243-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 24-10-2022
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Viện trưởng VKSNDTối cao LêMinh Trí. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Viện trưởng LêMinhTrí:
Thực hiện nghiêm
nguyên tắc suy đoán
vô tội
Theo Viện trưởng VKSNDTối cao LêMinh Trí, chống oan, sai, bỏ lọt
tội phạmvà chống thamnhũng, tiêu cực là nhiệmvụ chính trị quan trọng
hàng đầu của ngành.
ĐỨCMINH
M
ới đây, Viện trưởng VKSND Tối
cao Lê Minh Trí đã có báo cáo
công tác năm 2022 gửi Quốc
hội. Theo đó, ông Trí xác định chống
oan, sai, bỏ lọt tội phạm và chống tham
nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị
quan trọng hàng đầu của ngành.
Phục hồi điều tra gần 4.700
vụ án
Người đứng đầu ngành kiểm sát cho
biết đã chỉ đạo tập trung kiểm sát điều
tra, truy tố các vụ án tham nhũng theo
yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương về
phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Đồng thời, ông cũng chỉ đạo nâng cao
chất lượng thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra, truy tố, tranh tụng của
kiểm sát viên tại các phiên tòa.
“Thực hiện nghiêmnguyên tắc suy đoán
vô tội, trọng chứng hơn trọng cung, án tại
hồ sơ, không được suy đoán, chứng cứ
đến đâu xử lý đến đấy. Cẩn trọng không
hình sự hóa các quan hệ kinh tế, tạo điều
kiện cho người vi phạm khắc phục hậu
quả theo quy định của pháp luật” - ông
Lê Minh Trí nói về các yêu cầu đặt ra
với ngành.
Cụ thể, theo Viện trưởng VKSND
Tối cao, toàn ngành kiểm sát tiếp tục
chú trọng, chủ động hơn trong thực
hiện quyền công tố ở giai đoạn đầu của
tố tụng hình sự, đảm bảo chỉ tiêu kiểm
sát 100% trường hợp thụ lý, giải quyết
nguồn tin về tội phạm. Qua đó, kịp thời
phát hiện, yêu cầu và trực tiếp ra quyết
định hủy bỏ nhiều quyết định khởi tố vụ
án hoặc quyết định không khởi tố vụ án
của cơ quan điều tra thiếu căn cứ pháp
luật, góp phần chống oan, sai, chống bỏ
lọt tội phạm ngay từ giai đoạn giải quyết
nguồn tin về tội phạm.
Đáng chú ý, ngành đã tích cực, chủ
động rà soát các vụ án tạm đình chỉ điều
tra, kịp thời phục hồi và yêu cầu phục
hồi giải quyết ngay các vụ án có đủ điều
kiện. Trong đó, đã phục hồi điều tra gần
4.700 vụ với hơn 3.750 bị can.
Tòa sơ thẩm tuyên bảy bị cáo
không phạm tội
Thẩm tra báo cáo nói trên, Ủy ban Tư
pháp ghi nhận những kết quả đạt được
của ngành kiểm sát trong năm 2022. Đặc
biệt, tỉ lệ truy tố đúng thời hạn, truy tố
đúng tội danh vượt so với yêu cầu của
Quốc hội, trong đó tỉ lệ truy tố đúng hạn
đạt 100% (vượt 10%); tỉ lệ truy tố đúng
“Thực hiện nghiêm nguyên
tắc suy đoán vô tội, trọng
chứng hơn trọng cung, án tại
hồ sơ, không được suy đoán,
chứng cứ đến đâu xử lý đến
đấy...”
Ông
Lê Minh Trí
“Treo” hơn 100.000 vụ án tạm đình chỉ
Tại phiên họp thẩm tra của Ủy banTư pháp, nguyênViện trưởngVKSNDTối caoTrần
Công Phàn nhiều lần lưu ý việc xử lý “án tạm đình chỉ điều tra”. Theo ông Phàn, cộng
dồn qua các năm, số lượng án này hiện rất lớn. “Chúng ta để “treo sổ”một số lượng
lớn như vậy, trong đó có một số có thể xử lý được ngay vì sắp hết thời hiệu. Vậy thì có
nên mạnh dạn đình chỉ hay không” - ông Phàn nói.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM Dương Ngọc Hải, tổng số hơn
100.000 vụ án tạm đình chỉ tính đến nay là“con số rất cao”. Ông cho rằng“nếu không
giải quyết việc này thì không những tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạmmà còn có khả
năng gây ra oan, sai và vi phạm nghiêm trọng tố tụng”.
Ông Hải sau đó nêu bốn đề nghị với Chính phủ và các cơ quan tố tụng. Trong đó,
ông đề nghị cần thường xuyên kiểm tra, rà soát số án này để xử lý theo quy định của
pháp luật, trường hợp nào đủ điều kiện thì phục hồi điều tra, nếu không đủ điều kiện
thì đình chỉ luôn...
tội danh đạt 99,99% (vượt gần 5%).
Tuy nhiên, Ủy banTư pháp cho rằng vẫn
còn 20 trường hợp bị đình chỉ trong giai
đoạn điều tra, truy tố liên quan đến trách
nhiệm của VKSND do không có sự việc
phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội
phạm, con số này tăng so với năm 2021.
Mặc dù số lượng án thụ lý giảm nhưng
số vụ bị tòa án trả hồ sơ để yêu cầu điều
tra bổ sung được VKSND chấp nhận tăng
hơn 32% (593 vụ). Đáng lưu ý, có 104 vụ
tòa án trả hồ sơ để yêu cầu khởi tố tội phạm
mới, người phạm tội mới.
Cơ quan thẩm tra lưu ý còn để xảy ra
trường hợp VKSND truy tố nhưng tòa án
cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội, trong
khi năm 2021 không có trường hợp nào.
Cụ thể, HĐXX sơ thẩm đã tuyên bảy bị
cáo không phạm tội.
Ủy ban Tư pháp đề nghị Viện trưởng
VKSND Tối cao chú trọng thực hiện các
giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế
được nêu trong báo cáo thẩm tra. “Hạn
chế đến mức thấp nhất, tiến tới không để
xảy ra trường hợp bị oan trong tố tụng hình
sự” - cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.•
Theo Hiến pháp 2013 thì ở nước ta, quyền
lực nhà nước là thống nhất và có sự phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp. Việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp được hiến pháp trao cho Quốc
hội, Chính phủ và tòa án mà đứng đầu là TAND
Tối cao.
Hiện nay, người đứng đầu cơ quan lập pháp
hay cơ quan hành pháp là đối tượng cảnh vệ.
Trong khi đó, Chánh án TAND Tối cao - người
đứng đầu cơ quan tư pháp lại chưa phải là đối
tượng cảnh vệ. Điều này trong bối cảnh hiện nay
là chưa thật sự hợp lý, chưa thể hiện được tinh
thần của Hiến pháp 2013.
Không phải ngẫu nhiên mà Hiến pháp 2013
quy định sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội
(người đứng đầu cơ quan lập pháp), Thủ tướng
Chính phủ (người đứng đầu cơ quan hành
pháp), Chánh án TAND Tối cao (người đứng
đầu cơ quan tư pháp) phai tuyên thê trung thanh
vơi Tổ quôc, nhân dân va hiên phap. Điều này
cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của những
người đứng đầu các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
Quy định trên vừa phản ánh nguyên tắc phân
công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà
nước, vừa tạo cho người đứng đầu các cơ quan
này có đầy đủ vị thế và thẩm quyền độc lập, chịu
trách nhiệm độc lập trước đất nước, nhân dân.
Do đó, việc b sung Chánh án TAND Tối cao
vào đối tượng cảnh vệ là điều rất cần thiết và
cần được thực hiện ngay trong bối cảnh Quốc
hội đang sửa đ i, b sung một số điều của Luật
Cảnh vệ năm 2017.
Ngoài Chánh án TAND Tối cao thì Viện
trưởng VKSND Tối cao cũng cần được cân nhắc
b sung vào đối tượng cảnh vệ.
Nghiên cứu tình hình an ninh chính trị thời
gian gần đây cho thấy ngày càng có nhiều vụ
tấn công các nhà lãnh đạo trên thế giới. Việc
này có nhiều động cơ, mục đích khác nhau
nhưng không loại trừ việc trả thù vì lý do hoạt
động công vụ của các lãnh đạo.
Với đặc thù công việc liên quan trực tiếp đến
quyền sống, quyền tự do và nhiều lợi ích của
con người, hoạt động của Chánh án TAND Tối
cao và Viện trưởng VKSND Tối cao mang tính
rủi ro rất cao. Một khi có những rủi ro tiềm ẩn
như vậy thì cần phải có cơ chế bảo vệ hữu hiệu
mà cảnh vệ là một trong những giải pháp thiết
thực.
Đơn cử, theo Luật Thi hành án hình sự năm
2019, trước khi thi hành án tử hình, chủ tịch Hội
đồng thi hành án tử hình phải công bố quyết
định không kháng nghị của Chánh án TAND Tối
cao và quyết định không kháng nghị của Viện
trưởng VKSND Tối cao. Như vậy, để thi hành án
tử hình, không thể không nhắc tới các quyết định
quan trọng của Chánh án TAND Tối cao và Viện
trưởng VKSND Tối cao.
Trong bối cảnh tội phạm có t chức ngày càng
manh động, bất chấp để trả thù như hiện nay
thì việc đưa Chánh án TAND Tối cao và Viện
trưởng VKSND Tối cao vào đối tượng cảnh vệ
càng mang tính cấp thiết.
Bảo vệ sự an toàn về tính mạng, sức khỏe cho
Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND
Tối cao bằng lực lượng cảnh vệ góp phần củng
cố niềm tin của người dân. Bên cạnh hợp với
lòng dân, b sung này cũng phù hợp với ý Đảng
bởi đó là sự thể chế hóa Kết luận 35-KL/TW
ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về danh mục
các chức danh, chức vụ lãnh đạo cấp cao của
Nhà nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
TS
CAO VŨ MINH
,
Trường ĐH Kinh tế -
Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM
Lýdo cầnbổ sung
2đối tượng cảnhvệ
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook