243-2022 - page 13

13
Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm theo đạo
Bàlamôn sinh sống nhất trong cả nước. Văn hóa Chăm ở
đây vẫn còn lưu giữ khá đậm nét, thể hiện qua chữ viết,
trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, các khu đền
tháp, nghề gốm và dệt thổ cẩm cổ truyền. Trong đó, nổi
bật là lễ hội Katê, một trong những lễ hội hằng năm quan
trọng được người Chăm bảo tồn và duy trì.
Theo quan niệm của người Chăm theo đạo Bàlamôn,
lễ Katê là để tưởng nhớ thần Cha, còn Cambun là lễ cúng
tưởng nhớ thần Mẹ. Thần Cha thuộc “dương” còn thần
Mẹ thuộc “âm” nên Katê được tổ chức vào thượng tuần
trăng (ngày 1 tháng 7 theo Chăm lịch), Cambun được tổ
chức vào hạ tuần trăng (ngày 15 tháng 9 Chăm lịch). Tất
cả nghi lễ đều được tổ chức ở các đền tháp.
Trước ngày lễ chính tại đền tháp (ngày 1 tháng 7 Chăm
lịch), người Chăm ở các làng tại khu vực có đền tháp sẽ tổ
chức lễ rước và lễ đón y phục rất trang trọng, cùng với đó
là những hoạt động văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc.
Buổi lễ này có thể nói chính là thời điểm các làng Chăm
khai hội Katê.
Trong truyền thuyết, người Chăm là chị cả, người
Raglai là em út. Theo chế độ mẫu hệ Chăm, em út sẽ là
người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, vì vậy y phục các vị
thần của người Chăm do người Raglai cất giữ. Trước ngày
lễ chính, người Raglai sẽ mang y phục của các vị thần
xuống để giao cho người Chăm.
Chiều 23-10, trên sân vận động của làng hội đồng
phong tục làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu (huyện
Ninh Phước, Ninh Thuận), lễ rước y trang nữ thần Pô
Inư Nưgar và đón mừng lễ hội Katê 2022 đã diễn ra.
Theo truyền thuyết, nữ thần Pô Inư Nưgar là người
có công dạy dân làng dệt vải, trồng trọt, chăn nuôi
xây dựng cuộc sống gia đình no ấm. Lễ rước y trang
nữ thần Pô Inư Nưgar diễn ra trên sân lễ rộng lớn với
chương trình dân ca, dân vũ đặc sắc. Chương trình
do hơn 300 nghệ nhân, nhạc công dân tộc Chăm cũng
chính là người dân trong làng biểu diễn. Ngày này,
những người Chăm địa phương và các vùng lân cận
đều về đây. Họ diện những bộ trang phục lễ hội truyền
thống đẹp nhất của mình. Lễ hội thu hút hàng ngàn du
khách và nhân dân địa phương đến xem.
NÚI XANH
TRẦNNGỌC
T
hời gian gần đây, các cơ quan
thú y và trạm kiểm dịch động
vật trên địa bàn TP.HCM phát
hiện nhiều vụ vận chuyển và giết
mổ động vật vi phạm.
Phạt nhiều vụ vận chuyển
và giết mổ vi phạm
Mới đây, Trạm chăn nuôi và thú
y TP Thủ Đức phối hợp với các
ngành chức năng địa phương kiểm
tra và phát hiện xe tải vận chuyển
400 con mèo sống (khoảng 1.000
kg) từ Đồng Tháp vào TP.HCM.
Mặc dù lô hàng nói trên có giấy
chứng nhận kinh doanh động vật
vận chuyển ra ngoài tỉnh của Chi
cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng
Tháp nhưng đã bị tẩy xóa, sửa chữa.
Đáng chú ý chủ lô hàng đã tự ý mở
niêm phong xe. Ngoài nộp phạt vi
phạm hành chính 10,5 triệu đồng,
chủ lô hàng còn tự nguyện tiêu hủy
số mèo trên.
Cách đây không lâu, kiểm tra xe
tải đông lạnh vận chuyển 630 kg
đầu dê từ Đồng Nai vào TP.HCM,
Trạm kiểm dịch động vật Xuân
Hiệp (TP Thủ Đức) ghi nhận toàn
bộ lô hàng không có giấy chứng
nhận kiểm dịch sản phẩm động
vật. Chủ lô hàng tự nguyện tiêu
hủy 630 kg đầu dê và đóng phạt
7 triệu đồng.
Tương tự, Trạm kiểm dịch động
vật Xuân Hiệp cũng đã kiểm tra xe
tải đông lạnh chở 320 kg đầu, lòng
heo từ một công ty ở TP.HCM về
chợ Linh Xuân (TP Thủ Đức).
Toàn bộ lô hàng mặc dù có hóa
đơn giá trị gia tăng nhưng phương
tiện vận chuyển không bảo đảm
điều kiện vệ sinh thú y. Do vậy,
đoàn kiểm tra phạt chủ lô hàng 1,5
triệu đồng.
Tiếp theo, lực lượng thú y phối
hợp với cơ quan chức năng địa
phương bất ngờ kiểm tra điểm giết
mổ heo lậu tại địa chỉ 457/33 Tân
Sơn, phường 12, quận Gò Vấp,
TP.HCM.
Đoàn kiểm tra phát hiện bốn con
heo sống không có giấy chứng nhận
kiểm dịch được nhốt trong chuồng
chờ giết mổ. Chủ hàng khai số heo
đượcmua từ tỉnh BìnhDươngmang
về địa chỉ nói trên để giết thịt.
Sau khi test nhanh chất cấm sử
dụng trong chăn nuôi và xét nghiệm
virus dịch tả heo châu Phi cho kết
quả âm tính, đoàn kiểm tra đưa
bốn con heo đến cơ sở giết mổ tập
trung để giết thịt.
Giám sát chất lượng thịt
tươi tại điểm giết mổ
Ông Trần Hoàng Phương, Phó
Chủ tịch UBND phường 12, quận
Gò Vấp, cho biết các cơ quan chức
năng của phường đang giám sát chặt
hoạt động giết mổ heo lậu trên địa
bàn, nhất là điểm giết mổ tại đường
Tân Sơn nói trên.
Theo ông Phương, trước đây
phường còn tồn tại một số điểmgiết
mổ heo lậu trên địa bàn. Sau khi
được vận động, nhiều điểm ngưng
hẳn hoạt động này. Tuy nhiên, vẫn
còn điểm lén lút giết mổ heo lậu.
Cơ quan thú y TP.HCMphát hiện heo nhập lậu đang chờ giếtmổ. Ảnh: THÚY TP.HCM
TP.HCM mỗi năm tiêu thụ khoảng 615.000 tấn thịt
tươi các loại. Tuy nhiên, TP chỉ đáp ứng khoảng 15%,
phần còn lại được nhập từ các tỉnh (khoảng 8.500 con
trâu bò, 2 triệu con heo và 22 triệu con gia cầm).
Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ luôn được
quan tâm để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người
tiêu dùng.
Từ nay đến cuối năm2022, cơ quan thú yTP.HCM tiếp
tục phối hợp với các ngành chức năng và địa phương
tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát
giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ tập
trung và phương tiện vận chuyển. Bên cạnh đó, giám
sát tình trạng giết mổ động vật trái phép trên địa bàn.
Ông
LÊ VIỆT BẢO
,
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM
Đời sống xã hội -
ThứHai 24-10-2022
Kiểm soát chặt thịt từ tỉnh
đưa vào TP.HCM tiêu thụ
TP.HCMđang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giám sát động vật và sản phẩmđộng vật đưa vào TP,
ngăn chặn giết mổ lậu, kiểm tra chất lượng thịt tươi tại các cơ sở giết mổ tập trung.
Làng ChămHữuĐức nô nức tổ chức lễ rước y trang Pô InưNưgar.
Ảnh: NÚI XANH
Theo ông Lê Việt Bảo, Chi cục
trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y
TP.HCM, ngoài kiểm tra động vật,
sản phẩm động vật từ tỉnh đưa vào
tiêu thụ ở TP và các điểm giết mổ
heo lậu, chi cục còn giám sát thịt
tươi tại các cơ sở giết mổ để đánh
giá chất lượng.
Năm 2020, chi cục kiểm tra vi
sinh 330 mẫu thịt gia súc, gia cầm
tại các cơ sở giết mổ tập trung. Kết
quả 240mẫu đạt, tỉ lệ gần 73%. Qua
năm 2021, ghi nhận 250/330 mẫu
đạt, tỉ lệ gần 76%. Đến năm 2022,
kết quả kiểm tra vi sinh cho thấy
116/140 mẫu đạt, tỉ lệ gần 83%.
“Con số trên cho thấy chất lượng
thịt tươi gia súc, gia cầm tại các cơ
sở giết mổ tập trung trên địa bàn
TP mỗi năm mỗi tăng” - ông Bảo
nhận xét.
Theo ông Bảo, để các hoạt động
giám sát động vật, sản phẩm động
vật đưa vào TP, giết mổ lậu, chất
lượng thịt tươi tại cơ sở giết mổ
trên địa bàn đạt hiệu quả tốt, cần
thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ
và thống nhất giữa các cấp, ban
ngành, chính quyền địa phương.
“Cần có sự liên kết phối hợp
chặt chẽ giữa các vùng địa phương,
tăng cường ứng dụng khoa học
công nghệ trong quản lý an toàn
thực phẩm và truy xuất nguồn gốc
sản phẩm. Đặc biệt là sự hợp tác,
đầu tư của chủ cơ sở giết mổ và
người kinh doanh, từng bước thay
đổi thói quen dùng thịt nóng của
người tiêu dùng, xây dựng chuỗi
cung ứng thịt an toàn…” - ông
Bảo cho biết thêm.•
Người ChămNinhThuận tưngbừngkhai hộiKatê
TP.HCM mỗi năm tiêu thụ khoảng 615.000 tấn thịt tươi các loại
Sau khi được vận động,
nhiều điểmngưng hẳn
hoạt động này. Tuy
nhiên, vẫn còn điểm
lén lút giết mổ heo lậu.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook