193-2022 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm25-8-2022
HậuGiang: Tập trung cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh
Trong nămnămqua, các chỉ số cạnh tranh của tỉnhHậu Giang luôn được cải thiện và tăng hạng, đang đứng thứ 38 so với cả nước.
Ngày 24-8, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị
tổng kết năm năm thực hiện chỉ số cạnh tranh (PCI) cấp
tỉnh giai đoạn 2017-2021.
Theo báo cáo, trong năm năm qua, chỉ số PCI của Hậu
Giang luôn được cải thiện và tăng hạng liên tục.
Nếu như năm 2017 chỉ số PCI của tỉnh có thứ hạng
thuộc các tỉnh thấp của cả nước thì đến năm 2021 đã tăng
lên, đứng thứ 38 so với cả nước.
Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang,
cho hay từ khi thành lập tỉnh đến nay, Hậu Giang luôn
xem công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng,
là một trong những khâu đột phá của địa phương. Do đó,
các tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá theo từng lĩnh
vực cụ thể luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm sâu sát, nhất
là các chỉ tiêu định tính, định lượng được quy định cụ thể
trong chỉ số PCI.
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cũng cho biết chỉ số
PCI của tỉnh hiện đang ở nhóm “trung bình” so với cả
nước, tỉnh phấn đấu đạt nhóm khá trong năm 2022.
Cụ thể, tỉnh sẽ tập trung cải thiện điểm số và thứ hạng
các chỉ số sụt giảm trong năm 2021 như tính minh bạch,
cạnh tranh bình đẳng, chi phí thời gian, tính năng động
của chính quyền tỉnh... Cạnh đó, duy trì và tiếp tục nâng
cao các chỉ số tăng điểm như chi phí không chính thức,
tiếp cận đất đai, gia nhập thị trường, chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp, đào tạo lao động...
Phát biểu tại hội nghị, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư
Tỉnh ủy Hậu Giang, ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố
gắng của các sở, ngành, địa phương trong thực hiện các chỉ số,
góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cạnh đó, người đứng đầu Tỉnh ủy Hậu Giang yêu cầu
thường xuyên khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của các tổ
chức, cá nhân trong giải quyết các thủ tục hành chính. Đây là
nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên tạo sức bật trong thu hút
đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đưa kinh tế -
xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Trong đó, để công tác cải cách hành chính nói chung và
kết quả chỉ số PCI nói riêng ngày càng tiến bộ, Bí thư Tỉnh
ủy Hậu Giang đề nghị cần rà soát, phân tích rõ nguyên
nhân, chỉ rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị đối với
những biến động của chỉ số PCI trong năm năm qua. Từ đó
xây dựng kế hoạch khắc phục và đề ra giải pháp mang tính
đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các chỉ
số thành phần, nhất là các chỉ số đạt điểm thấp.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị cần tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, công nghệ số để nâng cao tính chính
xác, khách quan, minh bạch của các chỉ số. Qua đó kịp
thời tiếp thu ý kiến, điều chỉnh, cải thiện nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp với quyết
tâm chuyển từ tư duy hành chính sang tư duy phục vụ.
CHÂU ANH
ÔngNghiêmXuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy HậuGiang, phát biểu
tại hội nghị. Ảnh: KHƯƠNGDUY
VŨHỘI
M
ới đây, Thanh tra
tỉnh Đồng Nai vừa
có quyết định thanh
tra toàn diện ba dự án do
Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai
làm chủ đầu tư tại Khu công
nghệ (KCN) cao công nghệ
sinh học Đồng Nai. PV
báo
Pháp Luật TP.HCM
chuyến đi thực địa tại KCN
này và ghi nhận…
Bát nháo xây dựng
KCN cao công nghệ sinh
học Đồng Nai có tổng diện
tích gần 210 ha tại xã Cẩm
Đường (huyện Cẩm Mỹ) do
Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai
làm chủ đầu tư. Dự án có tổng
nguồn vốn xây dựng hạ tầng
ban đầu khoảng 640 tỉ đồng,
từ nguồn ngân sách. Mục tiêu
của dự án là nghiên cứu, ứng
dụng công nghệ sinh học hiện
đại trong nông nghiệp, thực
Nai đã xảy ra hiện tượng xây
dựng bát nháo. Như có công
ty đã xây dựng các hạng mục
công trình không phép, chưa
đất đai, hạ tầng cơ sở vật chất
và trang thiết bị được đầu tư...
Ghi nhận tại đây cho thấy
từ khu hành chính, điều hành,
trung tâm, viện nghiên cứu…
đến xí nghiệpươmtạo, chuyển
giao, sản xuất sản phẩm ứng
dụng công nghệ sinh học…
im lìm, không một bóng
người. Hàng chục nhà màng
rộng hàng chục hecta bị bỏ
hoang mục nát, cỏ mọc um
tùm và hệ thống điện, nước
tưới hư hỏng nặng, không
thể sử dụng.
Theo báo cáo của UBND
tỉnh Đồng Nai, giai đoạn
2011-2015, KCN cao công
nghệ sinh học Đồng Nai (giai
đoạn trực thuộc Sở KH&CN)
đã có 27 đề tài/dự án nghiên
cứu khoa học với tổng phê
duyệt kinh phí gần 100 tỉ
đồng (trong đó nguồn vốn
nhà nước hơn 80%) đã được
đầu tư triển khai nhưng hiệu
quả đem lại là… thất vọng.
Tiến độ thanh quyết toán
số đề tài, dự án trên bị ứ
đọng, trì trệ hoặc phần lớn
đề tài, dự án chưa có phương
án xử lý tài sản hoặc không
hình thành tài sản. Đến nay
Sở KH&CN vẫn đang chờ
UBND tỉnh Đồng Nai xử lý
tài sản đề tài.
Dù không hiệu quả, gây
lãng phí hàng trăm tỉ đồng
của ngân sách nhà nước nhưng
năm2021, UBNDhuyệnCẩm
Mỹ và các sở, ngành, đơn
vị liên quan tiếp tục đề xuất
phương án chuyển KCN sinh
học công nghệ thành KCN
cao Đồng Nai, mở rộng thêm
250 ha. Điều này càng khiến
nhiều người lo ngại việc tiếp
tục đầu tư hàng trăm tỉ đồng
vào đây nếu không được tính
toán kỹ lưỡng thì có thể sẽ
lặp lại những bất cập của dự
án hiện nay.•
Đồng Nai: Hoang phí khu công nghệ
sinh học hàng trăm tỉ
phẩm và y tế, môi trường tạo
tiền đề xây dựng và phát triển
khu đô thị công nghệ cao.
Tuy nhiên, sau bốn năm
triển khai cho thấy dự án
có nhiều bất cập. Cụ thể, có
những hạngmục nhưđầu tưhạ
tầng kỹ thuật giai đoạn 1 với
tổng vốn đầu tư khoảng 371 tỉ
đồng từ ngân sách nhưng đã
nhiều nămnay vẫn chưa được
thực hiện nghiệm thu; hoặc
có hạng mục công trình mãi
dây dưa, chưa đủ điều kiện
để nghiệm thu hoàn thành,
đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, tại KCN này
còn có 12 doanh nghiệp thuê
đất với diện tích hơn 102 ha
nhưng hoạt động không hiệu
quả, không tiếp tục đầu tư. Có
doanh nghiệp ký hợp đồng
thuê đất đã bảy năm nhưng
đến nay vẫn chưa triển khai
xây dựng.
Theo báo cáo của UBND
tỉnh Đồng Nai, tại KCN cao
công nghệ sinh học Đồng
đảm bảo mục tiêu và tiến độ
thực hiện dự án; nhiều công
trình khác không phù hợp với
quy hoạch xây dựng được
phê duyệt...
Ngoài ra còn nhiều doanh
nghiệp đã thuê đất mấy năm
nay nhưng gặp khó khăn về
tài chính, vướng mắc về các
thủ tục cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nên chưa
thể xây dựng hoặc đi vào
hoạt động.
Lãng phí hàng trăm
tỉ đồng
Qua khảo sát cho thấy tại dự
án KCN cao công nghệ sinh
học Đồng Nai đã có sự lãng
phí trong sử dụng nguồn lực
Cuối tháng 7-2022, đoàn giám sát của
Quốc hội làm việc với tỉnh Đồng Nai. Qua
thực tế đi thực địa các dự án đầu tư công
tại KCN cao công nghệ sinh học Đồng Nai,
đoàn giám sát nhận định: Các dự án nàymặc
dù đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng
vẫn chưa phát huy được đầy đủ hiệu quả do
có những sai phạm trong quy định về quản
lý, sử dụng tài sản của Nhà nước chưa được
khắc phục triệt để.
Vì vậy, đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh
ĐồngNai làm rõ việc chấp hành các quy định
của pháp luật tại dự ánKCN sinhhọc, cầnphải
giải trình về các nội dung công tác quản lý, sử
dụng đất, trình tự, thủ tục đầu tư, quản lý dự
án, thanh quyết toán kinh phí… không hiệu
quả, gây lãng phí, chưa thực hiện đúng mục
tiêu đã được phê duyệt.
Theo quyết định thanh tra nêu trên, các
công trình sẽ được thanh tra đợt này gồm:
1.ĐậpdângcấpnướcmặtSuốiCảvàhệthống
xử lý nước tại xã XuânĐường (huyệnCẩmMỹ).
2. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Trung tâm ứng
dụngcôngnghệsinhhọcĐồngNai(giaiđoạn1).
3. Đầu tư xây dựng Trung tâm chiếu xạ
tỉnh Đồng Nai.
Tại KCN sinh học
có diện tích 210
ha đã được đầu tư
hàng trăm tỉ đồng
nhưng chưa mang
lại hiệu quả, nay
lại có đề xuất mở
rộng thêm 250 ha để
thành KCN cao…
Khu nhàmàng hoang tàn, cỏmọc, đất bỏ hoang trong dự án khu công nghệ cao công nghệ sinh học
của tỉnhĐồngNai. Ảnh: VH
Nhiều doanh nghiệp thuê đất xây dựng không phép, những nhàmàng đầu tư hàng chục tỉ đồng bỏ hoang
mục nát, cỏmọc, hệ thống tưới tiêu hư hỏng, rỉ sét...
Từ giám sát đến thanh tra
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook