228-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm6-10-2022
Giá bán điện cho sản xuất, kinh doanh…
thay đổi
Theo đề xuất của đề án, giá bán điện cho sản xuất, kinh doanh và hành
chính sự nghiệp cũng thay đổi. Việc phân bổ chi phí của ngành điện sẽ
theo cấp điện áp và theo nhóm khách hàng điện, trong đó giữ nguyên giá
ở khung giờ bình thường, cao điểm như hiện hành nhưng điều chỉnh tăng
giá ở khung giờ thấp điểm.
Nhóm khách hàng kinh doanh sẽ bổ sung cơ sở lưu trú, du lịch áp dụng
giá bán lẻ điện bằng nhómkhách hàng sản xuất và các hộ kinh doanh khác.
Giá bán điện theo bốn cấp điện áp cũng sẽ được áp dụng cho nhómkhách
hàng sản xuất. Nhóm khách hàng đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ bổ sung
bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông, chiếu sáng công cộng...
Với phương án này, giá điện bán
lẻ thấp nhất là 1.678 đồng/kWh, cao
nhất là 3.356 đồng/kWh (chưa gồm
thuế VAT).
Phương án 2:
Cải tiến cơ cấu biểu
giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng
rút ngắn từ sáu bậc xuống bốn bậc
như theo đề xuất của EVN và tư
vấn. Cụ thể, bậc 1: Cho 100 kWh
đầu tiên; bậc 2: Cho kWh 101-300;
bậc 3: Cho kWh 301-700; bậc 4:
Cho kWh từ 701 trở lên.
Theo phương án này, giá điện cho
từng bậc được thiết kế lại theo hướng
giữ nguyên giá điện hiện hành cho
bậc đầu 0-100 kWh nhằm đảm bảo
ổn định giá điện cho các hộ nghèo,
hộ chính sách xã hội...
Phần chênh lệch giảm doanh thu
tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng
điện 100-200 kWh; 301-400 kWh và
trên 700 kWh. Giá điện cho các bậc
101-700 kWh và từ 700 kWh trở lên
được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu
cho các bậc thấp.
Phương án nào lợi hơn?
Bộ CôngThương cho rằng phương
án năm bậc có ưu điểm là đơn giản,
dễ hiểu do giảm từ sáu bậc như cơ
cấu biểu giá điện hiện nay xuống
còn năm bậc giá điện.
Ghép các bậc lại với nhau để tăng
khoảng cách mức tiêu thụ điện giữa
các bậc và nới rộng khoảng cách
mức tiêu thụ của bậc cao hơn nhằm
phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ
điện và khuyến khích việc sử dụng
điện tiết kiệm, hiệu quả.
Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ
nghèo và hộ chính sách xã hội không
thay đổi so với áp dụng cơ cấu biểu
giá bán lẻ điện hiện hành. Các hộ có
mức sử dụng điện từ 710 kWh trở
xuống sẽ có tiền điện phải trả giảmđi.
Nhược điểm là tiền điện các hộ
sinh hoạt có mức sử dụng điện cao
từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm
khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm.
Với phương án 2, BộCôngThương
đánh giá việc phân chia giảmbớt một
bậc so với phương án năm bậc nêu
trên sẽ làm giảm bớt một phần tác
động tăng tiền điện trong các tháng
chuyển mùa, với phần lớn các hộ
sử dụng điện nằm trong dải sử dụng
100-300 kWh.
Tuy nhiên, phương án bốn bậc sẽ
làm tăng tiền điện phải trả đối với các
hộ có mức sử dụng 119-232 kWh/
tháng và các hộ có mức sử dụng trên
806 kWh/tháng.
Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Công
Thương thì tác động tăng tiền điện
đối với các hộ có mức sử dụng
119-232 kWh/tháng là không lớn
với mức tiền điện tăng thêm tối đa
chỉ 12.100 đồng/tháng/hộ, tương
ứng mức tăng tiền điện là 3,25%.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cho
rằng phương án bốn bậc sẽ có tác
dụng thấp hơn trong việc khuyến
khích khách hàng sử dụng điện tiết
kiệm, hiệu quả so với phương án
năm bậc.
ANHIỀN
B
ộ CôngThương vừa có văn bản
gửi bộ, ngành, địa phương lấy
ý kiến cho đề án phương án
cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện
mới. Trong đó với giá điện sinh hoạt,
bộ đề xuất rút ngắn các bậc với hai
phương án là năm bậc và bốn bậc,
thay vì sáu bậc như hiện nay.
Đề xuất rút ngắn các bậc
trong biểu giá
điện sinh hoạt
Trên cơ sở phân tích của các
đơn vị tư vấn, Bộ Công Thương
thống nhất không xem xét phương
án giá sinh hoạt đồng giá trong
các phân tích lựa chọn biểu giá
bán lẻ điện. Theo đó, bộ đề xuất
hai phương án biểu giá điện sinh
hoạt là năm bậc và bốn bậc nhưng
được thiết kế lại.
Phương án 1:
Cải tiến cơ cấu
biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo
hướng rút ngắn từ sáu bậc xuống
năm bậc theo như đề xuất của EVN
và tư vấn (tại Công văn 404/EVN-
TCKT) nhưng có thay đổi về cơ cấu
tỉ trọng so với giá bán lẻ điện bình
quân. Cụ thể, bậc 1: Cho 100 kWh
đầu tiên; bậc 2: Cho kWh 101-200;
bậc 3: Cho kWh 201-400; bậc 4: Cho
kWh 401-700; bậc 5: Cho kWh từ
701 trở lên.
Trên cơ sở thiết kế các bậc nêu
trên, giá điện cho từng bậc được thiết
kế lại như sau: Giữ nguyên giá điện
hiện hành cho bậc đầu 0-100 kWh
nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho
các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội
có mức sử dụng điện thấp (chiếm
33,48% số hộ).
Phần chênh lệch giảm doanh
thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử
dụng điện 401-700 kWh và trên
700 kWh. Giữ nguyên giá điện hiện
hành cho các bậc 101-200 kWh và
201-300 kWh. Giá điện cho bậc
401-700 kWh và từ 700 kWh trở
lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh
thu cho các bậc thấp.
Trongđềxuấtđanglấyýkiến,BộCôngThươngdựkiếnrútxuốngcònnămbậcvàbốnbậc.Ảnh:A.HIỀN
Đề xuất 2 phương án biểu giá
điện sinh hoạt mới
Phương ánmà Bộ CôngThương đề xuất có giá điện bán lẻ thấp nhất là 1.678 đồng/kWh,
cao nhất là 3.356 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
một số chuyên gia cho rằng để xác
định được phương án nào tối ưu thì
phải có sự tính toán cụ thể. Theo
đó, phải xác định được mức giá bán
lẻ điện bình quân; xét các mục tiêu
về chính sách xã hội, hỗ trợ cho hộ
nghèo, hộ thu nhập thấp; mục tiêu
sử dụng điện tiết kiệm.
Điển hình, chuyên gia kinh tế Ngô
Trí Long cho rằng cơ cấu biểu giá
bán lẻ điện thì nên chia nhiều bậc,
càng nhiều bậc càng tốt. Vì như vậy
mới phản ánh được chính xác các
mục tiêu về chính sách xã hội, sử
dụng điện tiết kiệm. “Nguyên tắc
biểu giá điện càng nhiều bậc thì mức
độ đánh giá càng chính xác” - ông
Long nhấn mạnh.
Chuyên gia Ngô Đức Lâm, nguyên
Phó Viện trưởng Viện Năng lượng
(Bộ Công Thương), cũng băn khoăn:
“Các phương án này dựa trên giá
điện bình quân là bao nhiêu? Để
lựa chọn phương án nào thì cần có
sự tính toán cụ thể. Không cần biết
bao nhiêu bậc nhưng tổng số doanh
thu cộng lại phải không vượt quá so
với giá bình quân”.•
Bộ GTVT yêu cầu đảm bảo tiến độ đường nối tuyến tránh TP Long Xuyên - quốc lộ 91
Bộ Công Thương thống
nhất không xem xét
phương án giá sinh hoạt
đồng giá trong các phân
tích lựa chọn biểu giá bán
lẻ điện.
Ngày 5-10, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đã
có buổi kiểm tra việc thi công xây dựng tuyến nối quốc lộ
(QL) 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, dự án có ba gói
thầu xây lắp, sản lượng thi công hiện đạt hơn 23% giá trị
các hợp đồng, chậm 2,1%. Trong đó, gói thầu CW4C do
liên danh Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung và
Công ty CP Tập đoàn Thành Huy - Công ty TNHH Như
Nam thi công chậm nhất (chậm 7% so với kế hoạch).
Gói thầu CW4A do liên danh Công ty CP Cầu 7 Thăng
Long - Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Thi Sơn thi
công chậm 1,15%. Gói thầu CW4B do liên danh Công ty
CP Xây dựng công trình 568 - Công ty CP Xây dựng và
Thương mại 299 thi công chậm 0,14%.
Nói về nguyên nhân chậm tiến độ, chủ đầu tư cho biết
do nhà thầu chưa xác định được hết các khó khăn trong
bước dự thầu, dẫn đến xây dựng đơn giá dự thầu chưa
phù hợp.
Bên cạnh đó, quá trình thi công gặp khó khăn về cát,
trong khi đó nhà thầu lại có tư duy chờ đợi chủ đầu tư hỗ
trợ nguồn cát với giá hỗ trợ thấp hơn nhiều so với giá thị
trường, dẫn đến tiến độ chậm trễ kéo dài…
Riêng về vấn đề đắp gia tải cát nền đường, UBND tỉnh
An Giang cũng đã hỗ trợ để nhà thầu lấy cát nhanh nhất
nhưng đến nay tiến độ dự án vẫn không được cải thiện.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm bày tỏ: “Dự án chỉ có
chiều dài tuyến chính hơn 15 km nhưng có đến 10 nhà thầu
(chính và phụ). Từ đầu năm đến nay, khối lượng thi công
lại không nhiều là điều không thể chấp nhận được” - Thứ
trưởng nhấn mạnh.
Theo đó, Thứ trưởng chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu phải
chấn chỉnh ngay và có phương án tập trung thi công đảm
bảo tiến độ dự án.
HẢI DƯƠNG
ThứtrưởngBộGTVTNguyễnDuyLâmnghebáocáovềtiếnđộdựán
tuyếnnốiquốclộ91vàtuyếntránhTPLongXuyên.Ảnh:HD
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook