228-2022 - page 6

6
Ông Nguyễn Quang Tuấn, con ruột bà Nguyễn Phương
Hằng (nguyên tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam), vừa
có đơn xin cứu xét gửi đến các cơ quan tố tụng.
Theo đó, ông Tuấn xin các cơ quan tố tụng khoan hồng,
giảm nhẹ hình phạt cho mẹ mình với lý do từ trước đến nay
bà Nguyễn Phương Hằng đã có nhiều đóng góp trong hoạt
động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong đại dịch COVID-19. 
Dẫn chứng, ông liệt kê hàng loạt thư cám ơn, bằng khen,
giấy khen, giấy tri ân… của nhiều cơ quan, tổ chức xã hội trao
tặng để ghi nhận cho bà Hằng và Công ty CPĐại Nam. Ông
Tuấn nhắc đến quỹ Hằng Hữu do mẹ mình là giám đốc điều
hành có đóng góp công sức, ủng hộ, hoạt động nhân đạo. 
Đáng chú ý, bản thân ông Tuấn chia sẻ thông qua luật
sư, ông biết trong quá trình điều tra vụ án, mẹ ông đã nhận
thức được sai phạm, thành khẩn khai báo, tỏ thái độ ăn
năn hối cải và cam kết không tái diễn hành vi sai phạm. 
Vì vậy, ông mong các cơ quan tiến hành tố tụng khoan
hồng, giảm nhẹ hình phạt đến mức thấp nhất cho bà Hằng
và xin được bảo lãnh cho mẹ tại ngoại để điều trị bệnh
cho đến khi kết thúc vụ án. Trước đó, VKSND TP.HCM
đã trả hồ sơ vụ bà Hằng bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Lý do, VKS nhận định cơ quan điều tra cần làm rõ vai
trò đồng phạm, xem xét việc nhập vụ án liên quan đến bị
can Hằng do Công an tỉnh Bình Dương khởi tố nhằm giải
quyết triệt để vụ án.
Bà Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 24-3. Ngày
18-8, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM hoàn tất điều tra
và đề nghị truy tố bị can. 
Theo kết luận điều tra, bà Hằng đã thông qua 12 tài
khoản mạng xã hội, tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp
(livestream) qua mạng Internet để xâm phạm bí mật đời
tư, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn
Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh
(ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni). 
Ngoài ra, cơ quan điều tra xác định các buổi livestream
của bà Hằng còn có sự hỗ trợ, giúp sức của các cá nhân:
Ông Huỳnh Công Tân, bà Lê Thị Thu Hà, bà Nguyễn Thị
Mai Nhi, ông Đặng Anh Quân, ông Nguyễn Đình Kim. 
Đối với những cá nhân liên quan, tham gia giúp sức,
cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định các nội dung liên
quan nhưng chưa có kết quả. Khi có kết quả sẽ tiếp tục xử
lý theo pháp luật.
Được biết hiện nay, bà Hằng và gia đình mời nhiều luật
sư bào chữa thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội và TP.HCM.
HOÀNG YẾN
Con trai bàNguyễnPhươngHằnggửi đơnxingiảmhìnhphạt chomẹ
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm6-10-2022
tác bồi thường.
Thêm vào đó, đối với dự án có
vốn đầu tư công, nếu không có
khung giá đất sẽ rất khó trong công
tác bồi thường, trong khi các dự án
khác giải phóng mặt bằng chủ yếu
thông qua việc nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất (SDĐ) và thực
hiện theo kế hoạch SDĐ.
Ngoài ra, ông Phương cũng nêu
một số vướng mắc thực tế trong
việc xử lý tranh chấp đất đai. Ông
dẫn chứng trường hợp hai bên
tranh chấp đất đai, UBND cấp
xã hòa giải không thành thì chỉ
có thể ra tòa. Tuy nhiên, thực tế
hai bên không chịu ra tòa vì nhiều
lý do, trong trường hợp này, cơ
quan quản lý nhà nước phải ghi
nhận là hết tranh chấp hay vẫn
còn tranh chấp.
Nếu bên có nhà trên đất đề nghị
cấp giấy chứng nhận thì sẽ gây khó
cho cơ quan xét cấp giấy, khi phải
gửi thông báo cho người từng có
tranh chấp trước đó để xác nhận các
bên có còn tranh chấp hay không
với nhiều thủ tục rắc rối.
Do đó, theo ông Phương, để đảm
bảo quyền lợi cho người dân thì cần
có cơ chế rõ ràng để giải quyết vấn
đề nêu trên.
Nhiều góp ý về đấu giá
quyền sử dụng đất
Đại diện Sở KH&ĐT, ông Phạm
Tuấn Anh đưa ra nhiều ý kiến góp
ý cho dự thảo luật. Trong đó có
quy định về đấu giá quyền SDĐ
trong trường hợp đất chưa được bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.
Cụ thể, theo dự thảo, một trong
những điều kiện phải đảm bảo khi
đấu giá quyền SDĐ trong trường
hợp trên là phải có quy hoạch chi
tiết 1/500. Tuy nhiên, điều này là
chưa phù hợp với quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư năm
2020 và các quy định pháp luật về
quy hoạch.
Ngoài ra, tại thời điểm thực hiện
việc đấu giá quyền SDĐ chưa xác
định được nhà đầu tư thực hiện dự
án có SDĐ nên theo quy định tại
khoản 7 Điều 19 Luật Quy hoạch
đô thị và Nghị định 25/2020 của
Chính phủ, chưa có cơ sở để lập
quy hoạch 1/500 tại khu vực đầu
tư dự án.
Từ đó, Sở KH&ĐT đề xuất không
quy định cứng phải có quy hoạch
QUỲNHLINH
N
gày 5-10, Đoàn đại biểu
Quốc hội (QH) TP.HCM tổ
chức hội thảo góp ý cho dự
án Luật Đất đai (sửa đổi), sẽ được
QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư.
Phát biểu khai mạc, bà Văn Thị
BạchTuyết, PhóTrưởngđoàn chuyên
trách Đoàn đại biểu QH TP.HCM,
nêu các quan điểm, mục tiêu khi
xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa
đổi) tại tờ trình của Chính phủ gửi
QH và mời các đại biểu tham gia
đóng góp ý kiến cho dự thảo.
Khó khăn trong công tác
bồi thường
Tại hội thảo, ông Hồ Phương, Phó
Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh,
cho biết ông mong dự thảo luật có
thể chi tiết được các quy định, khi
thông qua có thể triển khai được
ngay, không cần chờ các nghị định,
thông tư hướng dẫn.
Nêu quan điểm về việc bỏ khung
giá đất, ông Phương cho rằng xem
xét dưới góc độ các dự án phát triển
thương mại thì việc bỏ khung giá
đất là đúng đắn, phù hợp. Tuy nhiên,
đối với các dự án khác như dự án
vì lợi ích quốc gia, công cộng, việc
bỏ khung giá đất sẽ gây một số khó
khăn nhất định, đặc biệt trong công
Đoàn đại biểuQuốc hội TP.HCMtổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: QUỲNH LINH
Sửa Luật Đất
đai: Vướng
mắc khi bỏ
khunggiáđất
Phó chủ tịchUBNDquậnBìnhThạnh cho
biết việc bỏ khung giá đất là phù hợp với
dự án thươngmại nhưng sẽ gặp khó trong
công tác bồi thường đối với dự án khác.
chi tiết tỉ lệ 1/500. Thay vào đó,
chỉ cần phù hợp với quy hoạch
cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy
hoạch đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt (nếu có).
Cũng liên quan đến việc đấu giá
quyền SDĐ, đại diện Cục Thuế TP
đề nghị bổ sung trường hợp cho thuê
đất không thông qua đấu giá quyền
SDĐ trong trường hợp khu đất có
một phần diện tích đất công (đất
do Nhà nước quản lý) nằm xen kẽ
trong đất dự án do nhà đầu tư nhận
chuyển nhượng.
Khi đó, diện tích đất công được
cho thuê sẽ không cần thông qua
đấu giá.•
Các quận, huyện có tham gia góp ý tại hội thảo như
quận 6, quận Tân Bình, quận Tân Phú, huyện Nhà Bè…
đều đồng ý với đề xuất bỏ kế hoạch SDĐ hằng năm.
Đại diện quận Bình Thạnh cho hay thực tế ở TP.HCM,
đến thời điểm cuối năm, khi rà soát kế hoạch SDĐ của
năm trước thì hầu như đều là dự án chuyển tiếp, vì
không kịp ban hành quyết định thu hồi đất thì không
hoàn thành được kế hoạch SDĐ.
Còn theo đại diện huyện Nhà Bè, tại TP.HCM không
có bất kỳ quận, huyện nào có thể thực hiện kế hoạch
SDĐ vào niên hạn đầu năm; không có một dự án bồi
thường nào có thể làm trong vòng ba năm từ khi đưa
vào quy hoạch SDĐ.
Trong khi đó, theodự thảo luật, diện tíchđất ghi trong
kế hoạch SDĐ cấp huyện đã được phê duyệt thu hồi để
thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích SDĐ mà
sau ba năm kể từ ngày phê duyệt và được tiếp tục cập
nhật vào kế hoạch SDĐ của năm tiếp theo mà chưa có
quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển
mục đích SDĐ, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt kế hoạch SDĐ phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ
và phải công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu
hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất
ghi trong kế hoạch SDĐ.
Vì vậy, đại diện huyện Nhà Bè đồng ý với đề xuất bỏ
luôn kế hoạch SDĐ hằng năm cấp huyện. Trường hợp
không bỏ thì nên có phương án nới lỏng thời gian để
thựchiệnkếhoạchSDĐthayvìquyđịnhbanămnhưtrên.
Các quận, huyện đề xuất bỏ kế hoạch sử dụng đất hằng năm
Không nên quy định
cứng phải có quy hoạch
chi tiết tỉ lệ 1/500 khi
đấu giá quyền SDĐ
trong trường hợp đất
chưa được bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư.
BịcanNguyễnPhươngHằngbịkhởitố,bắttạmgiamtừngày24-3.
Ảnh:CACC
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook