng Phạm Minh Chính
chủ trì tổ chức vào ngày 14-7.
Có thể nói đây là lần đầu tiên
thị trườngBĐSđượcThủ tướng
chỉ rõ mục tiêu phát triển “an
toàn, lànhmạnh, bền vững”với
tầmnhìn thị trường BĐS là“hệ
sinhtháiBĐS”cómốiliênhệhữu
cơ với các loại thị trường khác.
Để thị trường phát triển đạt
được mục tiêu “an toàn, lành
mạnh, bền vững”thì Nhà nước
cần phải kiến tạo môi trường
đầu tư kinh doanhminh bạch,
côngbằng,cạnhtranhlànhmạnh
thông qua công tác xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật
đồng bộ, thống nhất bao gồm
các luật, văn bản dưới luật (có
NĐ). Cùng đó là nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác thực thi
pháp luật của các bộ, ngành,
địa phương.
Ông
LÊ HOÀNG CHÂU
,
Chủ tịch
Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA)
Bất động sản -
ThứBa16-8-2022
HUYVŨ
T
heo Nghị định (NĐ)
44/2022 có hiệu lực từ
ngày 15-8 quy định về
xây dựng, quản lý và sử dụng
hệ thống thông tin về nhà ở
và thị trường bất động sản
(BĐS), các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có nhu cầu sử dụng
thông tin phải nộp kinh phí
khai thác, sử dụng thông tin
về nhà ở và thị trường BĐS
theo quy định.
Sẵn sàng trả phí
để có thông tin
Cụ thể, theo NĐ 44, tổ
chức, cá nhân có nhu cầu
đăng ký cấp quyền khai thác,
sử dụng thông tin, dữ liệu về
nhà ở và thị trường BĐS sẽ
phải gửi phiếu yêu cầu cho
cơ quan, đơn vị quản lý, cung
cấp thông tin, dữ liệu trực
tiếp theo hình thức văn bản
cho bên cung cấp (gửi qua
đường công văn, fax, bưu
điện) hoặc đăng ký trực tuyến
trên trang thông tin điện tử
của bên cung cấp.
“Tôi mới biết thông tin
này, đây là điều khá mới lạ.
Tuy nhiên, theo tôi, cần có
thời gian xem việc thực thi
như thế nào, tính phí ra sao
cho thông tin…?” - anh Vũ
Nguyễn, một nhà đầu tư BĐS
từ tỉnh Lâm Đồng, cho hay.
Theo anhVũNguyễn, thông
tin BĐS là cực kỳ cần thiết
cho nhà đầu tư nói riêng và
mọi người dân nói chung.
Lâu nay, các thông tin như
quy hoạch, pháp lý dự án…
đều khá mù mờ với người
dân. “Nếu trả phí để có được
thông tin hữu ích thì tôi sẵn
sàng trả” - anh Vũ Nguyễn
khẳng định.
Về phía doanh nghiệp, ông
Nguyễn HoàngViệt, Chủ tịch
HĐQT Son Viet Property
JSC (SVP) - một đơn vị phát
triển và phân phối BĐS, cho
rằng giá trị BĐS được tạo ra
từ giá trị sử dụng của BĐS.
“Giá trị sửdụng này gia tăng
mỗi khi có sự thay đổi, nâng
cấp cơ sở hạ tầng, mật độ dân
số hay đơn giản nhất là thay
đổi mục đích sử dụng đất... Vì
vậy, cần công bố cho người
dân mọi thông tin cần thiết
có liên quan đến quy hoạch
sử dụng đất hiện tại và trong
tương lai, giúp người dân an
tâmmua bán” - ông Việt nói.
Theo ông Việt, một phần
bất cập hiện tại đến từ việc
công bố thông tin quy hoạch
chưa rõ ràng, người dân chưa
biết tiếp cận thông tin này từ
đâu, ngoại trừ một nhóm nhỏ
các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Chính vì vậy, nhiều vụ lừa đảo
vẫn diễn ra và Nhà nước mất
rất nhiều thời gian, chi phí để
phát hiện, xử lý.
“Việc thu phí để có thông
tin sẽ dễ dàng được chấp nhận,
bởi giá trị BĐS lớn và tôi tin
rằng mọi người sẽ đồng ý trả
phí cho các thông tin có giá
trị, giúp mình tránh mọi rủi
ro trong giao dịch BĐS cũng
như tìm thấy
các BĐS phù
hợp với nhu
cầu, tài chính
củamình”-ông
Việt đánh giá.
Bốn vấn
đề cần
lưu ý khi
triển khai
Chuyên gia
pháp lýNguyễnTấnĐạt,Giám
đốcCông tyTư vấnNTDLaw
Việt Nam, giải thích: “Sau
bảy năm có hiệu lực thì NĐ
117/2015 đã không còn phù
hợp và cần được thay thế. NĐ
44/2022 đã xây dựng được hệ
thống thông tin gồm cơ sở
dữ liệu, hệ thống phần mềm
và hạ tầng công nghệ thông
tin được xây dựng, sẽ thực
hiện quản lý đồng bộ, thống
nhất từ trung ương đến các
địa phương.
Các thông tin, số liệu, dữ
liệu chuyên ngành về nhà ở,
thị trường BĐS thường xuyên
được cập nhật vào hệ thống cơ
sở dữ liệu chung, trên cơ sở
đó, cơ quan quản lý chuyên
mônđãnghiên
cứu, phân tích,
đánhgiá,đưara
các nhận định,
dự báo về thị
trường. Việc
này tạo điều
kiện thuận lợi
chocơquan, tổ
chức, cá nhân
cóliênquanđến
lĩnh vực nhà ở và thị trường
được tiếp cận thông tin phục
vụ việc quản lý, hoạch định
chính sách, hoạt động đầu tư,
kinh doanh BĐS một cách
dễ dàng”.
Tuy nhiên, ôngĐạt cho rằng
vấn đề liên quan đến nhân sự
quản lý, vận hành hệ thống
thông tin là một trong những
vướng mắc khi thực hiện NĐ
117 từng được Bộ Xây dựng
nhắc tới.
“Để khắc phục bất cập này,
trong NĐ 44 kiến nghị nêu rõ
hơn và chi tiết giải pháp khắc
phụcmột phần vướngmắc, có
thể theo hướng quy định cụ thể
Bộ Xây dựng có trách nhiệm
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
Nhà đầu tư, doanh nghiệp sẵn sàng trả phí để có được thông tin chính xác về thị trường BĐS. Ảnhminh họa: KIÊNCƯỜNG
chuyên môn nghiệp vụ cho
các cán bộ được phân công
thực hiện việc quản lý, vận
hành hệ thống tại trung ương
và địa phương theo định kỳ
hằng năm” - ông Đạt góp ý.
Ngoài ra, giải pháp để NĐ
này đi vào thực tế một cách
nhanh nhất, hiệu quả, ông Đạt
lưu ý bốn yếu tố. Thứ nhất,
NĐ cần được xây dựng theo
hướng công khai, minh bạch
và rộng rãi, các thông tin về
nhà ở và thị trường, chỉ tiêu
thống kê về nhà ở theo hướng
đơn giản, dễ dàng thu thập,
đảmbảomục tiêu quản lý nhà
nước của các bộ, ngành, địa
phương có liên quan.
Thứ hai, cần đẩy nhanh
số hóa công tác hành chính
tại các cơ quan nhà nước để
những thủ tục trên người dân
dễ tiếp cận, dễ hiểu, giảm bớt
thủ tục hành chính, văn bản
rườm rà không đáng có.
Thứba,cầnthựchiệnnghiêm
công tác minh bạch thông tin,
cập nhật thường xuyên thông
tin và dữ liệu để đáp ứng nhu
cầu của cá nhân/tổ chức. Vấn
đề này thật sự rất quan trọng
và cấp thiết.
Thứ tư, tăng cường công tác
phổ cập đến người dân, để khi
người dân tham gia vào các
quan hệ mua bán sẽ nắm rõ
thông tin mình giao dịch, từ
đó hạn chế tranh chấp, khiếu
kiện không đáng có.•
Việc thu phí để có
thông tin sẽ dễ dàng
được chấp nhận,
bởi giá trị BĐS lớn
và tôi tin rằng mọi
người sẽ đồng ý trả
phí cho các thông
tin có giá trị.
Nghị định 44/2022 thể hiện tín hiệu
tích cực nhằmminh bạch hóa
thị trường vốn còn nhiều bất ổn.
Aihưởnglợi từviệccôngbố
dữ liệu bất động sản?
ĐƠNVỊ ĐỒNGHÀNH
Để triểnkhai NĐ44/2022 về xâydựng, quản
lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và
thị trường BĐS, ngày 18-7, Bộ Xây dựng đã
có công văn đề nghị các bộ, cơ quan ngang
bộ; UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương
khẩn trương, tập trung chỉ đạo thực hiệnmột
số nội dung.
Thứ nhất, đối với UBND các tỉnh, TP trực
thuộc trung ương, tổ chức tập huấn, phổ
biến, tuyên truyền NĐ 44 cho các sở, ban
ngành (Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở KH&ĐT,
Cục Thuế, UBND cấp huyện, các chủ đầu tư
dự án BĐS, các sàn giao dịch BĐS).
Thứ hai, thực hiện kiểm tra việc đảm bảo
hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà
ở và thị trường BĐS (máy chủ, máy trạm). Chỉ
đạo cơ quan quản lý hệ thống thông tin về
nhà ở và thị trường BĐS xây dựng thực hiện
các giải pháp về an ninh, an toàn thông tin.
Trực tiếp hoặc giao tổ chức có đủ điều kiện
nănglựcđảmnhậnthựchiệnquảnlý,vậnhành
các máy chủ, thiết bị tin học, mạngmáy tính,
bảo đảm sự vận hành của hệ thống.
Giao trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu về
nhà ở và thị trường BĐS cho các cơ quan, tổ
chức có liênquan trongviệc lậpkếhoạch thực
hiện số hóa những dữ liệu chưa ở dạng số;
có biện pháp quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật
để bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu số về
nhà ở và thị trường BĐS.
Hai chỉ đạo để triển khai Nghị định 44
Tiêu điểm
Khách hàng trao đổi thông tin về sản phẩmBĐS chuẩn bị đầu tư.
Ảnh: KIÊNCƯỜNG