185-2022 - page 7

7
Sáng 15-8, tại trụ sở TAND tỉnh Khánh Hòa, TAND
Cấp cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm vụ án vi phạm các quy
định về quản lý đất đai xảy ra tại dự án sinh thái tâm linh
Cửu Long Sơn Tự trên núi Chín Khúc, tỉnh Khánh Hòa.
Phiên tòa được mở do có kháng cáo của hai bị cáo Võ
Tấn Thái, cựu giám đốc Sở TN&MT Khánh Hòa; Trần
Văn Hùng, cựu chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai Sở
TN&MT.
Xử sơ thẩm hồi tháng 4, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên
phạt bị cáo Thái ba năm tù, Hùng hai năm sáu tháng tù
cùng về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Bị cáo Thái có đơn xin xét xử vắng mặt do đang được
trích xuất từ trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa đi
chữa bệnh tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM).
Bị cáo Hùng cho rằng tham mưu lãnh đạo Sở TN&MT
ký tờ trình đề nghị UBND tỉnh chuyển đổi mục đích sử
dụng đất tại dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự là
thực hiện hành vi của công chức. Vụ án xảy ra là do trách
nhiệm của các lãnh đạo UBND tỉnh, bị cáo là người giúp
sức nhưng có vai trò không đáng kể… xin HĐXX giảm
nhẹ và cho hưởng án treo.
Đối với bị cáo Thái, luật sư cho rằng sai phạm của thân
chủ bị xử lý hình sự với mức án ba năm tù là chưa phù
hợp, quá nặng nề. Hành vi của bị cáo Thái là
vi phạm Luật Đất đai, không phải vi phạm
hình sự. Bị cáo đang bị ung thư phổi giai
đoạn 3, suy tim đã phẫu thuật ba lần…, đề
nghị HĐXX miễn trách nhiệm hình sự.
HĐXX cho rằng bị cáo Thái trước khi
ký tờ trình tham mưu cho lãnh đạo UBND
chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất đã
được cấp dưới nhiều lần có ý kiến chưa có
quy hoạch. Tuy nhiên, bị cáo không có ý
kiến, vẫn có tờ trình cho lãnh đạo tỉnh dẫn
đến sai phạm. Ngoài ra, bị cáo đã ký văn bản tham mưu
điều chỉnh lần hai đối với dự án ở núi Chín Khúc nhưng
không lấy ý kiến các sở, ngành liên quan.
Còn bị cáo Hùng đã tham mưu cho lãnh đạo sở ký các
quyết định chuyển đổi, giao đất trái quy định pháp luật. Bị
cáo phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi trên.
Hành vi của hai bị cáo đã gây thiệt hại
nghiêm trọng, xâm hại đến việc quản lý
đất đai và ảnh hưởng đến niềm tin của
nhân dân. Bản án sơ thẩm đã đánh giá
đúng mức độ hành vi phạm tội và phân
hóa được vai trò của các bị cáo… Từ đó,
HĐXX quyết định tuyên y án sơ thẩm.
HUỲNH HẢI
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa16-8-2022
“Căn cứ nào để bị cáo xác định
giá trị khu đất là 250 tỉ đồng?” - chủ
tọa hỏi. Đáp lời, ông Minh cho rằng
với suy nghĩ của doanh nghiệp, bị
cáo thấy giá đất tại thời điểm bán
đã cao gấp 10 lần so với số tiền bỏ
ra để bồi thường, nghĩa là có lãi
rồi, nên bán.
Vẫn theo cáo trạng, khi Công ty
Tân Phú chưa hoàn thành nghĩa vụ
tài chính nhưng Tổng công ty 3/2
đã thực hiện thủ tục sang tên khu
đất 43 ha. Chủ tọa hỏi vì sao lại
có điều này. Ông Minh khai việc
theo dõi tiến độ thanh toán thuộc
trách nhiệm của bộ phận tài chính,
kế toán, ông là chủ tịch kiêm tổng
giám đốc nên không nắm được.
Chủ tọa truy vấn chuyển nhượng
khu đất có đúng với phương án đã
được Tỉnh ủy phê duyệt, rằng phải
chuyển về Công ty Impco (trực
thuộc Tỉnh ủy) quản lý? Bị cáo cho
rằng đã thực hiện đúng theo thỏa
thuận trong hợp đồng liên doanh.
Tổng công ty 3/2 có văn bản xin
chủ trương và được Tỉnh ủy đồng
ý việc chuyển nhượng nêu trên.
Đề xuất chung chứ
không chỉ đạo cụ thể
Tại khu đất 145 ha, để thực hiện
dự án, năm 2007, Tổng công ty 3/2
thành lập liên doanh Công ty Tân
Thành, trong đó có sự tham gia của
hai đơn vị “sân sau” của ông Minh
là Công ty Phát Triển và Công ty
Hưng Vượng.
Thực hiện thỏa thuận, năm 2017,
Tổng công ty 3/2 dùng quyền sử
dụng khu đất 145 ha để góp vốn
vào Công ty Tân Thành. Tuy nhiên,
thay vì áp đơn giá năm 2017 (trị giá
hơn 4.400 tỉ đồng) thì tổng công
ty lại áp đơn giá từ năm 2007 (trị
giá hơn 440 tỉ đồng). Hành vi này
dẫn tới thiệt hại hơn 4.000 tỉ đồng.
“Vì sao lại sử dụng đơn giá từ 10
năm trước?” - chủ tọa hỏi. ÔngMinh
trình bày hai thành viên trong liên
doanh là Công ty Hưng Vượng và
TUYẾNPHAN
N
gày 15-8, TAND TP Hà Nội
xét xử 28 bị cáo trong vụ bán
rẻ “đất vàng” xảy ra tại Tổng
công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu
tỉnh Bình Dương (Tổng công ty
3/2) và một số đơn vị liên quan.
“Thấy có lãi là bán”
Sau khi đại diện VKS công bố
cáo trạng, bị cáo Nguyễn VănMinh
(cựu chủ tịch Tổng công ty 3/2) là
người đầu tiên được HĐXX thẩm
vấn. VKS cáo buộc ông Minh chịu
trách nhiệm chính và cao nhất về
điều hành hoạt động và quản lý tài
sản của Nhà nước tại tổng công ty.
Tuy nhiên, bị cáo đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn củamình để thao túng
hoạt động của hội đồng thành viên
theo mục đích cá nhân.
Tại khu đất 43 ha, ông Minh chỉ
đạo chuyển nhượng trái pháp luật
khu đất này và 30% vốn góp của
Tổng công ty 3/2 tại Công ty Tân
Phú sang cho tư nhân, gây thất thoát
hơn 984 tỉ đồng.
Trả lời HĐXX, ôngMinh khai liên
doanh Công ty Tân Phú được thành
lập năm 2010, giữa Tổng công ty
3/2 và Công ty Âu Lạc (nơi con rể
bị cáo là Nguyễn Đại Dương nắm
quyền điều hành).
Lẽ ra, trước khi thành lập liên
doanh, ông Minh phải báo cáo cơ
quan chủ quản là Tỉnh ủy Bình
Dương nhưng đến khi ký hợp đồng
rồi ông mới làm việc này. Dù vậy,
ông cho rằng không vi phạm, vì
trong hợp đồng có điều khoản nếu
sau này Tỉnh ủy không đồng ý thì
thỏa thuận sẽ bị hủy.
Năm2016, ôngMinh ký hợp đồng
chuyển nhượng khu đất 43 ha cho
Công ty Tân Phú nhưng đơn giá lại
được áp dụng từ thời điểmnăm2010.
Cơ quan tố tụng xác định khu đất có
trị giá gần 1.400 tỉ đồng bị chuyển
nhượng với giá chỉ hơn 250 tỉ đồng.
Bị cáo
Nguyễn
VănMinh.
Ảnh: UYÊN
TRANG
Vụ thâu tóm “đất vàng”
Bình Dương: 1.400 tỉ chỉ bán 250 tỉ
Ông Nguyễn VănMinh, cựu chủ tịch Tổng công ty 3/2, bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thao túng
hoạt động hội đồng thành viên theomục đích cá nhân dẫn đến thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng.
Công ty Phát Triển từng có nhiều
đóng góp trong việc cùng Tổng
công ty 3/2 trả tiền bồi thường đất,
do đó bị cáo nghĩ rằng “phải xử lý
sao cho có tình, có nghĩa” nên giữ
nguyên đơn giá tại thời điểm thành
lập liên doanh.
“Đây là tài sản của Nhà nước chứ
đâu phải của cá nhân mà bị cáo tự
quyết định?” - chủ tọa truy vấn. Ông
Minh nói bản thân làm kinh doanh
nên suy nghĩ rất đơn giản, chưa kịp
bao quát, am hiểu hết các quy định
pháp luật…
Vẫn theo cáo trạng, năm 2015,
Tổng công ty 3/2 thực hiện cổ phần
hóa. Thay vì đưa khu đất 145 ha vào
xác định giá trị doanh nghiệp, ông
Minh yêu cầu cấp dưới và những
người liên quan sắp xếp khu đất vào
mục “chờ thanh lý” - tức là loại ra
khỏi giá trị doanh nghiệp.
Tại tòa, cựu chủ tịch phủ nhận
điều này. Ông Minh thừa nhận từng
đề xuất bộ phận nghiệp vụ tính toán
nên đưa khu đất 145 ha vào phần
nào để hoàn tất thủ tục cổ phần hóa
nhưng chỉ là đề xuất chung chung
chứ không chỉ đạo phải đưa vào
mục nào cụ thể.
Bị cáo nói chỉ có vai trò điều hành
tổng quát hoạt động của tổng công
ty, còn việc sắp xếp tài sản vào hạng
mục nào thì do bộ phận chuyênmôn,
bản thân không nắm được.•
Không giảm án cho cựu giám đốc sở vụ núi Chín Khúc
Thay vì áp đơn giá năm
2017 (trị giá hơn 4.400
tỉ đồng), tổng công ty lại
áp đơn giá từ năm 2007
(trị giá hơn 440 tỉ đồng),
dẫn tới thiệt hại hơn
4.000 tỉ đồng.
Bị cáo Trần VănHùng tại phiên tòa phúc thẩm.
Ảnh: HH
Cựu bí thư nói “không bao che cho doanh nghiệp”
Ông Trần Văn Nam, cựu bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, bị cáo buộc ký công văn chấp thuận đơn giá tiền sử dụng
đất sai thời điểm (năm 2006 thay vì năm 2012) cho Tổng công ty 3/2, gây thiệt hại hơn 760 tỉ đồng.
Trả lời HĐXX, bị cáo thừa nhận ký công văn nhưng xuất phát từ tờ trình
“khá đầy đủ” của Cục Thuế, lại không thấy cơ quan chuyên môn có ý kiến
gì nên đồng ý. Đến nay, bị cáo mới nhận thức là sai.
Ông Nam cùng một số lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương còn bị cáo buộc
chấp thuận chủ trương cho Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng khu đất 43
ha và 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú, gây thất thoát hơn 984 tỉ đồng.
Cựu bí thư khai rằng mãi đến năm 2018 mới biết việc chuyển nhượng
khu đất 43 ha và sau này có kết luận thanh tra thì mới nhận thức là sai. Bị
cáo đề nghị HĐXX xem xét kỹ về những cáo buộc, khẳng định không bàn
bạc, không có ý đồ hợp thức hóa hay bao che cho doanh nghiệp.
BịcáoTrầnVănNam.Ảnh:UYÊNTRANG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook