16
Quốc tế -
Thứ Sáu25-11-2022
Tiêu điểm
Cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc
(TQ) Ngụy Phượng Hòa và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Mỹ Lloyd Austin diễn ra sau khi TQ hủy các cuộc tiếp
xúc giữa các chỉ huy quân sự hàng đầu trong bối cảnh
diễn ra hoạt động quân sự quy mô quanh Đài Loan sau khi
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm hòn đảo.
Trang
Foreign Policy
dẫn lời một số quan chức quốc
phòng cấp cao của Mỹ ngày 22-11 cho biết sau cuộc gặp
giữa hai bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì hiện Mỹ và TQ
đang tìm cách hồi sinh các đường dây nóng quân sự lâu
nay không hoạt động để ngăn căng thẳng ở Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương bùng phát thành một cuộc chiến tranh
nóng.
Mỹ và TQ thường tổ chức các cuộc đối thoại chính sách
hằng năm bao gồm các cuộc đối thoại điều phối chính
sách quốc phòng, hội đàm cấp cao về quan hệ quân sự Mỹ
- Trung và các cuộc đàm phán an toàn theo Thỏa thuận
tham vấn hàng hải quân sự, mà TQ đã hủy bỏ vào năm
2022 khi căng thẳng bùng phát giữa hai cường quốc.
TQ cũng hủy các cuộc tiếp xúc giữa quan chức quân sự
hàng đầu bên mình và Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Bộ
Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, gây lo
lắng về nguy cơ xảy ra khủng hoảng, xung đột. Tuy nhiên,
sau hàng loạt cuộc gặp cấp cao vừa rồi, các quan chức
tự tin rằng hai nước sẽ ngồi lại với nhau, theo
Foreign
Policy
.
“Có kỳ vọng rằng sẽ có một số hoạt động khởi động lại
một số cơ chế đã bị đóng băng trong sáu tháng qua. Mỹ
cũng đã tìm cách thiết lập thêm đường dây nóng quân
sự giữa Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân
- tướng Mark Milley, Đô đốc Aquilino và những người
đồng cấp TQ” -
Foreign Policy
dẫn lời một quan chức
quốc phòng cấp cao Mỹ.
Bộ Quốc phòng TQ cũng cho rằng cuộc gặp giữa hai bộ
trưởng Bộ Quốc phòng “có lợi” để xây dựng sự hiểu biết
chặt chẽ hơn, tránh đánh giá sai lầm về quân sự giữa hai
bên và cũng kêu gọi có các cuộc đàm phán quân sự sâu
hơn.
Tuy nhiên, phía Mỹ cũng thận trọng rằng khả năng cải
thiện đối thoại sẽ phải đứng trước nhiều thử thách và một
trong số đó là bất đồng về Đài Loan, dù ông Austin đã tái
khẳng định chính sách “Một TQ” khi gặp ông Ngụy.
THIÊN ÂN
Chờ đợi quan hệMỹ - Trung khởi
sắc sau hàng loạt cuộc gặp cấp cao
Với hàng loạt cuộc gặp cấp cao những ngày qua, Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ không rơi vào “một cuộc chiến
tranh lạnhmới”, tuy nhiên tín hiệu tích cực này có giúp quan hệ hai bên khởi sắc thêmhay không thì khó
có thể nói chắc khi các bất đồng vẫn còn đó.
ĐĂNG KHOA
Q
uan hệ Mỹ - Trung sau
thời gian dài lạnh nhạt
có tín hiệu ấm lại với
liên tiếp các cuộc gặp cấp cao
trong những ngày qua. Diễn
biến này được giới quan sát
theo dõi sát, tuy nhiên vẫn
chưa thể nói chắc liệu quan
hệ hai bên sẽ thật sự khởi sắc
sau hàng loạt sự kiện tích cực
vừa rồi.
Mục tiêu lúc này:
Duy trì liên lạc,
tránh hiểu lầm
Mở đầu là cuộc gặp giữa
Tổng thống Mỹ Joe Biden và
Chủ tịchTrungQuốc (TQ)Tập
CậnBình ngày 14-11 bên lề kỳ
Hội nghị thượng đỉnh G20 ở
Bali (Indonesia) tuần trước và
theo
Bloomberg
thì cuộc hội
đàm tốt đẹp vượt mức mong
đợi. Bên cạnh trao đổi thẳng
thắn và sâu sắc về quan hệ hai
nước và những vấn đề hai bên
cùng quan tâm, thống nhất sẽ
nối lại hợp tác trong nhiều vấn
đề, trongđó cóbiếnđổi khí hậu
và an ninh lương thực, hai lãnh
đạo nhất trí sẽ giữ liên lạc và
chỉ đạo giới chức hai nước duy
trì liên lạc cởi mở và hợp tác.
Ngày18-11,đạidiệnThương
mạiMỹKatherineTai có cuộc
gặp với Bộ trưởngBộThương
mại Vương Văn Đào bên lề
tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp
tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương(APEC)ởBangkok(Thái
Lan). ÔngVương và bàTai đã
hội đàm “thẳng thắn, chuyên
nghiệpvàmang tínhxâydựng”
về các vấnđề kinh tế và thương
Cần có biện pháp
ngoại giao bền vững
từ cả hai bên để biến
các mục tiêu chung
thành hiện thực.
Cuộc gặp giữa ông Biden và
ôngTập sẽ không đưa quan hệ
Mỹ -Trung lênmột quỹđạomới
hoặc tạo ra sự đồng thuận về
các vấnđềhócbúa vốnđãđịnh
hình mối quan hệ trong nhiều
thập niên -
Council on Foreign
Relations.
Đại diện Mỹ và Trung Quốc tích cực
bàn bạc tại COP27
Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ - cựu Ngoại trưởng John
Kerry và đặc phái viên về khí hậu của TQ Giải Chấn Hoa đã
có cuộc thảo luận “rất thẳng thắn” tại hội nghị thượng đỉnh
về khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP27) ở Ai Cập vừa kết thúc
hồi cuối tuần rồi.
Theo giới quan sát, việc Mỹ và TQ nối lại đàm phán về khí
hậu là một dấu hiệu tích cực cho sự hợp tác toàn cầu về biến
đổi khí hậu. Cộng đồng toàn cầu sẽ không thể đạt được các
mục tiêu về khí hậu nếu không có các nỗ lực khử carbon
tăng cường từ Mỹ và TQ, hai quốc gia phát thải khí nhà kính
lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, điều giới quan sát băn khoăn là không rõ cả hai
bên sẽ làm thế nào để đáp ứng các cam kết về khí hậu của
họ. Mỹ vàTQhiện vẫn còn nhiều việc phải làmvới thỏa thuận
hợp tác mà họ đã ký trong COP26 ở Glasgow nămngoái, đặc
biệt là khi nói đến việc giảm lượng khí thải metan.
Dù không có thỏa thuận khi gặp nhau tại COP27 nhưng
ông Kerry và ông Giải cho biết sẽ tiếp tục đàm phán.
Giới quan sát chờ
đợi sự khởi sắc
trong quan hệ
Mỹ - Trung sau
hàng loạt cuộc
gặp cấp cao, đặc
biệt cuộc gặp giữa
Tổng thốngMỹ Joe
Biden
(phải)
và Chủ
tịch TrungQuốc
Tập Cận Bình bên
lề hội nghị G20 ở
Bali (Indonesia).
Ảnh: AFP/GETTY
IMAGES
Mỹ vàTrungQuốc sẽ khởi động lại các cơ chế quân sựbị đóngbăng
mại song phương, khu vực và
đa phương mà hai bên cùng
quan tâm, đặc biệt cùng nhấn
mạnh tầmquan trọng của việc
duy trì các đường dây liên lạc
cởi mở giữa hai nước.
Ngày19-11, PhóTổng thống
MỹKamala Harris cũng đã có
cuộc trao đổi ngắn với ôngTập
bên lề hội nghịAPEC. Chủ đề
chính được bà Harris và ông
Tập nhắc lại vẫn là tầm quan
trọng của việc giữ cho các
đường dây liên lạc luôn cởi
mở, tránh để xảy ra hiểu lầm.
Gần nhất là cuộc gặp hai
bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Mỹ - Trung bên lềHội nghị bộ
trưởng Quốc phòng ASEAN
mở rộng (ADMM+) tại Siem
Reap (Campuchia) ngày22-11.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
TQ Ngụy Phượng Hòa và Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ
Austin Lloyd bàn về quan hệ
quốc phòngMỹ -Trung và các
vấn đề an ninh toàn cầu và khu
vực, về tầmquan trọngphải đối
thoại thực chất để giảm thiểu
rủi ro chiến lược, cùng nhấn
mạnh sự cần thiết phải quản lý
cạnh tranh một cách có trách
nhiệm, duy trì các đường dây
liên lạc cởi mở.
Một thông tin tích cực nữa,
Ngoại trưởng Mỹ Antony
Blinken có kế hoạch đến TQ
vào đầu năm sau.
Khởi sắc tới đâu?
Các cuộc gặp trên diễn ra
trong bối cảnh quan hệ Mỹ
- Trung đã xuống mức thấp
nhất kể từ khi bình thường
hóa quan hệ vào năm1979, do
nhiều khác biệt, bất đồng. Với
các cuộc gặp này, Mỹ và TQ
có thể sẽ không rơi vào “một
cuộc chiến tranh lạnh mới”,
như ông Biden đã nói với ông
Tập tuần trước, tuy nhiên theo
nhiều nhà quan sát, tín hiệu
tích cực này có giúp quan hệ
hai bên khởi sắc thêm sau đó
hay không thì khó có thể nói
chắc khi các bất đồng giữa hai
bên vẫn còn đó.
Ngày 22-11, Điều phối viên
HộiđồngAnninhquốcgiaJohn
Kirby cho rằng cuộc gặp giữa
ông Biden và ông Tập không
biểu thị một sự “thiết lập lại”
trong quan hệ Mỹ - Trung mà
là một nỗ lực nhằm cân bằng
căng thẳng và xác định các
lĩnh vực mà hai siêu cường
có thể làm việc cùng nhau,
theo đài
Fox News
.
Ông Kirby chỉ ra “những
lĩnh vực mà chúng ta có thể
và nên hợp tác” như biến đổi
khí hậu và khan hiếm lương
thực toàn cầu, tuy nhiên ông
cũng chắc rằng «sẽ có những
vấn đề làm căng thẳng quan
hệ», lưu ý sự quan ngại của
Mỹ về hành động của TQ với
Đài Loan cũng như các hoạt
động thương mại của TQ mà
Mỹ cho là không công bằng.
Về thương chiến, tới thời
điểmnày ông Biden vẫn chưa
loại bỏ bất kỳ khoản thuế quan
nào trong số 300 tỉ USD trị giá
hàng hóa nhập khẩu từTQmà
Mỹ đã áp dụng từ thời Tổng
thống Donald Trump.
Về vấn đề Đài Loan, dù
khẳng định tôn trọng chính
sách “Một TQ” nhưng Mỹ
cũng nói rõmình phản đối bất
kỳ sự thay đổi đơn phương nào
đối với hiện trạng. Phầnmình,
ông Tập nhấn mạnh rằng Đài
Loan là “cốt lõi của các lợi ích
cốt lõi củaTQ” và là “lằn ranh
đỏ đầu tiên không được vượt
qua giữa TQ và Mỹ”. Vì thế
theo trang Council Foreign
Relations, không có lý do gì để
tin rằng Mỹ và TQ tới đây sẽ
giảm căng thẳng ở Đài Loan.
Ông Kirby nhận xét rằng
về tổng thể, việc Mỹ và TQ
cam kết tăng cường đường
dây liên lạc là một “điều tích
cực” nhưng cầnphải làmnhiều
việc hơn nữa để đảmbảo thuận
lợi cho việc tiếp xúc các cấp.
Council Foreign Relations
cũng đánh giá rằng các cuộc
gặp cấp cao hai bên, đặc biệt
cuộc gặp giữa ông Biden và
ông Tập là diễn biến tích cực
và quan trọng nhưng cần có
biện pháp ngoại giao bền vững
từ cả hai bên để biến các mục
tiêu chung thành hiện thực.•
Phái đoànMỹ do Bộ trưởng BộQuốc phòng LloydAustin dẫn đầu
(trái)
gặp phái đoàn TrungQuốc do Bộ trưởng BộQuốc phòng
Ngụy PhượngHòa dẫn đầu tại SiemReap (Campuchia) vào ngày
22-11. Ảnh: BỘQUỐC PHÒNGMỸ