243-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 24-10-2022
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM
về xây dựng phương án nâng cấp hệ thống thu phí tự động
của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Theo đó, để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án metro số 1
theo kế hoạch đã đề ra, Sở GTVT kiến nghị UBND TP chấp
thuận việc không để phát sinh hạng mục đầu tư nâng cấp hệ
thống thu phí tự động metro số 1 trong phạm vi dự án này.
Ngoài ra, trên cơ sở khung tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ
thống vé thông minh trong giao thông công cộng trên địa
bàn TP, các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất
phương án nâng cấp hệ thống thu phí tự động của metro số
1. Có thể nghiên cứu theo hướng xã hội hóa hoặc thuê dịch
vụ phù hợp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, liên thông với hệ
thống thanh toán của các tuyến xe buýt, metro số 2 và hoàn
thành trong năm 2025.
Theo Sở GTVT, hệ thống thu phí tự động hiện hữu của dự
án metro số 1 là một trong những hạng mục yêu cầu chính
của gói thầu CP3. Hồ sơ mời thầu gói này được đơn vị tư
vấn chung NJPT (Nhật Bản) lập từ năm 2010 và nhà thầu
Hitachi thực hiện thiết kế kỹ thuật chi tiết vào năm 2015.
Hệ thống thu phí tự động hiện hữu của dự án metro số 1
đã có những hạn chế, do đó việc đầu tư nâng cấp hệ thống
thu phí tự động của dự án là thật sự cần thiết để bổ sung
các chức năng mới hiện đại, tiện lợi phục vụ hành khách và
công tác quản lý.
Tuy nhiên, Sở GTVT TP cho biết tại thời điểm hiện nay,
các phương án đề xuất của Ban quản lý đường sắt đô thị TP
(MAUR) đều có những vấn đề.
Đầu tiên là phương án nâng cấp hệ thống thu phí tự động
đề xuất sử dụng nguồn vốn của dự án metro số 1 (ODA) sẽ
gây phát sinh trình tự thủ tục thực hiện, chi phí đầu tư cao
do phải sử dụng công nghệ, thiết bị của các nhà thầu nước
ngoài. Hiện nay, các thiết bị, công nghệ hệ thống thu phí tự
động của dự án này thì các nhà thầu trong nước đều có thể
cung cấp, lắp đặt.
Đối với phương án nâng cấp hệ thống thu phí tự động đề
xuất sử dụng nguồn vốn đầu tư công thì phải xem xét khả
năng cân đối vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 và thực
hiện các thủ tục đầu tư công theo quy định nên không đảm
bảo tiến độ hoàn thành năm 2023, đưa vào khai thác năm
2024.
Đối với phương án nâng cấp hệ thống thu phí tự động đề
xuất sử dụng nguồn vốn xã hội hóa thì phương án đề xuất
của nhà đầu tư chỉ có tính chất sơ bộ, chưa nêu rõ nội dung
trong phương thức đầu tư đối tác công - tư (PPP).
Bên cạnh đó, sau khi nghiên cứu, tham khảo thế giới
(Nhật Bản, Singapore, Indonesia...) ở thời gian đầu các
nước đều sử dụng công nghệ, phương thức thanh toán vé
tương tự metro số 1 đang triển khai hiện nay và cũng được
thực hiện đầu tư nâng cấp trong giai đoạn khai thác vận
hành.
KIÊN CƯỜNG
TP.HCMsẽ lắpbổ sung camera
để ngăn rác lậu
UBNDTP.HCMchỉ đạo UBNDTPThủĐức và các quận, huyện rà soát hệ thống camera tại
các trạm trung chuyển, điểm tập kết rác trên địa bàn để ngăn chặn rác lậu từ các tỉnh lân cận.
NGUYỄNCHÂU
TP
.HCM nằm trong
khu kinh tế trọng
điểmphía Nam, giáp
ranh với nhiều địa phương nên
thường xảy ra tình trạng rác
thải sinh hoạt vận chuyển từ
các tỉnh về TP.HCM.
Do đó, thời gian qua Sở
TN&MT TP.HCM đã tham
mưu trình UBNDTPban hành
quy định và tổ chức kiểm soát
hoạt động thu gom, vận chuyển
rác sinh hoạt, đặc biệt tại các
khu vực giáp ranh.
Rác lậu đổ về các
trạm trung chuyển
ở TP.HCM
Theo Sở TN&MT TP, qua
công tác kiểm tra, giám sát,
trong năm 2021, Ban quản lý
các khu liên hợp xử lý chất
thải TP ghi nhận bốn trường
hợp xe vận chuyển rác từ các
tỉnh Tây Ninh, Long An về
địa bàn huyện Củ Chi. Đồng
thời ngăn chặnmột trường hợp
vận chuyển rác từ tỉnh Long
An về Công ty TNHH Xử lý
chất thải Việt Nam.
Những trường hợp vi phạm
trên đã được Sở TN&MT, Ban
quản lý các khu liên hợp xử
lý chất thải TP phối hợp với
cảnh sát môi trường TP làm
việc và thông báo đến UBND
cấp huyện để xử lý theo thẩm
quyền.
Thời gian qua, trên địa bàn
TP Thủ Đức cũng ghi nhận
nhiều xe rác từ các địa bàn
khác chuyển rác về các trạm
Trang bị cân để theo dõi khối lượng rác
Hiện nay mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
từ các điểm hẹn về các trạm trung chuyển và vận chuyển đến
các khu liên hợp xử lý trên địa bàn TP do ba đơn vị cùng thực
hiện. Ba đơn vị này gồm: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị
TP (53%), Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận, huyện
(30%), Hợp tác xã vận tải công nông (17%). Tổng số lượng vận
chuyển là 524 xe, tổng số nhân công là 1.183 người.
HiệnTP có khoảng908điểmhẹn tập trung chủ yếuở các quận
nội thành và phân bổ rải rác ở các huyện ngoại thành. Ngoài
ra, trên địa bàn TP có khoảng 27 trạm trung chuyển đang hoạt
động với nhiều quy mô khác nhau.
TP yêu cầu từ năm 2025 trở về sau, tất cả trạm trung chuyển
của TP được xây dựng phải có khu vực tiếp nhận rác thải và
khu vực đậu xe rác được thiết kế khép kín hoàn toàn; sử dụng
công nghệ ép rác kín… Đồng thời, sau năm 2025 các trạm
trung chuyển phải đảm bảo kết nối đồng bộ, tiếp nhận các
loại xe thu gom tại nguồn. Các trạm phải có khả năng phục vụ,
tiếp nhận các loại chất thải khác của hộ gia đình như rác cồng
kềnh, rác xây dựng...
Cáctrạmtrungchuyểnphảiđượctrangbịcân,hệthốngcamera,
hệ thống phầnmềm theo dõi khối lượng rác tiếp nhận tại trạm.
TP.HCM sẽ lắp đặt
bổ sung số lượng
camera và nâng cấp
cơ sở hạ tầng cần
thiết để phục vụ cho
công tác quản lý,
giám sát rác thải
sinh hoạt.
Công ty TNHHMTVMôi trường đô thị TP.HCMdán logo để kiểmsoát xe vào trạmtrung chuyển.
Ảnh: N.CHÂU
Kiếnnghịmới về nâng cấphệ thống thuphí tựđộng cho tuyếnmetro số1
SởGTVT kiến nghị UBNDTP chấp thuận không phát sinh hạngmục
đầu tư nâng cấp hệ thống thu phí tự động tuyếnmetro số 1.
Ảnh: Đ.TRANG
trung chuyển. Với những
trường hợp địa phương phát
hiện đã có nhắc nhở và giao
cho đơn vị vận hành của các
trạm trung chuyển xử lý.
Ông Bình (một tài xế vận
chuyển rác sinh hoạt) cho biết
có nhiều trường hợp xe ở các
nơi khác đổ rác ở các trạm
trung chuyển tại TP.HCM.
Những xe này di chuyển vào
lúc nửa đêm, một số xe đổ
ngay ở các bãi đất trống, gây
mất vệ sinh môi trường.
“Tôi nghĩ cơ quan chức năng
nên có giải pháp thật mạnh để
ngăn chặn tình trạng này. Cần
tăng cường tuần tra, kiểm tra
đột xuất để phát hiện và xử lý
thật mạnh những trường hợp
vi phạm” - ông Bình nói.
Rà soát hệ thống
camera giám sát
Theo Sở TN&MTTP, trong
công tác kiểmsoát, quản lý hoạt
động thu gom, vận chuyển rác
thải từ tỉnh khác vềTPhiện vẫn
còn tồn tại một số khó khăn.
Cụ thể, trong quá trình phối
hợp giám sát, Ban quản lý các
khu liên hợp xử lý chất thải TP
ghi nhận hệ thống camera lắp
đặt tại các trạm trung chuyển
và hệ thống giám sát hành trình
(GPS) lắp đặt trên phương tiện
vận chuyển trên địa bàn một số
quận, huyện để phục vụ công
tác giám sát đã hư hỏng, không
truy cập được.
Để tăng cường quản lý rác
sinh hoạt từ các tỉnh, thành khác
về TP.HCM, Sở TN&MT trình
UBNDTPxemxétchỉđạoUBND
TPThủĐức và các quận, huyện
rà soát toànbộhoạt độngcủacác
hệ thống camera lắp đặt tại các
trạmtrungchuyển, điểmtậpkết.
Ngoài ra, các hệ thống giám
sát hành trình (GPS) lắp đặt trên
phương tiện vận chuyển rác
phải khắc phục sửa chữa các
thiết bị, hệ thống không còn
hoạt động, hư hỏng. Cần lắp
đặt bổ sung số lượng camera,
thiết bị GPS và nâng cấp cơ sở
hạ tầng cần thiết (máy tính, lưu
trữ, đường truyền dữ liệu...) để
hệ thống được vận hành ổn
định, liên tục.
Cạnh đó, cần phối hợp với
Ban quản lý các khu liên hợp
xử lý chất thải TP. Từ đó, triển
khai thực hiện và thông tin,
truyền dữ liệu cho ban này
để có cơ sở phục vụ công tác
phối hợp với UBND TP Thủ
Đức và các quận, huyện giám
sát, cung ứng dịch vụ vệ sinh
môi trường đô thị trên địa bàn.
Từ những đề xuất của Sở
TN&MT, UBND TP đã có
văn bản chỉ đạo UBND TP
Thủ Đức và các quận, huyện
rà soát toàn bộ hoạt động của
các hệ thống camera lắp đặt
tại các trạm trung chuyển,
điểm tập kết. Đồng thời lắp
đặt bổ sung số lượng camera
và nâng cấp cơ sở hạ tầng cần
thiết như máy tính, thiết bị lưu
trữ, đường truyền dữ liệu…để
phục vụ cho công tác quản lý,
giám sát rác thải sinh hoạt.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook