217-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu23-9-2022
Lo ngại tăng tỉ lệ khiếu kiện đất đai
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đánh giá Điều 70 (Thu
hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng) và Điều
71 (Căn cứ thu hồi đất v mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh
tế - xã hội v lợi ích quốc gia, công cộng) dự thảo luật chưa bám sát và
chưa thể chế hóa được tinh thần, đường lối, chủ trương của Nghị quyết 18.
“Việc mở rộng phạm vi thu hồi đất là chưa đúng với tinh thần trung
ương”- ôngTùng nói và đặt vấn đề nếu quy định như vậy, Nhà nước có can
thiệp quá sâu vào quan hệ dân sự, thương mại hay không?
“Phần lớn các khiếu kiện của người dân liên quan đến vấn đề thu hồi
đất, bồi thường và nếu chúng ta giải quyết như thế này, khi tổng kết, tôi
nghĩ không phải 70% khiếu nại, tố cáo hằng năm liên quan đất đai như
hiện nay, mà có khi lên đến 80%” - ông Tùng nói và cho rằng “phải đánh
giá rất kỹ” vấn đề này.
Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: PHẠMTHẮNG
Tranh luậnviệc
giao tòaángiải
quyếtmọi tranh
chấpđất đai
Chủ tịchQuốc hội cho rằng không thể
quy định tòa án có thẩmquyền giải quyết
mọi tranh chấp đất đai như tại dự thảo
Luật Đất đai (sửa đổi).
ĐỨCMINH
S
áng 22-9, tiếp tục phiên họp
chuyên đề pháp luật, Ủy ban
ThườngvụQuốchội(UBTVQH)
cho ý kiến về dự án Luật Đất đai
(sửa đổi).
Đánh giá khả năng
giải quyết tranh chấp
đất đai của tòa án
Một trong những nội dung Chính
phủ xin ý kiến UBTVQH đó là quy
định về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai.
Theo Chính phủ, đa số ý kiến
thống nhất với dự thảo luật, các tranh
chấp đất đai, tranh chấp đất đai và tài
sản gắn liền với đất do TAND giải
quyết theo quy định về tố tụng dân
sự. UBND các cấp có trách nhiệm
cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan
đến việc quản lý, sử dụng đất (SDĐ)
để làm căn cứ cho tòa án giải quyết
theo thẩm quyền khi được yêu cầu
(Điều 230 dự thảo).
Trong khi đó, ý kiến khác đề nghị
giữ nguyên như quy định hiện nay.
Theođó, các tranh chấpđất đai đương
Chủ nhiệm Ủy ban Tư
pháp Lê Thị Nga cho
rằng dự thảo luật đang
bỏ đi sự lựa chọn của
người dân khi quy định
mọi tranh chấp đất đai
sẽ do tòa giải quyết.
sự có giấy chứng nhận hoặc có một
trong các loại giấy tờ về quyền SDĐ
và tranh chấp về tài sản gắn liền với
đất thì do TAND giải quyết.
Với tranh chấp đất đai mà đương
sự không có giấy chứng nhận hoặc
không có giấy tờ về quyền SDĐ,
đương sự được lựa chọn giải quyết
tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc
khởi kiện tại tòa án.
Nêu ý kiến, Chủ nhiệmỦy banTư
pháp Lê Thị Nga đề nghị cơ quan
soạn thảo tiếp tục cân nhắc việc giữ
nguyên như quy định hiện nay, vì
phương án này giúp đương sự có sự
lựa chọn hình thức giải quyết tranh
chấp. “Dự thảo luật đang bỏ đi một
sự lựa chọn của người dân” - bà Lê
Thị Nga nói.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình
Huệ cũng cho rằng không thể quy
định như dự thảo luật. Ông nhấn
mạnh Nghị quyết số 18-NQ/TW
chỉ nêu “nâng cao vai trò và năng
lực các cơ quan tư pháp trong giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
về đất đai”.
“Đưa cả hệ thống chính trị vào
cuộc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn
lòng vòng, tồn đọng thế này, chúng
ta lại giao hết cho cơ quan tòa án giải
quyết các tranh chấp đất đai thì làm
sao được” - ông Huệ nói.
Thẩm tra sơ bộ nội dung nói trên,
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị
Chính phủ đánh giá kỹ lưỡng hơn
về thực trạng giải quyết tranh chấp
đất đai qua UBND các cấp và qua
tòa án, khả năng đáp ứng yêu cầu
giải quyết tranh chấp về đất đai của
hệ thống tòa án và thực tiễn quản lý
đất đai của nước ta.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị
Chính phủ đánh giá tác động cụ thể
hơn giữa phương án dự thảo đề xuất
và quy định hiện hành. Trên cơ sở
đó đề xuất sửa đổi các quy định liên
quan, bảo đảm tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho người dân thực hiện
quyền khiếu nại, khiếu kiện khi xảy
ra tranh chấp đất đai.
Yêu cầu rà soát kỹ các
trường hợp thu hồi đất
Một nội dung khác đáng chú ý của
dự thảo luật là quy định tại điểm h
khoản 2 Điều 70 dự thảo, Nhà nước
thu hồi đất đối với “dự án khu đô thị,
khu nhà ở thương mại”.
Nêu quan điểm của cơ quan thẩm
tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ
Hồng Thanh cho rằng việc thu hồi
đất đối với “dự án khu đô thị, khu
nhà ở thương mại” sẽ tác động rất
lớn đến quyền của người SDĐ. “Các
dự án khu đô thị, nhà ở thương mại
mang tính chất kinh doanh là chủ yếu,
mặc dù sẽ tác động đến phát triển
kinh tế - xã hội nói chung nhưng lợi
ích trước mắt và trực tiếp sẽ mang
lại cho các chủ đầu tư thực hiện dự
án” - ông Vũ Hồng Thanh nói.
Cơ quan thẩm tra dự án luật đề
nghị cơ quan soạn thảo rà soát các
trường hợp Nhà nước thu hồi đất
quy định tại khoản 2 Điều 70 dự
thảo, bảo đảm phù hợp với yêu cầu
của Nghị quyết 18-NQ/TWvà Hiến
pháp 2013.•
Sáng 22-9, tại TP.HCM, Liên đoàn Luật sư (LS) Việt
Nam tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa
đổi)” với sự tham gia của nhiều đại biểu Quốc hội, các LS,
chuyên gia, doanh nghiệp…
Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm
đó là quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng tại khoản 5 Điều 70 dự thảo.
Theo đó, ngoài những dự án được liệt kê cụ thể, Nhà nước
sẽ thu hồi đất đối với “các dự án khác được trên 80% người
dân có đất bị thu hồi đồng ý”.
Đánh giá về quy định trên tại dự thảo, LS Nguyễn Hoàng
Nhật Thi (Đoàn LS TP Hà Nội) cho rằng về mặt chủ
trương, việc cho phép thu hồi đất khi đa số người dân có
đất tại dự án đồng ý mang lại ưu điểm như tháo gỡ, khai
thông nguồn lực đất đai cho một số dự án không được liệt
kê thuộc diện thu hồi nhưng chủ đầu tư dự án đã thực hiện
giải phóng mặt bằng (GPMB) một phần lớn diện tích đất
thông qua cơ chế thỏa thuận, còn một phần diện tích đất
không thể thực hiện GPMB khi người có đất, tài sản trên
đất không đồng ý chuyển nhượng.
“Thực trạng này hiện nay xảy ra khiến nhiều dự án “án
binh bất động” do không thể GPMB vì thiếu cơ chế giải
quyết” - LS Thi nói.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, không tạo ra vướng
mắc trên thực tế, LS Thi cho rằng cần phải có sự tính toán
Liên
đoàn
Luật sư
tổ chức
hội thảo
góp ý
dự thảo
Luật
Đất đai
(sửa
đổi).
Ảnh:
HỮU
ĐĂNG
Thuhồi đất với dựán có 20%hộdânkhôngđồng ý: Cónênkhông?
Sángcùngngày,tạiphiênhọpchuyênđề
pháp luật của Ủy banThường vụ Quốc hội,
ChủnhiệmỦybanTưphápLêThịNgacũng
đềnghịràsoát,quyđịnhchặtchẽhơnkhoản
5Điều70vềtrườnghợpNhànướcthuhồiđất
với“cácdựánkhácđượctrên80%ngườidân
cóđất bị thuhồi đồngý”.Theođó, cácdựán
này vẫnphải đảmbảo các nguyên tắc, điều
kiện,tiêuchíthuộcdiệnNhànướcthuhồiv
lợi íchquốc gia, lợi ích công cộng.
Mặt khác, bà Nga cũng đề nghị làm rõ tỉ
lệ“80% người dân đồng ý”phải kèm theo
điều kiện về tỉ lệ diện tích đất được thu hồi,
tránhviệc có80%dânđồngýnhưnghọchỉ
sử dụng 10%-20% diện tích đất bị thu hồi.
“80%nàyphảigắnvớisốdiệntíchđấtbịthu
hồi”- bàNga nói.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Vương
Đ nh Huệ lại đánh giá quy định trên “rất
mùmờ, chung chung”.“Một dựánđangáp
dụng cơ chế tự thỏa thuận, tức là quan hệ
dân sự, bây giờ 80% thỏa thuận xong, còn
20%chưa đồng ý th áp dụng cơ chế hành
chínhđểthuhồiđấtlàkhôngđược.Đãdân
sựlàdânsự,hànhchínhlàhànhchính.Không
thể dân sự lại áp dụng hành chính để thu
hồi được”- ôngHuệnói vànhấnmạnhquy
định này không đúng tinh thầnHiến pháp
và trung ương không có chủ trương như
vậy.
ĐỨCMINH
kỹ về cơ chế thực hiện các thủ tục pháp lý. Ngoài ra, trong
trường hợp Nhà nước đứng ra thu hồi đất đối với nhóm
người sử dụng đất mà nhà đầu tư không thể thỏa thuận
được thì cơ chế bồi thường, tái định cư cần phải được quy
định rõ ràng, có thể phải tham chiếu tới mức bồi thường,
giá chuyển nhượng bình quân mà nhà đầu tư đã thống nhất
trước đó với nhóm người sử dụng đất trong cùng dự án.
Cũng liên quan đến nội dung trên, LS Lê Hồng Nguyên,
Trưởng cơ quan đại diện Liên đoàn LS Việt Nam tại
TP.HCM, cho rằng đây là cơ chế giúp giải quyết những
vướng mắc trong thực tiễn. Khi đã đạt được tỉ lệ người dân
đồng ý thỏa thuận lên tới 80% thì Nhà nước cần can thiệp
để dự án đi vào hoạt động và phát triển.
QUỲNH LINH
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook