11
Kinh tế -
ThứSáu23-9-2022
USD/tấn. Trong khi gạo Thái
Lan cũng hưởng lợi tăng lên
mức 410 USD/tấn.
Dù hạn chế xuất khẩu,
đánh thuế 20% nhưng theo
ông Long, gạo trắng Ấn
Độ cũng hưởng lợi khi giá
tăng lên ngang bằng giá gạo
trắng VN dù trước đó thấp
hơn rất nhiều. Trong khi
đó, mặt bằng giá gạo thơm
các loại xuất khẩu của VN
cũng tăng trung bình khoảng
10-15 USD/tấn.
Gạo tấm là loại gạo tăng
mạnh nhất, giá gạo tấm
xuất khẩu của VN cũng như
các nước tăng thêm 20-25
USD/tấn, lên mức 380-390
USD/tấn. Tuy nhiên, số
lượng tấm xuất khẩu của
DN VN không lớn. Các
nước xuất khẩu tấm nhiều
như Myanmar, Pakistan lại
hưởng lợi lớn.
“Hiện nhiều khách hàng
từ châu Phi, Nga và một số
nước châuÁđã bắt đầu hỏi dò
giá gạo trắng, tăng lượng đặt
hàng với phía DN xuất khẩu
gạo VN vì lo ngại giá gạo có
thể tăng thêm trong thời gian
tới” - ông Long tiết lộ.
Ông Nguyễn Văn Đôn,
Giám đốc Công ty TNHH
Việt Hưng, cũng cho biết
giá gạo xuất khẩu đang neo
ở mức cao giúp DN hưởng
lợi khi ký những hợp đồng
mới. Đồng thời cũng kéo
giá lúa gạo trong nước tăng
lên, người nông dân có lợi.
Lý giải nguyên nhân Ấn
Độ hạn chế xuất khẩu, ông
Đôn cho biết do hạn hán,
mất mùa có thể ảnh hưởng
đến an ninh lương thực nội
địa. Sự sụt giảm lượng gạo
xuất khẩu từ quốc gia này
sẽ làm tăng áp lực lên giá
lương thực. Động thái hạn
chế xuất khẩu gạo của Ấn
Độ đẩy giá gạo toàn cầu lên
cao trong thời gian tới. Đây
là thông tin có lợi cho xuất
khẩu gạo của VN.
Ngược lại, ở chiều nhập
khẩu, những công tyVNnhập
tấm, gạo trắng từ Ấn Độ với
giá rẻ trước đây thì giờ gặp
khó khăn. Theo Thương vụ
VN tại Ấn Độ, việc cấm xuất
khẩu gạo tấm (nguyên liệu
sản xuất thức ăn chăn nuôi)
sẽ đẩy giá thức ăn chăn nuôi
tăng lên, đặc biệt tại các thị
trường nhập khẩu chính loại
sản phẩm này như: Trung
Quốc đã nhập 1,1 triệu tấn
và VN đã nhập 433.000 tấn
vào năm 2021.
Đại diện một công ty xuất
nhập khẩu gạo tại TP.HCM
cho biết thêm gạo nhập khẩu
từ Ấn Độ chủ yếu được các
công ty sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi và nấu bia. Ngoài
QUANGHUY
T
hông tin Ấn Độ cấm xuất
khẩu tấm và hạn chế xuất
khẩu gạo trắng đã giúp
các doanh nghiệp (DN) xuất
khẩu gạo Việt Nam (VN)
hưởng lợi khi giá gạo xuất
khẩu tăng thêm 15-25 USD/
tấn tùy loại. Tuy nhiên, ở
chiều ngược lại mỗi nămVN
cũng nhập hàng trăm ngàn
tấn tấm và gạo trắng từ Ấn
Độ nên chính sách mới của
nước này sẽ khiến các đơn
vị nhập khẩu của nước ta bị
ảnh hưởng.
Xuất khẩu mừng,
nhập khẩu lo
Giá gạo thế giới đã biến
động chỉ trong vòng một
tuần sau khi Ấn Độ ban hành
thông báo quyết định cấm
xuất khẩu gạo tấm và áp thuế
xuất khẩu 20% đối với một
số loại thóc gạo như thóc,
gạo lứt và các loại gạo khác
trừ gạo đồ, gạo Basmati.
Ông Nguyễn Thanh Long,
Giám đốc Công ty TNHH
Gạo Việt, cho biết hai loại
gạo tác động mạnh nhất khi
Ấn Độ có chính sách trên là
gạo trắng và gạo tấm. Giá
gạo trắng VN xuất khẩu
hiện đã tăng khoảng 15-20
USD/tấn, lên mức 415-425
Đại diện một công ty
xuất nhập khẩu gạo
tại TP.HCM cho biết
gạo nhập khẩu từ
Ấn Độ chủ yếu được
các công ty sử dụng
làm thức ăn chăn
nuôi và nấu bia.
Khách hàng tìmmua gạo Việt Namtrongmột siêu thị tại Pháp. Ảnh: BQH
Ấn Độ cấm
xuất khẩugạo:
Cơ hội lớn
cho gạo Việt
Hiện nhiều khách hàng từ châu Phi, Nga
quay sang đặt hàngmua gạo trắng của
Việt Namkhi giá gạo thế giới tăng lên.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý
kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc Ấn Độ
cấm xuất khẩu gạo và tác động đến việc sản xuất, xuất
khẩu gạo của Việt Nam.
Công văn nêu ngày 15-9-2022, báo chí đưa thông
tin về việc Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ban hành
lệnh cấm xuất khẩu đối với mặt hàng gạo tấm, có hiệu
lực từ sau ngày 15-9. Đồng thời, Ấn Độ cũng áp thuế
xuất khẩu 20% đối với các mặt hàng gạo trắng và gạo
lứt. Nguyên nhân chính là do chính phủ Ấn Độ đang
ngày càng lo ngại về nguồn cung suy giảm và lạm phát
giá lương thực.
Theo công văn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo
bộ trưởng các bộ NN&PTNT, Công Thương, Tài chính
nghiên cứu vấn đề này. Từ đó, các bộ theo chức năng,
nhiệm vụ được giao chủ động theo dõi, bám sát tình
hình để thực hiện các biện pháp, giải pháp phù hợp, kịp
thời theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, bảo
đảm an ninh lương thực, hiệu quả công tác điều hành
xuất khẩu gạo, ổn định thị trường giá cả lúa gạo và lợi
ích của người nông dân; kịp thời báo cáo đề xuất Thủ
tướng Chính phủ nội dung vượt thẩm quyền của các bộ.
Đây không phải là lần đầu Ấn Độ áp thuế với sản
phẩm nông nghiệp. Trước đó, vào tháng 5, lúa mì và
đường đã nằm trong danh sách hạn chế xuất khẩu, do lo
ngại nắng nóng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của
cả nước.
Các lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ được
cho là khó có thể sớm được dỡ bỏ, thậm chí cho tới vụ
thu năm tới. Bởi Ấn Độ là quốc gia 1,4 tỉ dân, an ninh
lương thực không bao giờ là bài toán dễ dàng với quốc
gia này.
Trong khi trước đó, sản lượng lúa mì tại Ấn Độ cũng
đã xuống mức thấp nhất trong vòng 14 năm do hạn
hán, mất mùa. Sản lượng gạo vụ mùa vừa qua được cho
là vẫn đủ cho nhu cầu trong nước nhưng bị tụt giảm
khoảng 10-12 triệu tấn so với vụ mùa trước.
Trong quá khứ, khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo vào
năm 2007, giá gạo trên thị trường thế giới đã tăng lên
mức đỉnh mới, hơn 1.000 USD/tấn.
MINH TRÚC
NgànhgạoViệtNamđặt kếhoạchxuất khẩugạođạt 3,2-3,3 tỉ USD
trong năm2022. Ảnh: QH
Thủ tướng yêu cầunghiên cứuviệcẤnĐộ cấmxuất khẩugạo
ra, một số công ty nhập loại
gạo tấm từ nước ngoài để
làm cơm tấm, bánh, bột,
phở, bún… Trước lệnh cấm
xuất khẩu tấm, giá gạo trắng
tăng lên do Ấn Độ áp thuế
20%, các DN sẽ tính toán
lại nguồn nguyên liệu nhập
khẩu để tránh ảnh hưởng đến
chi phí sản xuất.
Chuẩn bị đơn hàng,
sẵn sàng tăng tốc
Nhiều DN xuất khẩu gạo
VN cho biết giá gạo xuất
khẩu đang ở mức cao nhưng
cái khó bây giờ là lượng gạo
trong kho của các DN vẫn
hạn chế.
Ông Phan Văn Có, Giám
đốc Công ty TNHH Vrice
Group Phan Văn Có, cho
biết hiện giá gạo trong nước
đang được thu mua tăng
200-300 đồng/kg so với tuần
trước đó. Các đơn hàng mới
dù giá cao nhưng hiện công
ty tạm ngưng ký thêm các
hợp đồng gạo trắng và tấm
do giá đang lên.
Theo dự báo của ông Có,
khả năng trong tuần tới, giá
gạo xuất khẩu của VN sẽ
tiếp tục tăng lên vì nguồn
cung thế giới đang giảm,
nhiều nước hạn chế xuất
khẩu, nhu cầu lương thực
tăng cao, đẩy giá tăng.
Đồng tình với ông Có,
ông Nguyễn Thanh Long,
Giám đốc Công ty Gạo
Việt, cho rằng lúc này các
DN Việt chưa vội mừng về
giá mà quan trọng là chuẩn
bị lượng hàng dồi dào. Khi
đủ nguồn cung thì mới có
thể ký hợp đồng lớn, giá gạo
vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ
tịch Hiệp hội Lương thực
VN, cũng cho rằng Ấn Độ
đang xuất khẩu gạo tới hơn
150 quốc gia, vùng lãnh thổ
trên thế giới. Việc hạn chế
xuất khẩu gạo, nhất là gạo
trắng từ quốc gia này sẽ tạo
cơ hội để các DN xuất khẩu
gạo VN tăng xuất khẩu gạo
ra thị trường thế giới và tăng
giá gạo xuất khẩu trong thời
gian tới. Hiện nhiều DN gạo
VN đang ngừng chào bán
do dự báo giá sẽ tăng nhanh
trong thời gian tới.
Theo ôngNam, VN là nước
xuất khẩu gạo lớn thứ ba
thế giới (sau Ấn Độ và Thái
Lan) và là nước xuất khẩu
lớn nhất sang Trung Quốc
với 25% thị phần. Giá gạo
trắng Ấn Độ từ lợi thế giá
rẻ giờ đây mất vị thế cạnh
tranh do chịu mức thuế cao
hơn, từ đó thúc đẩy người
mua chuyển hướng sang gạo
của Thái Lan và VN.•
Xuất khẩu gạo tăng tốc
thu về 2,3 tỉ USD
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan VN và báo cáo của
BộNN&PTNT, trong tám tháng đầu năm, giá trị và sản lượng
xuất khẩu gạo của VN lần lượt đạt 2,3 tỉ USD, tăng gần 10%
so với cùng kỳ và 4,8 triệu tấn, tăng 21% so với cùng kỳ.
Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của VN, chiếm
47,7% trong tổng lượng và chiếm 45,6% trong tổng kim
ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 2,89 triệu tấn, tương
đương 1,06 tỉ USD. Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc
chiếm 11,5% trong tổng kim ngạch, đạt 520.445 tấn.