6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa16-8-2022
hoặc ghi hình có âm thanh HĐXX
mà không được sự đồng ý của chủ
tọa phiên tòa; ghi âm, ghi hình hoặc
ghi hình có âm thanh người tham
gia tố tụng mà không được sự đồng
ý của họ.
Thậm chí, mức xử phạt có thể
đến 15-30 triệu đồng nếu nhà báo
ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có
âm thanh HĐXX mà không được
sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa
và phát trực tiếp trên không gian
mạng. Hoặc ghi âm, ghi hình hoặc
ghi hình có âm thanh người tham
gia tố tụng mà không được sự đồng
ý của họ và phát trực tiếp trên không
gian mạng.
Tương tự, luật sư (LS), trợ giúp
viên pháp lý cũng chịu chế tài xử
phạt khá nặng. Dự thảo quy định
hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội
phạm sai sư thât làm ảnh hưởng đến
uy tín của cơ quan, người có thẩm
quyền… có thể bị phạt tiền 5-15
triệu đồng. Tuy nhiên, nếu LS, trợ
giúp viên pháp lý có những hành
vi trên thì mức xử phạt là 15-30
triệu đồng.
Ngoài ra, người tham gia tố tụng
tiết lộ bí mật điều tra làm trì hoãn,
kéo dài thời gian điều tra mặc dù
đã được điều tra viên, cán bộ điều
tra, kiểm sát viên hoặc kiểm tra viên
yêu cầu phải giữ bí mật sẽ bị phạt
tiền 8-15 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu
người vi phạm là LS, trợ giúp viên
pháp lý thì mức phạt tiền là 15-30
triệu đồng.
Trùng lặp với nhiều
nghị định xử phạt khác?
Nêu ý kiến về dự thảo, Thứ
trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng
Oanh cho rằng một số hành vi quy
định tại dự thảo trùng lặp với hành
vi quy định tại nhiều nghị định về
xử phạt VPHC trong các lĩnh vực
nhưng mức phạt, hình thức phạt bổ
sung lại khác nhau.
Bà Oanh dẫn chứng hành vi cố ý
tố giác, báo tin về tội phạm sai sự
thật tại Điều 9 của dự thảo trùng
lặp với hành vi báo thông tin giả,
không đúng sự thật đến các cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền quy định tại
Nghị định 144/2021 của Chính phủ.
Nghị định 144 quy định mức phạt
tiền 2-3 triệu đồng, trong khi dự
thảo quy định thành ba mức phạt
tiền khác nhau, mức cao nhất đến
30 triệu đồng, gấp 10 lần quy định
của Chính phủ hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho
rằng nhiều hành vi tại dự thảo trùng
lặp với Nghị định 82 quy định về xử
phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư
pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân
và gia đình, thi hành án dân sự, phá
sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ví dụ, Điều 15 của dự thảo về hành
vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín, xâm hại sức khỏe của người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trường hợp LS, trợ giúp viên pháp
ĐỨCMINH
S
áng 15-8, tại phiên họp chuyên
đề pháp luật, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đã cho ý kiến về
dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm
hành chính (VPHC) đối với hành vi
cản trở hoạt động tố tụng (HĐTT).
Phạt nặng nhà báo,
luật sư nếu cản trở
hoạt động tố tụng
Dự thảo pháp lệnh quy định mức
phạt tiền tối đa đối với mỗi hành
vi cản trở HĐTT của cá nhân đến
40 triệu đồng, với tổ chức đến 80
triệu đồng.
Đáng chú ý, theo dự thảo, nhà báo
sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu
đồng nếu không thực hiện yêu cầu
của tòa án về việc xuất trình thẻ
nhà báo và giấy giới thiệu công tác
khi tham dự phiên tòa để đưa tin về
diễn biến phiên tòa.
Nhà báo cũng có thể bị phạt 7-15
triệu đồng nếu ghi âm, ghi hình
Phóng viên tác nghiệp tại một phiên tòa tại TANDTP.HCM. Ảnh: NGUYỆTNHI
Nhà báo tự ý
ghi hình
phiên tòa:
Phạt đến 15
triệu đồng?
Theo dự thảo pháp lệnh, nhà báo ghi âm,
ghi hìnhHĐXXmà không được chủ tọa
phiên tòa đồng ý; ghi âm, ghi hình người
thamgia tố tụngmà không được họ đồng
ý sẽ bị phạt 7-15 triệu đồng.
lý vi phạm điều này bị phạt 15-30
triệu đồng, hình phạt bổ sung là tịch
thu tang vật, phương tiện VPHC.
Trong khi đó, với hành vi này,
Nghị định 82 quy định phạt tiền
20-30 triệu đồng; áp dụng hình thức
xử phạt bổ sung rất nặng, là tước
quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề
LS hoặc giấy phép hành nghề LS...
Bà Oanh cho rằng các quy định
của pháp lệnh này sẽ vô hiệu hóa
các quy định của nghị định mà theo
bà là “phù hợp hơn”. “Trong lĩnh
vực LS, không phải tự dưng mà
quy định những hình phạt bổ sung
rất nặng như vậy, bởi vì LS là đối
tượng rất nhạy cảm” - bà Oanh nói.
Đại diện cơ quan thẩm tra, Phó
Chủ nhiệmỦy ban Tư pháp Nguyễn
Thị Thủy cho hay pháp lệnh liên
quan chặt chẽ với chín luật, pháp
lệnh, cụ thể là ba luật, bộ luật tố
tụng, bốn pháp lệnh trong tố tụng,
BLHS và Luật Xử lý VPHC.
Theo bà Thủy, các nhóm hành vi
cản trở HĐTT được quy định tại dự
thảo “không phải cơ quan soạn thảo
cũng như cơ quan thẩm tra và các
cơ quan có liên quan tự nghĩ ra”, tất
cả đều nằm trong ba luật, bộ luật tố
tụng. Ngoài ra, cơ quan thẩm tra đã
phối hợp với ban soạn thảo rà soát
rất kỹ các nghị định của Chính phủ
liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là
Nghị định 82, Nghị định 114, Nghị
định 118, Nghị định 119...
“Nếu có hành vi tố giác điều tra
viên, tố giác kiểm sát viên, anh đang
thụ lý vụ án đó nói rằng điều tra
viên bức cung, điều tra viên dùng
nhục hình thì rõ ràng những hành vi
này nguy hiểm và nó nghiêm trọng
hơn rất nhiều” - bà Thủy lý giải vì
sao mức xử phạt theo dự thảo pháp
lệnh với hành vi trên cao hơn so với
mức quy định của Nghị định 144.•
“Ủy ban Tư pháp và tòa án đã làm kỹ rồi, tuy nhiên
muốn để cho nó trọn vẹn hơn thì việc rà soát cũng là
cần thiết, chúng tôi sẽ tiếp thu” - Chánh án TAND Tối
cao Nguyễn Hòa Bình nói.
Lý giải việc dự thảo pháp lệnh quy địnhmức xử phạt
nặnghơn với một số hành vi, ôngNguyễnHòa Bìnhdẫn
chứng BLHS quy định hành vi đánh người gây thương
tích, việc này xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống. Tuy
nhiên, theo ông, nếu“ông công an, ông kiểm sát đánh
người thì đấy là hành vi quá nặng, buộc phải xử nặng”.
Tương tự, hành vi làmhồ sơ giấy tờ giả, trong trường
hợp bình thường thì xử lý nhẹ. Nhưng nếu cơ quan tố
tụng làmsai hồ sơ giấy tờ thì liên quan đến công quyền,
đến sinhmạng công dân nên các vi phạmphải xử nặng
hơn nhiều so với thông thường, cả về hành chính.
Cũng theo Chánh án TAND Tối cao, nếu đưa thông
tin sai lệch trên báo, làm ảnh hưởng đến bản chất vụ
án thì phải xử lý nặng hơn.
“Còn việc quy định như vậy có quá nặng hay không
thì đều theo quy định trong khung cả. Anh em thiết
kế việc này cũng nằm trong khung, giới hạn của pháp
lệnh là không được vượt quá luật”- ông Bình nói thêm.
“Pháp lệnh không vượt quá khung của luật”
Nhà báo ghi âm, ghi hình
HĐXXmà không được sự
đồng ý của chủ tọa phiên
tòa và phát trực tiếp trên
không gianmạng sẽ bị
phạt 15-30 triệu đồng.
Bị phạt 30 tháng tù vì cho người Hàn Quốc ở trái phép
Ngày 15-8, TAND TP Đà Nẵng xét xử, tuyên phạt Đặng
Thụy Diễm (sinh năm 1981, trú quận Cẩm Lệ, TP Đà
Nẵng) hai năm sáu tháng tù về tội tổ
chức cho người khác ở lại Việt Nam
trái phép.
Kết quả điều tra xác định: Năm 2019,
Diễm thuê lại căn hộ số 82 An Thượng
24 (quận Ngũ Hành Sơn) để kinh
doanh dịch vụ lưu trú.
Ngày 15-2-2019, Woo Jae Yeol (sinh
năm 1971, quốc tịch Hàn Quốc) nhập
cảnh qua sân bay Đà Nẵng theo diện miễn thị thực đơn
phương và được gia hạn tạm trú đến ngày 15-9-2019.
Từ sau ngày này đến 28-2-2020, dù hết hạn
tạm trú nhưng do không muốn quay lại Hàn
Quốc nên Woo Jae Yeol đã cố tình ở lại Việt
Nam trái phép.
Trong thời gian này, Woo Jae Yeol bị mất hộ
chiếu nên sử dụng ảnh chụp hộ chiếu lưu trong
điện thoại để thuê phòng tại một số cơ sở lưu trú
trên địa bàn TP Đà Nẵng và kiếm việc làm.
Ngày 28-2-2020, Woo Jae Yeol nhờ một
người bạn Hàn Quốc dẫn đến các cơ sở lưu trú để thuê
phòng nhưng không được vì không có hộ chiếu và thị
thực. Sau đó, cả hai đến thuê ở cơ sở lưu trú Dahome do
Diễm làm chủ.
Từ ngày 1-3-2020 đến 23-6-2021, Diễm đã đồng ý cho
người này thuê phòng ở lại trái phép, không thực hiện
khai báo tạm trú theo quy định và thu lợi bất chính 32,5
triệu đồng.
Tại tòa, bị cáo khai nhận hành vi phạm tội và nhận mức
án như trên.
TÂMAN
Tiêu điểm
Bên cạnhquyđịnh riêngđối với nhà
báo, điểm đ khoản 4 Điều 23 dự thảo
quy định: “Ghi âm, ghi hình hoặc ghi
hình có âm thanh phiên tòa và phát
trực tiếp trên không gianmạng”sẽ bị
phạt 7-15 triệu đồng. Điều này được
hiểu người không phải nhà báo (ví
dụYouTuber, Facebooker…) thamdự
phiên tòa mà livestream phiên xử sẽ
bị phạt 7-15 triệu đồng.
Bịcáotạitòa.Ảnh:NT