243-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 24-10-2022
THSNGUYỄNNHẬT KHANH
M
ột trong những nội dung
quan trọng cần quan tâm
khi xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức, viên chức chính là thời
hiệu kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật
là thời hạn do pháp luật quy định
mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ,
công chức, viên chức có hành vi
vi phạm không bị xem xét xử lý
kỷ luật. Hay nói cách khác, yếu tố
thời hiệu có thể “vô hiệu hóa” việc
xử lý kỷ luật.
Trước đây, Luật Cán bộ, công
chức năm 2008 và Luật Viên chức
năm 2010 quy định thời hiệu kỷ
luật hành chính với cán bộ, công
chức, viên chức chỉ là 24 tháng kể
từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Vì thời hạn này quá ngắn nên thực
tế đã có nhiều trường hợp vi phạm
nhưng không thể xử lý kỷ luật vì lý
do khi phát hiện đã hết thời hiệu.
Do đó, khi Quốc hội (QH) ban
hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật
Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức năm 2019 đã quy định lại vấn
đề thời hiệu. Theo đó, thời hiệu
kỷ luật là hai năm đối với hành vi
vi phạm ít nghiêm trọng đến mức
phải kỷ luật bằng hình thức khiển
trách; năm năm đối với hành vi vi
phạm phải kỷ luật bằng hình thức
TAND tỉnh Phú Yên vừa mở phiên tòa xét xử phúc
thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để
công nhận quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Lê Ngọc
Thuyết với bị đơn là bà Nguyễn Thị Tiến (cùng trú huyện
Tây Hòa, Phú Yên).
HĐXX đã hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án lại
cho TAND tỉnh Phú Yên giải quyết theo thẩm quyền.
Theo nội dung vụ án, năm 1996, vợ chồng ông Thuyết
nhận chuyển nhượng của vợ chồng bà Tiến một phần đất.
Giao kết giữa hai bên chỉ thể hiện bằng giấy viết tay và đã
giao vàng cũng như nhận đất đầy đủ. Năm 1997, gia đình
ông Thuyết xây dựng nhà ở kiên cố và sinh sống ổn định
cho đến nay không ai cản trở. Khi vợ chồng ông Thuyết
làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
phát hiện bà Tiến đã đứng tên chủ quyền đất. Ông Thuyết
bèn đi kiện, đề nghị tòa công nhận hợp đồng chuyển
nhượng đất giữa hai bên có hiệu lực; hủy giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp cho bà Tiến…
Xử sơ thẩm ngày 25-2-2022, TAND huyện Tây Hòa đã
công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất giữa hai bên có
hiệu lực pháp luật. Tòa giao đất cho vợ chồng ông Thuyết.
Vợ chồng ông Thuyết có trách nhiệm liên hệ các cơ quan
có thẩm quyền để đăng ký, kê khai đất theo quy định.
Sau khi có bản án sơ thẩm, bà Tiến kháng cáo.
HĐXX phúc thẩm nhận định: Việc vợ chồng ông
Thuyết yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
do bà Tiến đứng tên là có cơ sở. Bởi lẽ vợ chồng ông
Thuyết đang trực tiếp sử dụng đất thông qua hợp đồng
nhưng lại cấp giấy chứng nhận đứng tên bà Tiến. Trường
hợp này nếu không hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất do bà Tiến đứng tên thì bà Tiến phải tự nguyện thực
hiện thủ tục chuyển nhượng thửa đất này cho vợ chồng
ông Thuyết. Nếu bà Tiến không thực hiện, phải hủy giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà Tiến thì mới
cấp cho vợ chồng ông Thuyết được. Đây là tình tiết mới
phát sinh trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Căn cứ Điều 32 Luật Tố tụng hành chính, vụ án thuộc
thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh Phú Yên nên cần
hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Phú Yên
giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.
S.BA
Đất đang sửdụng lâudài nhưngbỗngđứng tênngười khác
Đi kiện
vì đất đã
mua hơn
26 năm,
nay bỗng
đứng tên
người
bán. Ảnh
minh họa:
MINHTÚ
Ủy ban Pháp luật của QH tán thành đề xuất
Ngày 21-10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ PhạmThị Thanh Trà thừa ủy
quyền của Thủ tướng trình bày trước QH dự thảo Nghị quyết về áp dụng
thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Hiện nay, quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng và thời hiệu xử lý kỷ
luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức còn có sự khác nhau.
Chínhphủ cho rằngđiều này làmảnh hưởngđến việc thực hiện nghiêm
quy định “kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn
thể”; “trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về
Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của
cơ quan nhà nước, đoàn thể” cũng như chủ trương xử lý kỷ luật nghiêm,
“không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” của Đảng
trong thời gian qua.
Để khắc phục, Chính phủ đề nghị QH ban hành nghị quyết theo trình
tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ tư QH khóa XV để quyết nghị việc áp
dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý
kỷ luật của Đảng trong thời gian nghiên cứu, trình QH sửa đổi các luật
có liên quan.
Theo đó, Chính phủ trình QH quy định: Áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật
năm năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình
thức khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ
luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên.
Thẩm tra đề xuất trên, Ủy ban Pháp luật tán thành với các đề xuất của
Chính phủ. Cơ quan thẩm tra cho rằng nghị quyết của QH khi được ban
hành sẽ giải quyết vướngmắc, bất cập trong thực tiễn, góp phần siết chặt
kỷ luật, kỷ cương hành chính.
NHÓM PV
Bảo đảm sự tương thích
trong các quy định về
kỷ luật Đảng và kỷ luật
hành chính đối với cán
bộ, công chức, viên chức
là tất yếu khách quan.
Bộ trưởng Bộ
Nội vụ Phạm
Thị Thanh Trà
trình bày dự
thảo trước
Quốc hội. Ảnh:
PHẠMTHẮNG
Kéodài thời
hiệukỷ luật
hànhchính
cánbộ, công
chức là tất yếu
Việc đồng bộ thời hiệu kỷ luật Đảng và kỷ
luật hành chính đáp ứng yêu cầu của công
tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
từ cảnh cáo trở lên.
Đồng thời, có bốn trường hợp
ngoại lệ không áp dụng thời hiệu kỷ
luật: Vi phạm đến mức phải kỷ luật
bằng hình thức khai trừ; vi phạm
quy định về công tác bảo vệ chính
trị nội bộ; có hành vi xâm hại đến
lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, đối ngoại; sử dụng
văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng
nhận, xác nhận giả hoặc không
hợp pháp.
Mặc dù đã có sự thay đổi theo
hướng kéo dài thời hiệu kỷ luật
như trên nhưng thực tiễn xử lý kỷ
luật cán bộ, công chức, viên chức
vẫn còn bộc lộ khiếm khuyết khi
thời hiệu kỷ luật về mặt Đảng và
thời hiệu kỷ luật hành chính chưa
có sự đồng bộ với nhau. Điều này
dẫn đến phát sinh một số trường
hợp đã bị kỷ luật Đảng nhưng khi
xem xét xử lý kỷ luật hành chính,
các cơ quan kiến nghị không xử
lý kỷ luật do đã hết thời hiệu.
Cụ thể, đối với hành vi vi phạm
phải kỷ luật bằng hình thức khiển
trách, thời hiệu kỷ luật Đảng là
năm năm trong khi thời hiệu xử
lý kỷ luật hành chính chỉ là hai
năm. Đối với hành vi vi phạm
phải kỷ luật bằng hình thức cảnh
cáo, thời hiệu kỷ luật Đảng là 10
năm còn thời hiệu xử lý kỷ luật
hành chính là năm năm.
Ở nước ta, phần lớn cán bộ,
công chức, viên chức là đảng
viên. Khi có hành vi vi phạm,
bên cạnh kỷ luật Đảng thì các
chủ thể này còn bị xem xét kỷ
luật về mặt hành chính.
Do đó, bảo đảm sự tương thích
trong các quy định về kỷ luật
Đảng và kỷ luật hành chính đối
với cán bộ, công chức, viên chức
là tất yếu khách quan.
Cũng cần lưu ý thêm là các
hình thức kỷ luật Đảng không
thay thế xử lý kỷ luật hành
chính, bởi tính chất, ý nghĩa
của những loại trách nhiệm này
khác nhau. Vì thế, việc Chính
phủ đề xuất QH ban hành nghị
quyết về việc điều chỉnh thời
hiệu kỷ luật cán bộ, công chức,
viên chức để có sự đồng bộ giữa
kỷ luật Đảng với kỷ luật hành
chính là hết sức cần thiết.
Ngoài ra, bên cạnh việc điều
chỉnh vấn đề thời hiệu kỷ luật
thì cơ quan quản lý cán bộ, công
chức, viên chức cần phải chú
trọng đến công tác theo dõi,
giám sát nhân sự một cách chặt
chẽ để kịp thời phát hiện và xử
lý kỷ luật kịp thời khi có hành
vi vi phạm xảy ra. Bởi nếu các
cơ quan này buông lỏng quản lý
thì việc quy định thời hiệu kỷ
luật ngắn hay dài cũng không
có nhiều ý nghĩa do hành vi vi
phạm không thể phát hiện để
xử lý theo quy định, mục đích
kỷ luật để răn đe sẽ không đạt
được.
Chính vì vậy, cũng cần xem xét
bổ sung các biện pháp xử lý phù
hợp đối với cơ quan quản lý, cá
nhân người đứng đầu nếu để xảy
ra trường hợp đơn vị có người vi
phạm nhưng không thể kỷ luật do
quá thời hiệu.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook