8
Đô thị -
ThứSáu25-11-2022
NGUYỄNCHÂU
U
BNDTP.HCMvừa cóvăn
bản gửi BộTN&MTkiến
nghị các nội dung liên
quan đến lĩnh vực TN&MT để
đưa vào dự thảo Nghị quyết
thay thế Nghị quyết 54/2017
của Quốc hội.
Xử lý vi phạm xả rác
bằng hình ảnh
Theo đó, TP.HCM đề xuất
cho phép chính quyền các cấp
được sử dụng các thiết bị sẵn
có tại địa phương như camera,
điện thoại thông minh, camera
giao thông, camera giám sát
an ninh trật tự tại địa phương
để phát hiện các hành vi xả
rác, tiểu tiện không đúng nơi
quy định.
Đồng thời, UBND TP đề
xuất được sử dụng hình ảnh
vi phạm vệ sinh nơi công
cộng ghi nhận từ các thiết
bị thu hình ảnh trên để làm
căn cứ xử phạt trực tiếp đối
tượng vi phạm.
Trước đó, UBND TP.HCM
cũng đã có văn bản gửi UBND
TP Thủ Đức và các quận,
huyện yêu cầu rà soát toàn bộ
hoạt động của các hệ thống
camera lắp đặt tại các trạm
trung chuyển, điểm tập kết.
Đồng thời, lắp đặt bổ sung số
lượng camera và nâng cấp cơ
sở hạ tầng cần thiết như máy
tính, thiết bị lưu trữ, đường
truyền dữ liệu… để phục vụ
cho công tác quản lý, giám
sát việc bỏ rác thải sinh hoạt.
TP.HCM: Đề xuất dùng camera,
điện thoại thôngminhđể
xửphạt xả rác
Việc sử dụng thiết bị sẵn có tại địa phương như camera, điện thoại thôngminh…để phát hiện các hành vi
xả rác không đúng quy định được đánh giá là giải pháp hiệu quả.
Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải không đúng quy định tại nơi
công cộng có thể bị phạt tiền 1-2 triệu đồng. Ảnh: NC
Thời gian vừa qua,
nhiều địa phương ở
TP.HCM đã dùng
camera để giám sát
hành vi xả rác.
Phạt 1-2 triệu đối với hành vi bỏ rác
bừa bãi
Nghị định 45/2022 về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường có quy định các mức phạt đối với hành
vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị
xử phạt như sau:
Phạt tiền 100.000-150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ
đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung
cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền 150.000-250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá
nhân (tiểu tiện, đại tiện) khôngđúngnơi quy định tại khu chung
cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với hành vi vứt,
thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu
chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải
trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô
thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng
quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa
phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông ngòi...
TP.HCMđề xuất cho phép chính quyền các cấp được sử dụng các thiết bị sẵn có tại địa phương
để phát hiện hành vi xả rác bừa bãi. Ảnh: NC
Thời gian vừa qua, nhiều
địa phương ở TP.HCM đã
dùng camera để giám sát hành
vi xả rác. Qua giám sát, nếu
phát hiện trường hợp xả rác,
địa phương cử người đến hiện
trường kiểm tra và xử lý.
Ông Đỗ Hữu Cường, Chủ
tịch UBND phường Đa Kao,
quận 1, chia sẻ: “Thông qua
camera giám sát, nếu phát
hiện trường hợp xả rác ra môi
trường, chúng tôi cử người
đến hiện trường kiểm tra và
có biện pháp xử lý”.
Giải pháp hiệu quả
Việc sử dụng các thiết bị sẵn
có tại địa phương như camera,
điện thoại thông minh, camera
giao thông, camera giám sát
an ninh… để phát hiện các
hành vi xả rác được cho là
giải pháp hiệu quả. Bởi hiện
nay công tác xử lý hành vi xả
rác ra môi trường cũng chưa
thể bao quát hết do lực lượng
tại địa phương mỏng.
ÔngNguyễnAnhHùng (ngụ
quận Bình Tân, TP.HCM) cho
rằng: Ý thức nhiều người dân
còn thấp nên tình trạng xả rác,
đổ trộm rác ra môi trường vẫn
còn nhiều, điều này gây mất
vẻ mỹ quan đô thị, ảnh hưởng
đến cuộc sống của người dân
trong khu vực. Việc dùng hình
ảnh từ camera để xử phạt là
có hiệu quả và cần được áp
dụng rộng rãi.
“Khi biết có camera, người
dân sẽ không dám xả rác, dần
dần sẽ thành thói quen và đi
vào nề nếp. Trước đây có nhiều
điểm chuyên bị đổ trộm rác.
Sau khi lắp camera, người
dân không còn dám đổ trộm
rác nữa, từ từ xóa luôn bãi
rác tự phát” - ông Hùng nói.
Đại diệnUBNDhuyện Bình
Chánh cũng đánh giá việc sử
dụng camera để xử phạt hành
vi xả rác sẽ kéo giảm được
tình trạng bỏ rác không đúng
nơi quy định. Nhiều trường
hợp đổ rác bừa bãi thực hiện
vào ban đêm, gây khó cho lực
lượng chức năng phát hiện,
xử lý, do đó đây là biện pháp
hiệu quả.
“Nhiều trường hợp người
dân nơi khác chở rác đến bãi
đất trống rồi đổ bỏ, lực lượng
chức năng không thể túc trực
canh gác và số lượng người
cũng còn hạn chế. Nếu có
camera sẽ phần nào hạn chế
được tình trạng này” - vị đại
diện này chia sẻ.•
(Tiếp theo trang 1)
Trong văn bản gửi Bộ TN&MT,
TP.HCM đề xuất cho phép chính quyền
các cấp được sử dụng camera, camera
giao thông, camera giám sát an ninh
trật tự để phát hiện các hành vi xả rác,
tiểu tiện sai nơi quy định. Cơ quan chức năng được sử
dụng những hình ảnh vi phạm vệ sinh nơi công cộng từ
camera để làm căn cứ xử phạt.
Cơ chế này dự kiến được đưa vào nghị quyết mới thay
thế cho Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội. Vì sao một
biện pháp xử lý tưởng như thông thường lại phải đưa vào
diện cơ chế đặc thù? Bởi vì hiện nay chưa có quy định cụ
thể để giải quyết vướng mắc của việc xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với đặc thù khó
theo dõi và phạt trực tiếp. Ngay như Nghị định 45/2022
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường cũng chưa quy định về phạt nguội đối với hành vi
này.
Ngược dòng thời gian, đây không phải lần đầu tiên
TP.HCM có hành động hướng tới ngăn chặn phóng uế, xả
rác bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường và mỹ
quan đô thị.
Năm 2003, khi UBND TP.HCM triển khai quyết định xử
phạt vi phạm hành chính vệ sinh và môi trường, nhiều ý
kiến đánh giá đây là hành động mạnh mẽ. Trong quá trình
thực hiện, các tổ công tác gặp một số vấn đề không dễ giải
quyết như lực lượng mỏng, chỉ có thể kiểm tra đột xuất,
khó theo dõi và xử lý thường xuyên. Một số người bị bắt
quả tang phóng uế bừa bãi nơi công cộng nhưng không
có giấy tờ tùy thân, không đem theo tiền để đóng phạt. Có
những địa phương đã xử lý linh hoạt như yêu cầu người vi
phạm vào nhà người dân gần đó mượn xô, chậu, xin nước
để rửa nơi mình phóng uế.
Sau đó mấy năm liền, TP.HCM chọn chủ đề năm “Văn
minh đô thị” với một trong những nhiệm vụ trọng tâm là
cải thiện vệ sinh môi trường.
Năm 2018, UBND TP.HCM cũng đã chỉ đạo các ngành,
địa phương dùng hình ảnh trích xuất từ camera an ninh,
camera giao thông để lập biên bản và xử phạt nguội đối
với hành vi xả rác bừa bãi, tiểu bậy.
Cần ghi nhận những nỗ lực của TP.HCM trong việc cải
thiện vệ sinh môi trường nhưng không thể phủ nhận thực
trạng xả rác, phóng uế tùy tiện vẫn là nỗi nhức nhối, là
một rào cản trên hành trình xây dựng đô thị văn minh.
Khó khăn về lực lượng và cơ chế xử lý như năm 2003
vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Sau từng ấy năm, công nghệ
phát triển hơn, điều kiện vật chất tốt hơn, việc lắp đặt
camera có thể được đẩy mạnh để thay thế con người.
Nhưng không nên chờ đến khi có nghị quyết mới thay thế
Nghị quyết 54, cơ chế phạt nguội cần được thông qua và
triển khai nhanh chóng.
Cơ chế phạt nguội sẽ bớt đi việc phải tìm giải pháp tình
thế như yêu cầu người vi phạm xin nước rửa chỗ phóng
uế. Cơ chế phạt nguội sẽ khiến các địa phương có động
lực mạnh để thúc đẩy lắp đặt camera triệt để như một lực
lượng đông đảo giám sát mọi lúc, mọi nơi.
PHẠM CƯỜNG
Cầnápdụngphạt nguội trong xử lý xả rác, tiểubậy