217-2022 - page 9

9
VIỆTHOA
D
ự án đường vành đai 3 cũng
như các dự án giáp ranh
giữa TP.HCM và các tỉnh
hiện nay đang có sự chênh lệch
trong chính sách bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư (TĐC). Ngoài ra,
dù nỗ lực để hoàn thành đúng tiến
độ nhưng TP Thủ Đức cũng gặp
nhiều khó khăn khi thực hiện dự
án này. Đây là những nội dung
mà TP Thủ Đức phản ánh tại
buổi giám sát của Ban Đô thị,
HĐND TP.HCM vào ngày 22-9.
Giá bồi thường
các dự án giáp ranh
có sự chênh lệch
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn
HữuAnhTứ, PhóChủ tịchUBND
TP Thủ Đức, cho biết hiện nay
và sắp tới sẽ có rất nhiều dự án
giao thông lớn có tính liên vùng,
đi qua nhiều tỉnh, TP. Tuy nhiên,
việc bàn giao mặt bằng giữa các
tỉnh, TP thường không đồng
bộ về thời gian, nơi nhanh, nơi
chậm, thậm chí có nơi kéo dài
hàng chục năm chưa bàn giao
được mặt bằng.
Ông Tứ nêu một số dự án từ
trước đến nay nằm trên địa bàn
TP.HCM và Bình Dương như dự
án ĐH Quốc gia, tuyến metro
Bến Thành - Suối Tiên, đường
vành đai 3…
Trong quá trình thực hiện, tiến
độ bàn giao mặt bằng giữa hai
tỉnh, TP rất khác nhau. Chẳng
hạn dự án tuyếnmetro BếnThành
- Suối Tiên, trong khi TP.HCM
sắp về đích thì Bình Dương hơn
10 năm vẫn chưa bàn giao mặt
bằng. Dự án ĐH Quốc gia có
diện tích 600 ha thì tại TP.HCM
khoảng 119 ha, còn lại ở địa bàn
Bình Dương nhưng chính sách
bồi thường, TĐC giữa hai tỉnh,
TP rất khác biệt.
Theo ôngTứ, dự án đường vành
đai 3 đi qua bốn tỉnh, TP gồm
TP.HCM, BìnhDương, ĐồngNai
và Long An nhưng chính sách
bồi thường, hỗ trợ, TĐC có độ
“vênh” giữa các tỉnh, TPnày. Một
nghịch lý được nêu ra là giá đất
nông nghiệp tại TP.HCMđược bồi
thường thấp hơn ở Bình Dương.
Ông Tứ cho biết về đơn giá bồi
thường đất nông nghiệp, TP.HCM
hiện nay thực hiện thẩm định giá
theo cơ chế giá thị trường. Trong
khi đó ở Bình Dương định giá đất
nông nghiệp được thực hiện theo
phương pháp lấy giá đất ở trừ đi
79 cănnhà cất
theokiểubiệt thự
trêndiện tích
đất rừngphònghộ
Các căn nhà được xây dựng trái phép
trên phần đất do UBND tỉnh
KiênGiang thu hồi đất rừng phòng
hộ giao khoán và giao cho UBND xã
Dương Tơ quản lý.
Tổ công tác đặc biệt kiểm tra, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất
đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn TP
Phú Quốc (Kiên Giang) vừa lập biên bản 79
căn nhà cất theo kiểu biệt thự trên diện tích
đất rừng phòng hộ ở xã Dương Tơ.
Cụ thể, qua kiểm tra, tổ công tác ghi nhận
tại ấp Đường Bào thuộc xã Dương Tơ (TP
Phú Quốc) có nhiều tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình có hành vi vi phạm, tổng diện tích
gần 190.000 m
2
. Qua kiểm đếm, bước đầu
lực lượng chức năng ghi nhận có 79 căn
nhà xây dựng trái phép và hầu hết xây cất
theo kiểu biệt thự sân vườn, ước tính giá trị
mỗi căn lên đến hàng tỉ đồng.
Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra, đo đạc,
thu thập hồ sơ, xác minh nguồn gốc đất đai
và quá trình sử dụng đất đối với phần diện
tích này. Đồng thời, lập biên bản xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của pháp
luật và tiến hành thực hiện các biện pháp
ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất do Nhà
nước quản lý.
Theo một thành viên tổ công tác, đây là
khu vực thuộc đất Nhà nước quản lý, cụ
thể là do UBND tỉnh Kiên Giang đã thu hồi
đất rừng phòng hộ giao khoán và giao cho
UBND xã Dương Tơ quản lý. Tuy nhiên,
từ năm 2018 đến nay, do trên địa bàn TP
Phú Quốc xảy ra tình trạng sốt đất nên có
một số tổ chức, cá nhân đến bao chiếm, xây
dựng trái phép.
Tổ công tác đặc biệt kiểm tra, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất
đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn
TP Phú Quốc do ông Lê Quốc Anh, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh, làm tổ trưởng. Ba tổ
phó gồm phó giám đốc công an tỉnh, phó
giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh và chủ tịch
UBND TP Phú Quốc. Ngoài ra, tổ công tác
còn có 15 thành viên là lãnh đạo các sở,
ngành, đơn vị liên quan.
Trong quyết định thành lập, chủ tịch
UBND tỉnh Kiên Giang cho phép tổ công
tác được quyền tổ chức lực lượng liên
ngành. Cạnh đó, áp dụng các biện pháp
ngăn chặn, truy quét, xử lý kịp thời các tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật
về lấn chiếm đất, rừng; phá rừng trái pháp
luật...
Đồng thời, kiên quyết thu hồi diện tích
đất bị lấn chiếm giao các đơn vị tổ chức
quản lý chặt chẽ, thực hiện các biện pháp
khắc phục hậu quả và trồng lại rừng theo
quy định của pháp luật.
CHÂU ANH
Tổ công tác tiến hành thực hiện biện pháp
ngăn chặn lấn chiếmđất rừng phòng hộ.
Ảnh: TUẤNTHY
Giá bồi thường vành đai 3
“vênh” nhiều lần giữa
TP.HCM và các tỉnh
Theo TPThủĐức, giá bồi thường đất nông nghiệp tại TP.HCM thấp hơn
nhiều lần so với ở BìnhDương.
Chủ tịchUBNDTP ThủĐức Hoàng Tùng trình bày nhiều vấn đề vướngmắc trong việc thực hiện các dự án. Ảnh: VH
Khó khăn trong đo đạc, kiểm đếm
ÔngHoàngTùng cũng cho biết việc đo đạc, kiểmđếmhồ sơ pháp lý
đất đai của người dân trong dự án đường vành đai 3 cũng gặp nhiều
khó khăn. Nhiều nơi phải đi bằng ghe mới tiếp cận được khu đất và
cũng không dễ để xác định ranh từng thửa đất vì ở giữa ruộng sâu.
Một số trường hợp chưa xác định được chủ đất cũng gây khó khăn
cho việc kiểm đếm, đo đạc. Chẳng hạn tại phường Long Trường (hai
dự án thành phần 1A, 1B) có 96 hộ dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hiện
nay phường chỉ mới thu thập thông tin 70/96 hồ sơ pháp lý thu hồi
đất và quyết định tống đạt được 58/96 thông báo. Đặc biệt trong đó
còn khoảng 25 hồ sơ gặp khó khăn khi tiếp cận xác minh.
Do đặc thù tuyến 1A toàn bộ thửa đất thu hồi đều là đất nông
nghiệp, địa hình đi lại khó khăn, chủ sử dụng đất đã chuyển nhượng
qua nhiều người, không phải người dân địa phương. Hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai của địa phương không đáp ứng
chínhxác được thông tin chủ sửdụngđất ảnhhưởngđến tiếnđộdựán.
Theo ông Tứ, dự án
đường vành đai 3 đi
qua bốn tỉnh, TP gồm
TP.HCM, Bình Dương,
Đồng Nai và Long An
nhưng chính sách bồi
thường, hỗ trợ, TĐC có
độ “vênh” giữa các tỉnh,
TP này.
tiền sử dụng đất thì ra số tiền bồi
thường nên rất cao.
“Trong khi đó, lẽ ra TP.HCM
phải cao hơn phía Bình Dương
nhưng thực tế thì ngược lại, giá
bồi thường đất nông nghiệp ở
Bình Dương cao hơn TP.HCM
rất nhiều. Điều này dẫn đến sự
so bì giữa người dân. Vì vậy, dù
hai tỉnh, TP đã trao đổi nhiều lần
nhưng vẫn chưa tìm ra tiếng nói
chung trong công tác bồi thường,
giải phóngmặt bằng” - ôngTứ nói.
“600 hồ sơ ký
trong cùng một ngày
là rất khó khăn”
Liên quan đến việc giải phóng
mặt bằng dự án đường vành đai
3 trên địa bàn TP Thủ Đức, ông
Hoàng Tùng, Chủ tịch UBNDTP
Thủ Đức, cho biết hiện nay địa
phương nỗ lực để bàn giao mặt
bằngđúng tiếnđộ.Tuynhiên, trong
quá trình triển khai, địa phương
này gặp không ít vướng mắc.
Theo ông Tùng, đây là dự án
có quy mô lớn, hồ sơ pháp lý đất
đai của người dân phức tạp. Tuy
nhiên, quy định hiện nay cùng
một ngày phải ký các quyết định
thu hồi đất, quyết định về phương
án bồi thường, quyết định phê
duyệt phương án TĐC là rất khó
khăn. “600 hồ sơ phải ký cùng
một ngày là rất khó khăn. Nếu
một hồ sơ chưa xác minh được
thì hàng trăm hồ sơ khác phải xếp
hàng chờ làm chậm tiến độ thực
hiện toàn dự án” - ông Tùng nói.
Theo quy định hiện nay thì phải
có chỗ TĐC cho người dân trước
khi thu hồi đất. ÔngTùng cho rằng
chủ trương này là quá tốt nhưng
trình tự giải quyết sẽ như thế nào
trong khi chưa xác định được giá
bồi thường. Điều này cũng chưa
được hướng dẫn cụ thể.
Một vấn đề cũng rất nóng khác
và dễ dẫn đến khiếu nại của người
dân chính là bồi thường giá đất
nông nghiệp. Ông Tùng cho rằng
hiện nay có hai loại: Đất nông
nghiệp thuần và đất nông nghiệp
xen cài trong khu dân cư. Vướng
mắc nhiều nhất vẫn là đất nông
nghiệp xen cài trong khu dân cư.
Ông Tùng nêu ví dụ có những
người dân có 500 m
2
đất, đã
chuyển mục đích 300 m
2
sang
đất ở, 200 m
2
chưa kịp chuyển
thì sẽ áp giá bồi thường theo giá
đất nông nghiệp. “Chúng ta sẽ
bồi thường như thế nào trong khi
giá giao dịch trên thị trường tại
nơi có đất chênh lệch rất cao so
với giá bồi thường” - ông Tùng
băn khoăn.
Ông Tùng kiến nghị liên quan
đến nội dung này cần có giải pháp
hài hòa, nếu không thì người dân
khiếu nại rất quyết liệt. Cùng một
vị trí mặt tiền sát nhau nhưng đất
nông nghiệp thì bồi thường giá
thấp trong khi đất ở giá rất cao,
lại có thêm chính sách TĐC. “Vì
vậy, người dân khiếu nại cũng là
điều dễ hiểu” - ông Tùng nói.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook