228-2022 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm6-10-2022
NGHĨANHÂN
N
gày5-10,ThanhtraChính
phủ đã triển khai bước
đầu tiên của kế hoạch
xác minh tài sản, thu nhập
(TSTN) năm 2022 từ bốc
thăm, lựa chọn ngẫu nhiên
những người có nghĩa vụ kê
khai TSTN.
30 người từ bảy bộ, cơ
quan,đơnvị trungương
Trong ngày bốc thăm ngẫu
nhiên trên đã chọn ra được
30 cán bộ lãnh đạo, quản lý
tương đương cấp vụ trở lên
ở trung ương, trong đó có
nhiều người là lãnh đạo tập
đoàn nhà nước.
Theo quy định, các cuộc
bốc thăm do Thanh tra Chính
phủ chủ trì thực hiện với sự
tham dự của đại diện Ủy ban
Kiểm tra Trung ương, Ủy ban
Trung ươngMTTQViệt Nam,
cùng đại diện các cơ quan,
đơn vị trong danh sách xác
minh. Tuy nhiên, cuộc bốc
thăm hôm qua (5-10) vắng
mặt đại diện MTTQ.
Kết quả cuộc bốc thăm
như sau:
Tại Bộ KH&ĐT, trong
142 cán bộ lãnh đạo, quản lý
thuộc thẩm quyền kiểm soát
TSTN của Thanh tra Chính
phủ, đã lựa chọn ngẫu nhiên
tám người, phần nhiều là cục
trưởng các cục Thống kê ở
địa phương.
Tại Bộ TN&MT, trong 131
cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp
tương đương, đã bốc chọn
ngẫu nhiên năm người, chủ
yếu là giám đốc, vụ trưởng,
cục trưởng thuộc các tổng cục.
kiểm soát TSTN thì chọn
ngẫu nhiên ba phiếu đều rơi
vào chức danh lãnh đạo gồm
chủ tịch HĐTV và hai phó
tổng giám đốc.
Tương tự, ba người được
chọn trong 11 cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam
thì hai người là tổng giám
đốc, phó tổng giám đốc.
Sau cuộc bốc thăm hôm
qua, Thanh tra Chính phủ sẽ
có văn bản thông báo chính
thức gửi tới từng cơ quan liên
quan để từ tháng 11 tới, các
tổ công tác sẽ tiến hành xác
minh TSTN của những người
trong danh sách được chọn.
Cơ hội minh bạch hóa
tài sản
Kế hoạch xác minh TSTN
do Thanh tra Chính phủ xây
là 42,8%; ở Tổng công ty
Đầu tư và Kinh doanh vốn
nhà nước là 33,3% và ở Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông
là 27,2%.
Còn với ba bộ quản lý nhà
nước chuyên ngành, tỉ lệ cán
bộ lãnh đạo, quản lý được
xác minh TSTN năm nay ở
mức khiêm tốn: Bộ KH&ĐT
là 5,6%; Bộ TN&MT 3,8%;
Bộ Xây dựng 9,4%.
Về mặt chính sách là cần
xác minh TSTN càng nhiều
càng tốt. Từ đó, Thanh tra
Chính phủ xây dựng kế
hoạch xác minh năm 2022
theo hướng này và tuân thủ
định hướng đã được Thủ
tướng phê duyệt, là tập
trung vào các lĩnh vực đầu
tư xây dựng, đấu thầu, tài
chính, quản lý tài sản/vốn
nhà nước tại doanh nghiệp.•
ÔngHoàng Thái Dương, Cục trưởng Cục Phòng, chống thamnhũng, Thanh tra Chính phủ
(trái),
bốc thăm. Ảnh: NGHĨANHÂN
Tại Bộ Xây dựng, trong 53
cán bộ lãnh đạo, quản lý, bốc
thăm ra năm người cấp cục
trưởng, vụ trưởng.
Ở Ủy ban Quản lý vốn
nhà nước tại doanh nghiệp,
thuộc thẩm quyền kiểm soát
của Thanh tra Chính phủ có
tám cán bộ lãnh đạo, quản lý
thì bốc thăm được ba người
cấp vụ và tương đương.
Tại Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam có bảy cán bộ
lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm
quyền kiểm soát của Thanh
tra Chính phủ thì bốc ra ba
người, trong đó ngẫu nhiên
có tới hai lãnh đạo cao nhất
là chủ tịch HĐTV và tổng
giám đốc.
Với Tổng công ty Đầu
tư và Kinh doanh vốn nhà
nước, từ chín người thuộc
diện Thanh tra Chính phủ
dựng cho năm nay cho thấy
đặt trọng tâm nhiều vào các
đơn vị đang nắm giữ nguồn
lực lớn của đất nước.
Theo đó, 37,5% cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở Ủy ban
Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp được xác minh
TSTN. Tại các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước cũng vậy.
Cụ thể, ở Tập đoàn Hóa chất
Năm sau sẽ mở rộng với khu vực
quản lý nhà nước
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lý do chỉ tiêu xác minh tại
ba bộ KH&ĐT, TN&MT và Xây dựng thấp dưới mức tối thiểu
10% và không có người đứng đầu nào trong lần bốc thăm
ngày 5-10 là vì đây là lần đầu tiên cả nước tổ chức thi hành
quy định về xác minh TSTN theo Luật Phòng, chống tham
nhũng (PCTN) 2018.
Triển khai Luật PCTN, tháng 2-2022, Bộ Chính trị mới ban
hành Quyết định 56-QĐ/TW về quy chế phối hợp giữa các
cơ quan kiểm soát TSTN. Theo văn bản này, cán bộ thuộc
diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý, trong đó có bộ trưởng,
thứ trưởng và tương đương ở các bộ, cơ quan ngang bộ là
do Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm soát TSTN, chứ không
thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ.
Trên cơ sở các quy định này sẽ có khoảng 890 cơ quan
kiểm soát TSTN trên cả nước, trong đó có Thanh tra Chính
phủ xác định phạm vi thẩm quyền, xây dựng kế hoạch…
“Số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cần kiểm soát TSTN
ở các bộ là rất lớn nhưng thời gian từ nay đến cuối năm
không còn bao nhiêu, nên chúng tôi đã báo cáo, thammưu
và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bước đầu như vậy.
Sang năm 2023, có kinh nghiệm hơn, làm được sớm hơn
thì sẽ phải xác minh TSTN theo đúng tỉ lệ quy định” - lãnh
đạo Thanh tra Chính phủ giải thích.
Theo quy định của Luật PCTN 2018 của Quốc hội, Nghị
định 130/2020 của Chính phủ và Quy chế 56 của Bộ Chính
trị, Thanh tra Chính phủ được phân cấp kiểm soát TSTN của
những người có phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên công tác tại
các cơ quan Chính phủ; người đứng đầu và cấp phó các tổ
chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập hoặc phê duyệt
điều lệ; người đứng đầu và cấp phó cũng như thành viên
các cơ cấu lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước… trừ những
người thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý.
Kế hoạch xác minh
TSTN do Thanh
tra Chính phủ xây
dựng cho năm nay
cho thấy đặt trọng
tâm nhiều vào
lãnh đạo ở các đơn
vị đang nắm giữ
nguồn lực lớn của
đất nước.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
vừa có văn bản gửi một số đoàn đại biểu
Quốc hội (QH) trả lời kiến nghị của cử tri
gửi đến sau kỳ họp thứ ba QH khóa XV.
Cử tri Đà Nẵng phản ánh điểm c khoản
3 Điều 40 BLHS quy định không thi
hành án tử hình đối với người bị kết án
nếu thuộc trường hợp “chủ động nộp lại
ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và
hợp tác tích cực với cơ quan chức năng
trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội
phạm hoặc lập công lớn”.
Lo ngại tạo “lỗ hổng” khiến hành vi
tham nhũng sẽ tinh vi hơn, nhiều thủ đoạn
hơn và mức tham nhũng sẽ cao hơn, cử tri
kiến nghị Bộ Tư pháp trình QH sửa đổi
quy định này.
Trả lời cử tri, Bộ trưởng Lê Thành
Long cho rằng quy định trên để thể chế
hóa chủ trương hạn chế hình phạt tử
hình đã được khẳng định tại Nghị quyết
49/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư
pháp đến năm 2020. Đồng thời, thực hiện
chủ trương thu hồi tối đa tài sản do tham
nhũng mà có.
Do vậy, điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS
năm 2015 đã bổ sung quy định nêu trên.
Quy định này nhằm góp phần hạn chế
hình phạt tử hình trên thực tế và tăng
cường hiệu quả thu hồi tài sản do tham
nhũng mà có.
Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, quy
định này chỉ được áp dụng đối với trường
hợp đã có bản án tuyên hình phạt tử hình
và khi có đủ các điều kiện bao gồm:
Chủ động nộp ít nhất 3/4 tài sản tham ô,
nhận hối lộ; hợp tác tích cực với cơ quan
chức năng trong việc phát hiện, điều tra,
xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Trường
hợp thiếu điều kiện thứ hai, người bị kết
án dù đã nộp đủ 3/4 tài sản tham ô, nhận
hối lộ vẫn phải thi hành án.
Ngoài ra, Bộ trưởng Tư pháp cũng
khẳng định với những trường hợp thực
hiện hành vi tham ô, nhận hối lộ thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều
353 và khoản 4 Điều 354 BLHS sẽ bị xem
xét truy cứu với mức hình phạt cao nhất
là tử hình…
ĐỨC MINH
Xácminhtài sản, thunhập30cánbộ
lãnh đạo đầu tiên qua bốc thăm
Chiếmtỉ lệ caophải xácminh tài sản, thunhậpđợt này là cánbộ lãnhđạo tại các tổng công ty, tậpđoànnhànước.
Bộ trưởngBộTưpháp trả lời cử tri về tội phạmthamnhũng
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: QH
Cử triTP.HCMđề nghị xemxét, rà soát trình
QH sửa đổi một số điều, khoản trong BLHS
để giảm áp lực và tránh rủi ro trong thực thi
nhiệm vụ đối với đội ngũ cán bộ trong quản
lý tài sản nhà nước hiện nay.
Cùng với đó, cử tri đề nghị nghiên cứu, rà
soát sửa đổi, bổ sung các quy định của hệ
thống pháp luật hiện hành theo hướng đồng
bộ, thống nhất theo tinh thần Kết luận số 14
của Bộ Chính trị; tạo cơ sở chính trị và pháp lý
vữngchắcđểkhuyếnkhích, độngviênđội ngũ
cán bộ tâmhuyết, trách nhiệmvới công việc;
bảo vệ người có quyết tâmđổi mới, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng
đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ
lực hành động vì lợi ích chung.
Cần bảo vệ người dám nghĩ, dám làm
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook