271-2022 - page 6

6
Thời sự -
ThứSáu25-11-2022
“Đừng để bí thư phật ý”
Theo cáo trạng, bị can Bồ Ngọc Thu, cựu giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Đồng
Nai, bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Năm 2007, cựu bí thư Trần Đình Thành giới thiệu và yêu cầu bà Thu hỗ
trợ, tạo điều kiện cho Công ty AIC tham gia các gói thầu trên địa bàn tỉnh.
Bà Thu bị cáo buộc nhận từ lãnh đạo Công ty AIC 1 tỉ đồng, ký tờ trình
UBND tỉnh phê duyệt lại dự án xây dựng BV, trong đó bổ sung phần đầu tư
trang thiết bị y tế trái quy định. Bị can thừa nhận hành vi sai phạm, đã nộp
lại toàn bộ số tiền 1 tỉ đồng.
Lời khai của bà Thu cho thấy trong quá trình phê duyệt, điều chỉnh dự
án, cựu chủ tịch Đinh Quốc Thái từng yêu cầu bà làmnhanh các thủ tục với
lý do bà Nhàn là “ruột thịt của bí thư, đừng để bí thư phật ý”.
Vì lo sợ“bí thư phật ý”và thực hiện chỉ đạo của ôngThái về việc“làmhồ sơ
là quan trọng”, bàThu đã bỏ qua các bước thẩmđịnh, ký tờ trình để ôngThái
ký quyết định phê duyệt lại dự án, nâng tổngmức đầu tư thêm754 tỉ đồng.
Khai trương văn phòng đại diện của
Tòa Trọng tài thường trực tại Hà Nội
Ngày 24-11, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh
Sơn cùng Tổng thư ký Tòa Trọng tài thường trực (PCA)
Marcin Czepelak đã chính thức khánh thành văn phòng
đại diện của PCA tại Hà Nội và gắn biển tên “Ngôi nhà
Hòa bình” tại 48A Trần Phú, Hà Nội.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam (VN)
đánh giá cao vai trò của PCA là cơ quan giải quyết tranh
Ba bị cáoNguyễn Thị ThanhNhàn, TrầnĐình Thành vàĐinhQuốc Thái
(từ trái qua)
. Ảnh: Tư liệu
VKSND Tối
cao truy tố
chủ tịch AIC
Nguyễn Thị
Thanh Nhàn
Chủ tịch AICNguyễnThịThanhNhàn
cùng bảy người khác dù đang bỏ trốn
nhưng VKSNDTối cao vẫn quyết định
truy tố.
TUYẾNPHAN
V
KSND Tối cao vừa ban hành
cáo trạng truy tố 36 bị can
trong vụ án xảy ra tại BV đa
khoa Đồng Nai, Công ty cổ phần
Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và
các đơn vị có liên quan.
Trong đó có tới tám bị can đang
bỏ trốn và bị phát lệnh truy nã, bao
gồm bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
(chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công
ty AIC). Bà Nhàn bị truy tố hai tội
đưa hối lộ và vi phạm quy định về
đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Một câu hỏi được đặt ra: Không
có lời khai của bà Nhàn, VKS căn
cứ vào đâu để truy tố bị can này?
Chi hối lộ chục tỉ
để “bôi trơn” dự án
Về hành vi đưa hối lộ, VKS xác
định bà Nhàn thành lập Ban thư
ký tài chính thuộc Công ty AIC,
do Nguyễn Thị Thu Phương làm
trưởng ban, với nhiệm vụ quản lý
thu chi tiền “đối ngoại”. Nguồn tiền
của ban có được từ việc nâng giá trị
hàng hóa ở các hợp đồng mua bán.
Từ năm 2011 đến 2020, nhân
viên Công ty AIC nhận tiền từ bộ
phận quỹ của Ban thư ký tài chính
rồi chuyển tiền vào tài khoản của
Theo VKS, trường hợp
bà Nhàn và các bị can
khác không ra đầu thú
thì coi như từ bỏ quyền
bào chữa và sẽ bị truy
tố, xét xử theo quy định
pháp luật.
Hoàng Thị PhươngAnh (nhân viên
Công ty NamBộ - do bà Nhàn thành
lập). Sau đó, Phương Anh rút tiền
mặt để đưa cho lãnh đạo Công ty
AIC, không ghi vào sổ sách.
Kết quả điều tra cho thấy nhằm
“bôi trơn” dự án, bà Nhàn và cấp
dưới nhiều lần dùng nguồn tiền
từ Ban thư ký tài chính đưa hối lộ
tổng cộng 43,8 tỉ đồng cho ba cựu
quan chức tỉnh Đồng Nai gồm:
Trần Đình Thành (cựu bí thư Tỉnh
ủy), Đinh Quốc Thái (cựu chủ tịch
UBND tỉnh) và Phan Huy Anh Vũ
(cựu giám đốc BV đa khoa).
Để chứngminh cho cáo buộc trên,
VKS căn cứ vào lời khai nhận tội
của chính những người nhận hối lộ.
Trong đó, ông Thành khai sáu lần
nhận từ bà Nhàn với tổng số tiền
14,5 tỉ đồng (phần lớn đưa cho vợ
gửi tiết kiệmvà đầu tư bất động sản);
ông Thái khai 14 lần nhận với tổng
số tiền 14,5 tỉ đồng (đưa một phần
cho vợ đóng học phí cho con); ông
Vũ khai sáu lần nhận tiền với tổng
số tiền 14,8 tỉ đồng…
VKS cũng căn cứ vào lời khai của
vợ ông Thành, vợ ông Thái, cùng
sao kê các tài khoản ngân hàng để
làm rõ dòng tiền bất chínhmà những
người này có được.
Chưa hết, VKS còn dựa vào lời
khai của các nhân viên Công tyAIC
có liên quan đến việc rút - chuyển
tiền, dữ liệu do kế toán Ban thư ký
tài chính Công ty AIC cung cấp,
đồng thời là kết quả nhận dạng đối
với bà Nhàn và kết quả thực nghiệm
điều tra…
Với hệ thống chứng cứ như trên,
dù bà Nhàn đã bỏ trốn, VKS khẳng
định có đủ cơ sở cáo buộc bị can
này và dàn cựu lãnh đạo tỉnh Đồng
Nai phạm tội ở nhóm tội đưa - nhận
hối lộ. Trong đó, ba cựu quan chức
bị truy tố theo điểm a, b khoản 4
Điều 354 BLHS với khung hình
phạt cao nhất đến tử hình.
“Dựa hơi” lãnh đạo để
lũng đoạn đấu thầu
Với tội vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng,
VKS xác định bà Nhàn lợi dụng
quen biết, nhờ ông Trần Đình Thành
giới thiệu, tác động đến lãnh đạo
UBND tỉnh cùng các sở, ngành để
ưu ái cho Công tyAIC tham gia dự
án xây dựng BV.
Có sự “bật đèn xanh” từ phía tỉnh,
bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới chỉnh
sửa báo cáo tài chính nhằm “nâng
khống” năng lực dự thầu, thiết lập
hệ thống “quân xanh”, lập báo giá
khống… để liên tiếp trúng 16 gói
thầu với trị giá hơn 665 tỉ đồng,
dẫn tới ngân sách bị thiệt hại hơn
152 tỉ đồng.
Để đưa ra cáo buộc này, VKS căn
cứ vào lời khai của các cựu lãnh
đạo tỉnh Đồng Nai liên quan đến
việc được bà Nhàn gặp và đặt vấn
đề nhờ tạo điều kiện.
Theo đó, ngay từ khi UBND tỉnh
Đồng Nai chưa phê duyệt danh mục
thiết bị y tế, bà Nhàn đã đến nhờ ông
Thành hỗ trợ. Trong một lần đi ăn
vào năm 2010, ông Thành giới thiệu
và đề nghị cựu giám đốc BV Phan
HuyAnh Vũ tạo điều kiện thuận lợi
cho Công ty AIC tham gia thầu…
Vì biết bà Nhàn quen thân với ông
Thành, các bị can Đinh Quốc Thái,
Phan Huy Anh Vũ đã có nhiều ưu
ái đối với Công ty AIC.
Ngoài ra, VKS còn dựa vào lời
khai của giámđốc các công ty “quân
xanh”, kết luận giám định chữ ký
của bà Nhàn và nhiều tài liệu, chứng
cứ khác thu thập được để xác định
những chiêu trò lũng đoạn đấu thầu
từ bà Nhàn và đồng phạm.
VKS cho hay việc bà Nhàn và
bảy người khác bỏ trốn gây khó
khăn cho quá trình điều tra vụ án.
Dù cơ quan điều tra Bộ Công an
đã ra quyết định truy nã toàn quốc
và truy nã quốc tế nhưng đến nay
chưa có kết quả. Công an cũng phát
thư kêu gọi các bị can ra trình diện
hoặc đầu thú để hưởng chính sách
khoan hồng. Trường hợp không ra
đầu thú, các bị can coi như từ bỏ
quyền bào chữa và sẽ bị truy tố, xét
xử theo quy định pháp luật.•
Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao
Bùi Thanh
Sơn cùng
Tổng thư ký
Tòa Trọng tài
thường trực
(PCA) Marcin
Czepelak.
Ảnh: BNG
chấp quốc tế, đã đóng góp hiệu quả và tích cực vào giải
quyết tranh chấp giữa các quốc gia và giữa quốc gia với
các tổ chức, bảo đảm tuân thủ luật pháp quốc tế, góp phần
duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Việc VN ủng hộ và hỗ trợ PCA đặt văn phòng đại diện
tại Hà Nội thể hiện cam kết mạnh mẽ của VN trong thúc
đẩy chủ nghĩa đa phương, đề cao Hiến chương Liên Hợp
Quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có
hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.
Về phía PCA, ông Marcin Czepelak khẳng định văn
phòng đại diện tại Hà Nội được khai trương là dấu mốc
quan trọng trong quan hệ đối tác, hợp tác sâu rộng và hiệu
quả giữa hai bên nhiều năm qua.
VIẾT THỊNH
Truy tố vợ chồng lừa bán 2 dự án “ma”
Vạn Đạt Củ Chi và Hóc Môn
Ngày 24-11, VKSND TP.HCM hoàn tất cáo trạng truy
tố các bị can vụ lừa đảo xảy ra tại Công ty TNHH Xây
dựng bất động sản Vạn Đạt (Công ty Vạn Đạt).
Cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Hương Giang (người đại
diện theo pháp luật kiêm giám đốc Công ty Vạn Đạt),
Đặng Minh Anh Dũng (phó giám đốc), Lâm Uy Minh
(chồng bị cáo Giang) và Lưu Hùng Danh về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 175 BLHS.
VKS xác định Công ty Vạn Đạt không phải là chủ sở
hữu đối với các thửa đất thuộc tờ bản đồ số 17 tại xã Tân
An Hội, huyện Củ Chi và thửa đất số 521 thuộc tờ bản đồ
số 30 tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn.
Tuy nhiên, các bị can đã tự đặt tên dự án, lập quảng cáo,
bản vẽ phân nền đất để ký kết hợp đồng thỏa thuận mua
bán và cam kết nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
đối với hai dự án khu dân cư Vạn Đạt Củ Chi và Vạn Đạt
Hóc Môn.
Sau khi nhận tiền của khách hàng, các bị can không
thực hiện theo cam kết mà chiếm đoạt tiền khách hàng đã
nộp. Các bị can đã ký 46 hợp đồng và thu tiền của 35 cá
nhân, chiếm đoạt gần 21 tỉ đồng.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook