228-2022 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm6-10-2022
THUNGUYỆT
C
hính phủ vừa có báo cáo
gửi Quốc hội tổng kết
thực hiện Nghị quyết
54/2017/QH14 về thí điểm
cơ chế, chính sách đặc thù
phát triển TP.HCM.
Báo cáo nhận định việc
Chính phủ trình Quốc hội ban
hành Nghị quyết 54 có thể coi
là quyết sách quốc gia kịp
thời, tạo điều kiện tăng tính
tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
phát huy tính năng động,
sáng tạo cũng như thúc đẩy
tự tháo gỡ những vấn đề khó
khăn cho TP.
Qua năm năm thực hiện
nghị quyết, TP đã đạt được
nhiều kết quả nổi bật.
Chưa điều chỉnh tăng
nhiều loại phí
Tuy nhiên, Chính phủ
thừa nhận việc thực hiện
nghị quyết này còn một số
hạn chế, trong đó nhiều nội
dung triển khai còn chậm
so với kế hoạch như cơ chế
điều chỉnh chính sách thu,
thực hiện cổ phần hóa, thu
từ sắp xếp nhà đất của các
cơ quan trung ương...
Về thuế, năm 2018 UBND
TP có Đề án thí điểm tăng
mức thu thuế bảo vệ môi
trường qua giá xăng trên địa
bàn nhưng sau đó, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội thông
qua nghị quyết tăng thuế
bảo vệ môi trường đối với
giá xăng lên 4.000 đồng/lít.
Để tránh gây ảnh hưởng lớn
đến đời sống của người dân
và tình hình sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp,
TP đã dừng thực hiện đề án.
Năm 2019, UBND TP đã
và lệ phí, TP mới điều chỉnh
tăng phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải công nghiệp,
tổng số thu tăng thêm cho
ngân sách TP khoảng hơn
132 tỉ đồng.
“TP vẫn kiến nghị tiếp tục
được cho thí điểm nội dung
này trong thời gian tới, với
mục tiêu để tăng nguồn lực
cho ngân sách TP và định
hướng tiêu dùng của người
dân” - báo cáo của Chính
phủ cho biết.
Chưa bán được
tài sản công thuộc
trung ương quản lý
Đối với việc hưởng 50%
khoản thu tiền sử dụng đất
khi bán tài sản công gắn liền
với đất theo quy định của
Luật Quản lý, sử dụng tài
sản công, từ khi Nghị quyết
54 có hiệu lực, chỉ có hai cơ
sở nhà đất thuộc trung ương
quản lý trên địa bàn TP.HCM
được cấp có thẩm quyền phê
hóa đối với 38 doanh nghiệp
nhà nước giữ trên 50% đến
dưới 65% vốn điều lệ. Theo
báo cáo, TP đã thành lập Ban
chỉ đạo, tổ giúp việc Ban chỉ
đạo cổ phần hóa các doanh
nghiệp và đang tiếp tục thực
hiện các bước trong quy trình
cổ phần hóa.
Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện, TP gặp phải một
số khó khăn, vướng mắc chủ
yếu liên quan đến phương án
sử dụng đất của doanh nghiệp
vẫn chưa được tháo gỡ nên
hiện nay phải tạm dừng triển
khai việc cổ phần hóa.
Nhiều khó khăn
khi triển khai
Báo cáo của Chính phủ
cũng đánh giá một số cơ chế
tuy đã thực hiện nhưng hiệu
quả thấp, như chính sách thu
hút chuyên gia, nhà khoa học
và người có tài năng đặc biệt
chưa áp dụng được nhiều.
Thống kê cho thấy đến nay,
UBNDTPmới phê duyệt kết
quả thu hút năm chuyên gia,
nhà khoa học và năm người
có tài năng đặc biệt.
Tuy mới đạt được kết quả
bước đầu nhưng Chính phủ
cho biết TP.HCM kiến nghị
tiếp tục duy trì chính sách này
trong thời gian tới.
