217-2022 - page 13

13
cống hiến, tinh thần đổi mới,
hết lòng, hết sức vì nhân dân
phục vụ của đội ngũ cán bộ.
Bộ Chính trị cũng yêu cầu
trong quá trình thực hiện
chức trách, nhiệm vụ được
giao, xuất phát từ yêu cầu,
đòi hỏi cấp thiết của thực
tiễn, khuyến khích cán bộ
có tư duy sáng tạo, cách làm
đột phá, tháo gỡ, giải quyết
những điểm nghẽn, nút thắt
trong cơ chế, chính sách, tập
trung vào những vấn đề chưa
được quy định hoặc đã có
quy định nhưng không phù
hợp với thực tiễn, mang lại
giá trị, hiệu quả thiết thực,
tạo được chuyển biến mạnh
mẽ, đóng góp tích cực vào
sự phát triển chung...
Bài học mà Nam bộ kháng
chiến để lại, nhất là vai trò
của Bí thư Xứ ủy, Chủ tịch
Ủy ban Kháng chiến Trần
Văn Giàu đến nay vẫn còn
nguyên giá trị. Tinh thần
quật khởi, đồng lòng, đoàn
kết toàn dân của ngày Nam
bộ kháng chiến rất cần cho
công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước hôm nay.•
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành đối với dự thảo hồ
sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi). Trong đó, điểm đáng
chú ý là việc bộ này đề xuất điều chỉnh một số chính sách liên quan
đến bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng tham gia BHTN
theo hướng tất cả người lao động (NLĐ) có giao kết hợp đồng làm
việc, hợp đồng lao động xác định, không xác định thời hạn hoặc
hợp đồng có thời hạn từ một tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia
BHTN, thay vì hợp đồng có thời hạn đủ ba tháng như quy định hiện
hành.
Cơ quan soạn thảo cũng đề xuất sửa đổi quy định về tiền lương
làm căn cứ đóng BHTN bao gồm mức lương, các khoản phụ cấp;
sửa đổi quy định về mức trần đóng BHTN. Đồng thời, bổ sung thêm
đối tượng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người bị xử lý
kỷ luật buộc thôi việc.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, chính sách mở rộng đối tượng tham gia
BHTN tuy phải bắt buộc chủ sử dụng lao động tham gia BHTN đối
với các trường hợp nêu trên nhưng bù lại NLĐ được hưởng bảo
hiểm trợ cấp thất nghiệp.
Cơ quan soạn thảo cũng cho rằng giai đoạn từ năm 2015 đến nay,
số người được thụ hưởng các chế độ BHTN không ngừng tăng qua
các năm, chính sách BHTN đã phát huy vai trò quan trọng, nhất là
trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa qua.
Cụ thể, năm 2021 đã có gần 1,8 lượt người được tư vấn, giới thiệu
việc làm, tăng gấp 3,8 lần so với năm 2015, bình quân tăng 94%/
năm, trong đó tỉ lệ giới thiệu việc làm thành công đạt khoảng 35%.
Năm 2021, tổng số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là
801.925 người, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2015, bình quân tăng
42%/năm. Song song đó, 100% NLĐ hưởng trợ cấp thất nghiệp đều
được cơ quan BHXH cấp thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định hiện
hành.
Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB&XH cũng nhìn thấy những hạn chế của
chính sách BHTN. Chẳng hạn như chưa có quy định về chi phí cho
hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm nên khó khăn đối với Trung
tâm Dịch vụ việc làm trong tổ chức thực hiện.
“Chế độ hỗ trợ học nghề mới chỉ tập trung giải quyết được nhu
cầu học nghề cho người thất nghiệp mà chưa có giải pháp hỗ trợ
NLĐ được đào tạo, phát triển kỹ năng nghề hoặc nâng cao trình độ
kỹ năng nghề cho NLĐ…” - Bộ LĐ-TB&XH cho hay.
VIẾT LONG
Bài học mà Nam bộ
kháng chiến để lại,
nhất là vai trò của
Bí thư Xứ ủy, Chủ
tịch Ủy ban Kháng
chiến Trần Văn
Giàu đến nay vẫn
còn nguyên giá trị.
Ngày 22-9, Ban tổ chức Giải thưởng sách quốc gia đã công bố 26
cuốn sách, bộ sách lọt vào đề cử giải thưởng năm nay.
Giải thưởng sách quốc gia do Bộ TT&TT phối hợp với Hội Xuất
bản Việt Nam tổ chức, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá
trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ. Giải thưởng nhằm
tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công
tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm
có giá trị đến với đông đảo bạn đọc, thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát
triển và hội nhập quốc tế.
Sau nhiều phiên họp, các hội đồng chấm giải đã thống nhất danh
sách đề cử giải thưởng bao gồm 26 cuốn sách, bộ sách. Trong đó,
sách về kinh tế có
FDI - Nhiệm vụ kép trong bối cảnh mới
(tác giả:
TS Phan Hữu Thắng; Nhà xuất bản (NXB) Khoa học và Kỹ thuật
liên kết Công ty CP Sách Alpha).
Lịch sử đồng tiền Việt Nam
(tác
giả: Tập thể do TS Đào Minh Tú đứng ra chỉ đạo biên soạn; NXB
Hồng Đức) là công trình khoa học đồ sộ về đồng tiền Việt Nam qua
các thời kỳ lịch sử, dày hơn 600 trang cùng toàn bộ hồ sơ khoa học
của hơn 1.000 mẫu tiền.
Sách
Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu
(tác
giả: Alain Ruscio; dịch giả: Nguyễn Đức Truyền; hiệu đính: Lê Trung
Dũng; NXB Chính trị Quốc gia Sự thật) chứa đựng nhiều tư liệu về
các nhân vật chính trị và các bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bộ địa chí
Hoàng Việt nhất thống dư địa chí
(tác giả: Lê Quang
Định; dịch giả: Phan Đăng; NXB Thế giới liên kết Công ty CP Thái
Hà) được xem là bộ địa chí đầu tiên của triều Nguyễn.
Nhiều cuốn sách về văn hóa, văn học, thiếu nhi cũng lọt vào danh
sách đề cử như
Cô bé nhìn mưa
(tác giả: Đặng Thị Hạnh; NXB Phụ
nữ Việt Nam),
Nậm Ngặt mây trắng
(tác giả: Nguyễn Hùng Sơn;
NXB Văn học),
Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam
(tác
giả: PGS-TS Nguyễn Đăng Na; NXB ĐH Sư phạm),
Cà Nóng chu du
Trường Sa
(tác giả: Bùi Tiểu Quyên; NXB Kim Đồng)...
Giải thưởng sách quốc gia lần thứ V do Bộ TT&TT, Hội Xuất bản
Việt Nam phối hợp tổ chức. Số lượng NXB gửi sách tham dự mùa
giải năm nay là 48/57 (nhiều hơn năm 2021 một NXB); có 298 tên
sách và bộ sách, bao gồm 386 cuốn. Lễ trao giải dự kiến diễn ra vào
đầu tháng 10.
TX
Người lao động nhận trợ cấp bảo hiểmthất nghiệp. Ảnh: V.LONG
Đời sống xã hội -
ThứSáu23-9-2022
chiến
sau đó tại Sài Gòn. Lực lượng của UBND Nam bộ rút
dần khỏi Sài Gòn, ra “Tuyên cáo quốc dân”, tố cáo hành
động xâm lược của thực dân Pháp, sự tiếp tay của quân
Anh. Đồng thời lập Ủy ban Kháng chiến chuyên về quân
sự, kêu gọi nhân dân bất hợp tác với giặc Pháp, triệt phá
đường giao thông và bao vây quân Pháp.
Tại Hà Nội, ngày 24-9, Hội đồng Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp bàn về việc đối
phó với quân Pháp. Nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó
có việc phá đường xe lửa và các đường sá để ngăn bước
tiến của quân thù. Kêu gọi nhân dân chiến đấu chống
Pháp. “Bản thông điệp” cũng được thảo và gửi Chính phủ,
nhân dân Pháp lên án hành động xâm lược của thực dân
Pháp. Đồng thời, Hội đồng Chính phủ lâm thời ra Huấn
lệnh gửi nhân dân Nam bộ thể hiện sự quyết tâm, đồng
lòng cùng nhân dân Nam bộ chống Pháp.
Ngày 26-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thảo bản hiệu
triệu gửi đồng bào Nam bộ thể hiện sự chung tay, đồng
lòng của cả nước chống thực dân Pháp. Người gửi gắm:
“Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên
quyết ái quốc của đồng bào Nam bộ. Chúng ta nên nhớ lời
nói oanh liệt của nhà đại cách mạng Pháp:
“Thà chết tự do
hơn sống nô lệ””.
Đồng thời, Người khẳng định: “Chúng
ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết
của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc
tranh đấu của chúng ta là chính đáng”.
Riêng tại Sài Gòn, theo Nguyễn Kỳ Nam: “Dân quân
cách mạng tăng cường các cuộc tấn công, phá hoại nhà đèn
Chợ Quán, đốt chợ Sài Gòn”, chợ búa không nhóm họp, xe
cộ không đi lại… Trước sự phản ứng quyết liệt của ta, quân
Pháp chỉ chiếm được vài khu phố còn ngoại ô bị ta bao vây.
Sài Gòn đã mở đầu ngày Nam bộ kháng chiến như thế
với một lòng kiên quyết đuổi kẻ thù chung!
TRẦN ĐÌNH BA
Từ trái qua:
Bản hiệu triệu của Chủ
tịchHồ Chí Minh gửi
đồng bàoNambộ đăng
trên báo
Cứu Quốc
số 54
ra ngày 29-9-1945.
Báo
Cứu Quốc
số 50 ra
ngày 24-9-1945.
Báo
Cờ Giải Phóng
số 20
ra ngày 27-9-1945.
Ảnh: Tư liệu
26 cuốn sách, bộ sách lọt vàođề cửGiải thưởng sáchquốc gia
lần thứV
Đề xuất điều chỉnhmức đóngvàmở rộngđối tượng
thamgiabảohiểmthất nghiệp
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook