12
HOÀNG LAN
K
hách mời dự các sự kiện
của Quỹ học bổng Vừ
A Dính và Câu lạc bộ
(CLB) “Vì Hoàng Sa -Trường
Sa thân yêu” có lẽ đã khá
quen thuộc với lối dẫn dắt
tự tin của MC Phan Thị Thu
Quyền. Thu Quyền là một
trong những học sinh (HS)
được thụ hưởng dự án “Ươm
mầm tương lai” đến từ đảo
Song Tử Tây, Khánh Hòa.
Ngôi trường nuôi dạy
115 HS từ vùng biển
đảo thành tài
Hiện tại, ThuQuyền đang là
sinh viên của Trường Đại học
(ĐH) Tài chính - Marketing
TP.HCM. Em ấp ủ dự định
sau khi ra trường sẽ nỗ lực
mở một công ty chuyên về
xuất nhập khẩu.
Nhớ lại kỷ niệm được chọn
vào Trường THCS-THPT
Hồng Hà, TP.HCM vào năm
học 2013-2014, Thu Quyền
vẫn còn nguyên cảm xúc vui
sướng, tự hào.
Thu Quyền kể cha mẹ em
là một trong những gia đình
tiên phong ra đảo Song Tử
Tây sinh sống, khẳng định chủ
quyền. “Ở đảo em chỉ được
học các môn chính như toán,
còn không biết gì về tiếng
Anh. Học được bốn năm thì
em được đón về đất liền học
và phải tự lập từ năm lớp 6.
Đến năm lớp 7 thì em được
nhận học bổng về học tại
Trường THCS-THPT Hồng
Hà” - Thu Quyền chia sẻ.
Thu Quyền nhớ lại khi vào
Trường THCS-THPT Hồng
Hà học, em khá yếu môn
tiếng Anh và được trường
mở lớp phụ đạo buổi tối để
bồi dưỡngmôn học này. Thấu
hiểu tình cảnh xa nhà của em,
thầy cô thường tâm sự, cho
em mượn điện thoại để gọi
về nhà. Có lần em bị tai nạn
giao thông, các thầy cô cuống
quýt đưa đi bệnh viện, quan
tâm hỏi han, chăm sóc như
người thân ruột thịt.
Thêm vào đó, em khá nhút
nhát, không dám nói chuyện.
Thấu hiểu điểm yếu của em,
các thầy cô đã động viên, tạo
điều kiện cho em giao lưu kết
Đồng hành nhận nuôi
dạy hơn 50 HS từ năm học
2012-2013 đến nay, cô Đặng
Thị Ngọc Bích, Hiệu trưởng
Trường Tiểu học - THCS -
THPTPhan ChâuTrinh (Bình
Dương), có nhiều kỷ niệm
không quên khi quá trình đồng
hành cùng Quỹ học bổng Vừ
A Dính và CLB “Vì Hoàng
Sa - Trường Sa thân yêu”
cũng gắn liền với thăng trầm
của trường. Cô Bích tự hào vì
các em thụ hưởng dự án đều
cố gắng chăm học. “Hầu như
10 em giỏi nhất trường thì có
đến tám em trong dự án” - cô
Bích cho biết.
Cũng theo cô Bích, trường
được thành lập vào năm 2011
vớichưađến200HS.TPDĩAn,
Bình Dương là địa bàn phức
tạp, trường nhậnmột sốHS cá
biệt nên phụ huynh không tin
tưởng và dần rút hồ sơ khiến
trường đứng trước nguy cơ bị
phát mại vào cuối năm 2012.
Mặc dù trong hoàn cảnh khó
khăn, cô Bích vẫn quyết định
nhận nuôi dạy các HS của dự
án “Ươm mầm tương lai”.
Nhờ sự nỗ lực chứng tỏ uy
tín, chất lượng giảng dạy, chú
trọng đào tạo kỹ năng sống, tỉ
lệ100%HSđậu tốt nghiệp, nhà
trường dần thu hút phụ huynh
đăng ký cho con em học, nhờ
vậy khó khăn đã qua đi.
Đồnghànhcùngdựán“Ươm
mầmtươnglai”từnăm2012,chỉ
saumột năm thành lập trường,
đếnnayTậpđoànGiáodụcquốc
tế Nam Việt, Trường THCS-
THPT NamViệt, TP.HCM đã
và đangnhậnnuôi 85 emthuộc
Quỹ học bổng Vừ A Dính và
CLB “Vì Hoàng Sa - Trường
Sa thân yêu”.
Cô Phan Thị Ánh Hoàng,
Hiệu trưởng Trường THCS-
THPT Nam Việt, chia sẻ
những ngày đầu vào trường
các em chưa quen với cuộc
sống thành thị, chưa rành tiếng
Việt và chưa thích nghi được
với nhữngmón ănmiềnNam,
cũng như chưa từng được tiếp
xúc với tiếng Anh.
Ban giám hiệu phải phân
công thầy cô gần gũi, chia
sẻ, hướng dẫn các em từ cách
sinh hoạt tập thể, từ ăn uống,
ngủ nghỉ đến cách giao tiếp
với bạn bè, thầy cô, tập cho
các em giao tiếp hoàn toàn
bằng tiếng phổ thông và cho
các em làm quen với tiếng
Anh. Có nhiều em nhớ cha
mẹ, nhớ đảo, nhớ núi, nhớ
rừng khóc suốt, đòi về, thầy
cô phải vất vả kèm cặp, tâm
sự, chia sẻ như con em ruột
của mình. Với sự tận tâm, hết
lòng vì HS thân yêu, đến nay
các em đã thích nghi, học tập,
sinh hoạt rất tốt, hòa đồng
với bạn bè” - cô Hoàng kể.
Cứ thế, các trường đã thầm
lặng nuôi dạy các emnhưmột
lời tri ân sâu sắc đối với các
chiến sĩ, người dân bảo vệ
hòa bình, an ninh Tổ quốc.•
Những mái trường đồng hành
cùng “Ươmmầm
tương lai”
Hàng loạt trường
đồng hành nâng bước
con em ngư dân,
chiến sĩ hải đảo
Ngoài ba trường kể trên,
dự án “Ươm mầm tương lai”
của Quỹ học bổng Vừ A Dính
và CLB “Vì Hoàng Sa - Trường
Sa thân yêu” đã nhận được sự
đồng hành của nhiều trường
THCS-THPT DuyTân, Ngôi Sao,
Tây Úc, QuangTrung - Nguyễn
Huệ, Quốc Văn Sài Gòn, Nhân
Việt, Thanh Bình, Phan Châu
Trinh,HoaSen,NguyễnKhuyến.
Tiêu điểm
bạn, rèn luyện kỹ năng đứng
trước đám đông, làm người
dẫn chương trình. Nhờ vậy,
ThuQuyền đã từng bước tự tin
lột xác và theo đuổi đammê.
“Học bổng đã mở ra dấu
mốc cuộc đời mới cho em,
không chỉ cho em chân trời
tri thức mà còn giúp em hoàn
thiện bản thân” - Thu Quyền
tâm sự.
Cô Hà Thị Kim Sa, Hiệu
trưởng Trường THCS-THPT
Hồng Hà, cho biết đến nay
trường đã nhận nuôi 115 HS
của dự án “Ươmmầm tương
lai”, trong đó có nhiều HS là
con em của các chiến sĩ hải
đảo, hiện nhiều em đang học
tại các trường ĐH danh tiếng.
Lời tri ân sâu sắc
“Bản thân là một người
lính trên quần đảo Trường Sa,
thường xuyên phải đi công
tác, sau chuyến hải trình dài
ngày về với gia đình, tôi lại
nhận được giấy báo đỗ ĐH
của con gái, trong lòng tôi
chợt dâng lên bao cảm xúc
khó tả. Tôi bồi hồi nhớ lại
những ngày đầu hay tin con
gái được nhận học bổng Vừ
“Hầu như 10 em
giỏi nhất trường
thì có đến tám em
trong dự án” - cô
Bích cho biết.
A Dính và CLB “Vì Hoàng
Sa - Trường Sa thân yêu” tại
Trường THCS-THPT Ngô
Thời Nhiệm” - anh Cao Văn
Nguyên, phụ huynh của em
Cao Hiếu Hòa, bày tỏ.
Cô Phạm Thị Thúy Vĩnh,
Hiệu trưởng Trường THCS-
THPT Ngô Thời Nhiệm,
TP.HCM, chia sẻ đến nay
trường đã nhận nuôi dạy 85
em của Quỹ học bổng Vừ A
Dính và CLB “Vì Hoàng Sa
- Trường Sa thân yêu”. Có
38 em đã ra trường và theo
học tại các trường ĐH, như
emĐặngVăn Tốt hiện là sinh
viên Trường ĐH Y Hà Nội,
em Nguyễn Chí Công vừa
tốt nghiệp Trường ĐH Bách
khoa TP.HCM, emĐiểu Kao
Hùng đang du học ở Nga.
Đời sống xã hội -
ThứNăm25-8-2022
Không chỉ
dạy kiến thức
ở trường cho
các học sinh
là con em
của ngư dân,
các chiến sĩ ở
vùng biển đảo
vàmiền núi,
thầy cô ở các
trường còn
thay chamẹ
chăm lo từng
miếng ăn, giấc
ngủ, dạy dỗ
các emnên
người.
Cô Phan Thị Ánh Hoàng, Hiệu trưởng
Trường THCS-THPT Nam Việt, cho biết các
em thụ hưởng học bổng từ dự án “Ươm
mầm tương lai” đều rất ngoan ngoãn và
chăm chỉ học tập, trong đó có hai em đã
ra trường và hoàn thành chương trình ĐH,
hai em vừa tốt nghiệp THPT năm 2022, đó
là em Lê Gia Phong và Lâm Chí Kiệt ở đảo
Nam Du. Vào tháng 12-2020, có một HS
của trường vinh dự là một trong những
HS xuất sắc của quỹ học bổng được chọn
tham gia Đại hội thi đua yêu nước toàn
quốc, đó là em Vừ A Du, người dân tộc
H’Mông ở tỉnh Yên Bái.
Có học sinh được chọn dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc
TrườngTHCS-THPTNgôThờiNhiệm(TP.HCM)tiếpnhận10họcsinh
thuộc dự án “Ươmmầm tương lai” trong lễ khai giảng năm học
2014-2015. Ảnh: NVCC
EmPhan Thị Thu
Quyền làmMC tại
một chương trình
củaQuỹ học bổng
VừADính.
Ảnh:
NGUYỄNTHẮM
Cần Thơ dự chi 309 tỉ đồng để học sinh đi học miễn phí
Ngày 24-8, tại kỳ họp thứ bảy (kỳ họp chuyên đề),
HĐND TP Cần Thơ đã thông qua Nghị quyết về chính
sách hỗ trợ học phí năm học 2022-2023.
Theo đó, nghị quyết quy định mức hỗ trợ học phí năm
học 2022-2023 đối với trẻ em, học sinh đang học tại cơ sở
giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và tư
thục (trừ học sinh tiểu học trường công lập); học viên đang
học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo
dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý của TP Cần Thơ.
Nguyên tắc hỗ trợ là đảm bảo đúng đối tượng, công
khai, minh bạch. Trường hợp có sự trùng lặp về đối tượng
hưởng chính sách theo các văn bản quy phạm pháp luật
khác thì được hưởng theo mức hỗ trợ cao hơn.
Thời gian được hưởng hỗ trợ theo thời gian học thực tế
và không quá chín tháng/năm học.
Mức hỗ trợ bằng 100% mức học phí năm học 2022-
2023. Dự tính kinh phí hỗ trợ học phí năm học này là gần
309 tỉ đồng.
Theo tờ trình của UBND TP, việc hỗ trợ học phí
nhằm đảm bảo kịp thời chia sẻ, giảm bớt khó khăn về
tài chính đối với cha mẹ học sinh, học viên trước những
khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19
và mức học phí tăng theo Nghị định 81/2021. Đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em, học sinh, học
viên đi học, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của
ngân sách TP.
NHẪN NAM