Chính phủ cũng đánh giá
một số cơ chế, chính sách
chưa được quy định cụ thể
hoặc đang chờ văn bản hướng
dẫn nên triển khai chậm (các
nội dung ủy quyền). Công
tác hướng dẫn thực hiện quy
định đánh giá, phân loại để
chi trả thu nhập tăng thêm
chưa theo kịp tình hình thay
đổi của thực tiễn.
Lý giải về nguyên nhân,
Chính phủ cho rằng những
hạn chế trên có cả các nguyên
nhânkháchquan cũngnhưchủ
quan. Về khách quan, các cơ
chế, chính sách thí điểm cơ
bản là những nội dung mới,
phức tạp, có tác động lớn,
lâu dài, khi triển khai cụ thể
cần nghiên cứu kỹ trước khi
xem xét, quyết định.
Ngoài ra, trong năm năm
thực hiện Nghị quyết 54, TP
dành năm đầu tiên xây dựng
kế hoạch và công tác chuẩn
bị triển khai; đồng thời có hai
năm chịu tác động nghiêm
trọng bởi đại dịch COVID-19
nên TP không có nhiều thời
gian để phát huy toàn diện
các cơ chế, chính sách của
nghị quyết.
Về chủ quan, khi xây dựng
cơ chế, chính sách, TP gặp
phải khó khăn, thách thức
phát sinh, như việc xây dựng
cơ chế, chính sách mới về thu
ngân sách; cổ phần hóa, thu
hút nhân tài... Cạnh đó, sự
quan tâm, phối hợp của các
cơ quan trung ương còn hạn
chế, như việc sắp xếp nhà đất
trên địa bàn...
Từ căn cứ thực tiễn, Chính
phủ kiến nghị Quốc hội cho
phép TP.HCM tiếp tục thực
hiện Nghị quyết 54 đến hết
ngày 31-12-2023, đồng thời
đưa nội dung này vào nghị
quyết của kỳ họp thứ tư.•
Do đại dịch vàmột số nguyên nhân khác nên cơ chế đặc thù cho TP.HCMchưa phát huy hết.
Ảnh: NGUYỆTNHI
Nhiều nội dung triển khai
Nghị quyết 54 còn chậm so
với kế hoạch. Về thuế, phí,
ngoài phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải công
nghiệp thì các loại phí khác
chưa thực hiện được.
Ngoài ra, việc thực hiện
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc TP quản
lý phải tạm dừng với vướng mắc chủ yếu là phương án sử
dụng đất của doanh nghiệp chưa được tháo gỡ. Với việc
trì hoãn này, một nguồn thu lớn trên dự kiến của TP chưa
trở thành hiện thực.
Một nguồn thu khác có thể lên đến hàng tỉ USD đến từ
cơ chế TP được hưởng 50% tiền sử dụng đất khi bán tài
sản công gắn liền với đất của các cơ quan trung ương
trên địa bàn. Đến nay, chỉ có hai cơ sở nhà đất thuộc diện
này được phê duyệt phương án mà cũng chưa thực hiện
việc bán. Việc chậm chuyển nhượng quyền sử dụng các
khu đất “kim cương” cũng đồng nghĩa TP bị hạn chế khả
năng thu hút đầu tư từ những doanh nghiệp lớn trong và
ngoài nước. Đây không chỉ là lãng phí nguồn thu, mà còn
lãng phí cơ hội phát triển của TP cũng như cả nước.
Ngoài ra, chính sách thu hút chuyên gia và người có tài
năng đặc biệt chưa được áp dụng nhiều. Cơ chế tài chính
đặc thù giúp TP có thêm nguồn lực với mục tiêu hằng năm
huy động 40.000-50.000 tỉ đồng cho đầu tư phát triển.
Thế nhưng, năm năm qua, mới chỉ có nguồn từ thưởng
và đầu tư trở lại từ ngân sách trung ương, phát hành trái
phiếu chính quyền địa phương, nguồn Chính phủ vay
ngoài nước cho TP vay lại, thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiệp. Vì vậy, việc thực hiện mục tiêu
huy động nguồn lực trên còn hạn chế.
Một số cơ chế ủy quyền cho TP và cấp TP ủy quyền cho
các sở, ngành, địa phương chưa cụ thể, còn chờ văn bản
hướng dẫn thêm. Công tác thực hiện chi trả thu nhập tăng
thêm cho công chức, viên chức chưa theo kịp với thực
tiễn...
Nguyên nhân của những hạn chế trên vừa mang tính
khách quan vừa mang tính chủ quan. Không thể phủ nhận
những trở ngại từ đại dịch COVID-19 mà TP phải gánh
chịu hậu quả rất nặng nề; sự quá tải của bộ máy công
quyền. Nhưng mặt khác, với nhiều lý do khác nhau, TP
cũng chưa tận dụng tối đa một số cơ chế đã có trong Nghị
quyết 54. Các cơ quan trung ương, cùng với đó, chưa
hỗ trợ, hợp tác như mong đợi. Việc thực hiện bán tài sản
công gắn liền với đất của các cơ quan trung ương trên địa
bàn TP là một minh chứng.
Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép TP.HCM tiếp
tục thực hiện Nghị quyết 54 đến hết ngày 31-12-2023. Đây
là khoảng thời gian để TP cùng các cơ quan trung ương
liên quan tận dụng tối đa cơ chế đã có, đồng thời cùng
rút kinh nghiệm, xây dựng cơ chế mới xứng với tiềm năng
và kỳ vọng về vai trò của TP trong sự phát triển đất nước
theo tinh thần đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu
ra: “TP.HCM vì cả nước” và “cả nước vì TP.HCM”.
PHẠM CƯỜNG
dự thảo đề cương Đề án xây
dựng thí điểm tăng thuế suất
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
mặt hàng bia tiêu thụ trên địa
bàn. Tuy nhiên, việc tăng
thuế này sẽ có ảnh hưởng
trực tiếp đến người dân và
doanh nghiệp, phải tiếp tục
đánh giá tác động nên chưa
thực hiện.
TP.HCM cũng đã xem xét
đề xuất thu phí thẩm định
hồ sơ cấp giấy chứng nhận
áp dụng cho tất cả loại hình
đăng ký đất đai thuộc danh
mục doBộTN&MTban hành
và thu phí tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm hành
chính tại các kho, bãi được
đầu tư bằng nguồn vốn ngân
sách. Tuy nhiên, do ảnh hưởng
của đại dịch COVID-19, TP
đã dừng việc xem xét các đề
xuất này.
Như vậy, sau năm năm
thực hiện các nội dung về
trao thêm thẩm quyền quyết
định tăng các khoản thuế, phí
duyệt phương án bán nhưng
đến nay vẫn chưa thực hiện
được việc bán.
TP.HCM kiến nghị tiếp tục
cho TP được hưởng nguồn
thu nói trên để đầu tư hạ tầng
kinh tế - xã hội. Đồng thời,
TP cũng đề nghị tăng cường
vai trò, trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
trung ương quản lý trong việc
đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại,
xử lý nhà đất.
Đối với việc hưởng số thu
từ cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước, theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ,
TP.HCM thực hiện cổ phần
TP.HCM đã xem xét
đề xuất thu phí tạm
giữ tang vật, phương
tiện vi phạm hành
chính tại các kho,
bãi nhưng do đại
dịch nên đã dừng
việc này.
Đề xuất TP.HCM tiếp tục thí điểm
một số cơ chế đặc thù
Do đại dịch vàmột số nguyên nhân khác nên cơ chế đặc thù cho TP.HCMchưa phát huy hết.
Chung tay vì TP.HCMvàvì cảnước
(Tiếp theo trang 1)
Trừ các năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch
COVID-19, kinh tế TP liên tục tăng trưởng cao, bình quân
hằng năm trong giai đoạn 2016-2019 đạt 7,72%, cao hơn
so với mức 7,22% của giai đoạn 2011-2015.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook