217-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu23-9-2022
Tiêu điểm
CơquanthẩmtrađềnghịChính
phủ làmrõ lý do không đưa biển
số ô tô nềnmàu vàng (dùng cho
xe hoạt động kinh doanh vận
tải) vào đấu giá.“Hiện nay, số xe
này bao gồmcả“taxi côngnghệ”
(vừa là xe kinh doanh vừa là xe
cá nhân) là rất lớn.Thực tế, nhiều
chủ xe có nhu cầuđược lựa chọn
biển số cho xe của mình” - ông
Hoàng Thanh Tùng nói.
Đề xuất thành lập
Quỹ phòng thủ
dân sự
Chiều 22-9, tiếp tục phiên họp chuyên đề
pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý
kiến lần hai đối với dự án Luật Phòng thủ dân
sự (PTDS).
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, cho hay PTDS có phạm vi rất rộng,
bao gồm tổng thể các hoạt động chuẩn bị từ thời
bình và khi có chiến tranh, thảm họa, sự cố xảy
ra để chủ động bảo đảm an toàn, khắc phục thiệt
hại về người, tài sản của Nhà nước, của nhân
dân.
Theo Đại tướng, các quy định về PTDS liên
quan đến quyền con người, quyền công dân và
cần phải được quy định bằng văn bản luật để bảo
đảm nguyên tắc hiến định tại khoản 2 Điều 14
Hiến pháp 2013: “Quyền con người, quyền công
dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ
nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn
Tới cho rằng phạm vi điều chỉnh của dự thảo
luật rộng, liên quan đến hoạt động, chính sách,
biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả thảm
họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đã có tại nhiều
luật chuyên ngành.
Đại tướng Phan VănGiang, Bộ trưởng BộQuốc phòng.
Ảnh: PHẠMTHẮNG
Vì vậy, cơ quan thẩm tra lưu ý dự thảo cần
quy định những nguyên tắc, xác định những
vấn đề chung, bao quát để thực hiện đồng bộ,
hiệu quả hoạt động PTDS. Đặc biệt, cần nghiên
cứu xác định đầy đủ những quy định khác nhau
giữa dự thảo luật và các luật liên quan hoặc dẫn
chiếu, đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung
cụ thể tại các luật khác.
Một nội dung đáng chú ý khác, để bảo đảm
nguồn lực cho PTDS, dự thảo quy định về việc
thành lập Quỹ PTDS trên cơ sở hợp nhất Quỹ
phòng chống thiên tai, Quỹ hỗ trợ phòng chống
dịch.
Tuy nhiên, có ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho
rằng việc gộp hai quỹ là không phù hợp với quy
định của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều
và không phù hợp với thực tiễn, tính chất của hai
loại quỹ này là khác nhau. Trong khi ý kiến khác
đề nghị quy định mô hình Quỹ PTDS là bắt buộc.
Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng
vàAn ninh cơ bản nhất trí cần thống nhất các loại
quỹ nhưng đề nghị cần báo cáo rõ hơn về quy
định sáp nhập các quỹ cũng như làm rõ những khó
khăn, vướng mắc trong quản lý, sử dụng các loại
quỹ này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định
nêu việc dự thảo quy định hợp nhất Ban chỉ huy
Phòng chống thiên tai với Ban chỉ huy PTDS, gọi
là cơ quan chỉ huy PTDS. “Ban phòng chống dịch
không hợp nhất nhưng đi lấy quỹ của họ. Ban kia
vẫn còn tồn tại mà quỹ không còn, tự nhiên mâu
thuẫn, tôi thấy rất lạ” - ông Định nói và đề nghị cơ
quan soạn thảo rà soát việc này.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng
tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,
cho biết cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ rà soát
các luật chuyên ngành để thiết kế bổ sung.
THU NGUYỆT
TrìnhQuốc hội xemxét
việc đấu giá biển số ô tô
Dự thảo nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô
thông qua đấu giá sẽ được trìnhQuốc hội tại kỳ họp thứ tư.
ĐỨCMINH
C
hiều 22-9, với đa số phiếu
tán thành, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đã thống nhất
bổ sung dự thảo Nghị quyết
của Quốc hội về thí điểm cấp
quyền lựa chọn sử dụng biển
số ô tô thông qua đấu giá vào
chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2022.
Chưa thực hiện đấu
giá với biển số mô tô
Nêu sự cần thiết ban hành
nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Tư
pháp Lê Thành Long cho rằng
việc này nhằmđáp ứng nhu cầu
quản lý thực tế của cơ quan quản
lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu
của người dân và xã hội trong
việc lựa chọn, sử dụng “biển
số đẹp” theo quan niệm của
từng người sử dụng.
Nghị quyết ban hành giúp
bảo đảm an ninh trật tự, an
toàn xã hội trong việc cấp và
sử dụng biển số xe, đăng ký xe;
đặc biệt là ngăn ngừa hành vi
trục lợi từ việc cấp quyền sử
dụng biển số ô tô.
Nghị quyết cũngxác lậpquyền
sử dụng của biển số ô tô; tạo
sự bình đẳng, công khai, minh
bạch trong cấp và sử dụng biển
số ô tô, đồng thời tăng nguồn
thu cho ngân sách nhà nước từ
đấu giá biển số ô tô...
Thẩm tra đề nghị của Chính
phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật Hoàng Thanh Tùng cho
rằng việc đấu giá biển số ô tô
là chính sách mới, có nhiều đặc
thù, khác với quy định của một
số luật hiện hành. Do vậy, việc
trình Quốc hội ban hành nghị
quyết thực hiện thí điểm là phù
hợp với quy định của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp
luật 2015 về thẩm quyền, hình
thức văn bản.
Trước một số ý kiến đề nghị
đưa ra đấu giá cả biển số mô tô,
đa số thành viên cơ quan thẩm
tra cho rằng chưa nên mở rộng
phạm vi thí điểm sang loại xe
này, do chưa đánh giá đầy đủ
mức độ tác động trong trường
hợp chấm dứt thí điểm.
Liên quan đến việc xác định
giá khởi điểm của một biển số
xe, ông Tùng cho biết Ủy ban
Pháp luật đồng tình với đề xuất
của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ
quan thẩm tra đề nghị nghiên
cứu bổ sung quy định về số
tiền đặt trước để tham gia đấu
giá, bảo đảm vừa thống nhất
với quy trình chung về đấu giá
tài sản nhưng cũng hạn chế
Bộ Công an đã xin
rút lại đề nghị phân
chia nguồn thu từ
đấu giá theo tỉ lệ 70%
nộp vào ngân sách
trung ương, 30%
phân bổ cho ngân
sách địa phương,
toàn bộ sẽ được nộp
về ngân sách
trung ương.
Thứ
trưởng Bộ
Công an
Nguyễn
Văn Long.
Ảnh:
PHẠM
THẮNG
Không được chuyển nhượng biển số trúng đấu giá
Giá khởi điểm của một biển số đưa ra đấu giá
được xác định là mức lệ phí đăng ký cao nhất
đang áp dụng tại địa phương nhân với hệ số. Cụ
thể, với vùng 1 (Hà Nội, TP.HCM), mức khởi điểm
là 40 triệu đồng; vùng 2 (các địa phương còn lại)
có mức 20 triệu đồng.
Khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá
được quyền giữ lại biển số trúng đấu giá để
đăng ký cho xe khác. Không được phép chuyển
nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày trúng đấu
giá phải thực hiện việc đăng ký biển số đó gắn
với xe, nếu không đăng ký xe thì sẽ bị thu hồi.
Người trúng đấu giá biển số ô tô được quyền
chuyểnnhượng, cho tặng, thừa kế xe cógắnbiển
số trúng đấu giá như quy định hiện hành (biển
số theo xe) nhưng người được chuyển nhượng,
cho tặng, thừa kế xe có gắn biển số trúng đấu
giá không được quyền giữ lại biển số để đăng
ký cho xe khác hoặc chuyển nhượng, cho tặng,
thừa kế biển số trúng đấu giá cho người khác…
được việc bỏ cọc của người
trúng đấu giá.
Việc đấu giá biển số
xe được tập trung
ở Bộ Công an
Tại phiên họp, Thứ trưởng
Bộ Công an NguyễnVăn Long
cho hay ban đầu bộ dự kiến tổ
chức đấu giá ở công an tỉnh.
Tuynhiên, qua nghiên cứu, đánh
giá, bộ thấy rằng việc đấu giá
phân tán như vậy sẽ không bảo
đảm tính thống nhất. “Chúng
tôi đã tính toán lại, tất cả việc
đấu giá biển số xe này sẽ được
tập trung ở Bộ Công an” - ông
Long nói.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn
Long thông tin tại phiên họp
trước đó với Ủy ban Pháp luật,
Bộ Công an đã xin rút lại đề
nghị phân chia nguồn thu từ
đấu giá theo tỉ lệ 70% nộp vào
ngân sách trungương, 30%phân
bổ cho ngân sách địa phương.
Toàn bộ sẽ được nộp về ngân
sách trung ương.
Thứ trưởngBộCôngankhẳng
định một trong những nguyên
tắc xuyên suốt khi xây dựng dự
thảo nghị quyết là công dân
Việt Nam có quyền đấu giá
biển số xe của bất cứ tỉnh nào
trên lãnh thổ Việt Nam. “Với
cơ sở dữ liệu công dân, với tất
cả hạ tầng của Bộ Công an hiện
nay thì hoàn toàn có thể thực
hiện tốt việc này” - vẫn lời ông
Nguyễn Văn Long.
Chủ tịch Quốc hội Vương
Đình Huệ cho biết việc nghiên
cứu thực hiện đấu giá biển số ô
tô được tiến hành từ năm 2017-
2018, dự kiến trình Quốc hội
năm 2019-2020. Tuy nhiên, vì
nhiều lý do, việc này chưa làm
được. “Tôi cho rằng việc này
rất cần thiết, chắc người dân sẽ
hoan nghênh” - ông Huệ nói.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ
sơ dự thảo nghị quyết để trình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
xem xét, cho ý kiến tại phiên
họp thứ 16 (tháng 10-2022)
trước khi trình Quốc hội tại
kỳ họp thứ tư.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook