300-2022 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm29-12-2022
nghị tiếp tục gia hạn chính
sách giảm thuế VAT 2% tới
hết năm 2023, thay vì kết
thúc vào cuối năm nay. Ông
Phạm Hải Long, Tổng giám
đốc Công ty cổ phần Thực
phẩm Agrex Sài Gòn, nhấn
mạnh việc giảm thuế VAT sẽ
góp phần kích thích tiêu dùng,
cứu nhà sản xuất, đồng thời
tạo công ăn việc làm, giúp
kinh tế tăng trưởng. Đây là
chính sách cần thiết nhằm
vực dậy nền kinh tế đang
khó khăn do vẫn chịu tác
động của dịch COVID-19,
lạm phát toàn cầu.
“Không chỉ thiếu đơn hàng,
các DN hiện giờ phải đối mặt
với khó khăn chưa từng có
trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh do thiếu vốn, lãi
suất cao. Vấn đề càng trở nên
nghiêm trọng do dòng tiền
của các DN đã cạn kiệt. Vì
vậy, cần tiếp tục có những
chính sách tiếp sức cho DN
cả về thuế, phí như gia hạn
nộp các tiền thuê đất, tiền nộp
các quỹ…để DN ổn định sản
xuất, có sức phục hồi” - ông
Long chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông
Nguyễn Đức Nghĩa, Phó
Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ
DN nhỏ và vừa thuộc Hiệp
hội DN TP.HCM (HUBA),
cho rằng thuế VAT đánh trên
toàn bộ mặt hàng từ sản xuất
đến tiêu dùng. Vì vậy việc
giảm thuế VAT sẽ giúp kéo
giảm giá thành sản phẩm,
dịch vụ từ bao gạo, ký thịt,
mớ rau đến quần áo, xăng
dầu, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, giáo dục, vui chơi...
Đặc biệt, việc giảm thuế
VAT sẽ khuyến khích người
dân tiêu dùng, mua sắm, nhất
là dịp lễ, tết đang đến gần.
Vì vậy, ông Nghĩa cho rằng
cần kéo dài thời gian giảm
thuế VAT đến hết năm 2023
là hợp lý, qua đó thúc đẩy
hoạt động sản xuất, kinh
doanh sôi động hơn.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch
Hiệp hội Lương thực Thực
phẩm TP.HCM, cũng kiến
nghị Chính phủ, Bộ Tài
chính xem xét gia hạn chính
sách giảm thuế VAT 2% đến
hết năm 2023. Bởi hiện nay
áp lực lãi suất tăng nhanh,
thanh khoản hệ thống ngân
hàng trở nên căng thẳng. Bên
cạnh đó, giá nguyên liệu và
chi phí vận chuyển tăng cao;
nhiều DN bị cắt giảm đơn
hàng, giảm công suất… Vì
vậy giảm thuế VAT tiếp tục
giúp DN đảm bảo đủ nguồn
cung, giá cả bình ổn, người
tiêu dùng hưởng lợi.
Giữ giá xăng dầu,
kiểm soát lạm phát
Bên cạnh việc đồng loạt
kiến nghị kéo dài giảm thuế
VAT 2%, nhiều ý kiến cũng
cho rằng cần gia hạn chính
sách giảm thuế bảo vệ môi
trường đối với xăng dầu trong
năm tới. Bởi nếu không được
gia hạn thì từ đầu năm sau,
thuế bảo vệ môi trường đối
với xăng sẽ tăng 3.000 đồng/
lít, dầu sẽ tăng 2.000 đồng/
lít diesel… so với hiện nay.
Đây là cú sốc rất mạnh cho
thị trường xăng dầu.
Ông Bùi Danh Liên, Giám
đốc HTX vận tải Thăng
Long, nhìn nhận: Từ tháng
4-2022, khi giảm thuế bảo
vệ môi trường đã góp phần
ổn định giá xăng dầu. Hiện
QUANGHUY
T
ừ ngày 1-1-2023 tới đây,
nhiều chính sách về hỗ
trợ doanh nghiệp (DN) và
người dân sẽ kết thúc. Trong
đó có thể kể đến như giảm2%
thuế giá trị gia tăng (VAT),
thuế bảo vệ môi trường với
xăng dầu, tiền thuế và tiền
thuê đất...
Nhiều ý kiến cho rằng
trong bối cảnh nền kinh tế
năm 2023 tiếp tục đối diện
với nhiều thách thức, nhất
là các DN đang gặp khó về
đầu vào lẫn đầu ra thì Chính
phủ cần tiếp tục kéo dài các
chính sách này trong năm tới.
Kéo dài thời gian
giảm thuế là hợp lý
Để hỗ trợ người dân và DN
trong lúc khó khăn, Chính
phủ đã ban hành Nghị định
15/2022 quy định giảm 2%
thuế VAT đối với hầu hết
các nhóm hàng hóa, dịch vụ
trong năm 2022. Đây được
xem là một quyết sách kịp
thời hỗ trợ người dân, DN
vượt qua thách thức trong
và sau dịch COVID-19. Tuy
nhiên, từ đầu năm 2023 chính
sách này hết hiệu lực, nghĩa
là thuế VAT sẽ tăng 2%, từ
mức 8% hiện nay lên 10%.
Chính vì vậy, hàng loạt DN,
hiệp hội vừa có công văn gửi
Chính phủ, Bộ Tài chính đề
Giảm thuế VAT sẽ
giảm được gánh
nặng cho DN, giảm
giá thành sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ.
Người dân cần tiếp tục được hỗ trợ giảmthuế VAT 2%. Ảnh: TÚUYÊN
Cần tiếp tục
chính sách
giảm thuế
xăng dầu, VAT
Chính phủ cần tiếp tụcmiễn giảmvà gia hạnmột số
khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... để hỗ trợ người
dân và doanh nghiệp trong lúc họ đang gặp khó khăn.
Có thể khẳng định thời
gian qua, để hỗ trợ người
dân và doanh nghiệp lúc
khó khăn trong và hậu dịch
bệnh COVID-19, Nhà nước
đã ban hành một số chính
sách kịp thời và hiệu quả.
Ví dụ chính sách giảm 2%
thuế VAT đối với hầu hết nhóm hàng hóa, dịch vụ trong
năm 2022 đã giúp người dân, doanh nghiệp tăng sức đề
kháng, tránh được cú sốc tăng giá hàng hóa. Hoặc việc
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế bảo vệ môi trường
với xăng dầu đã làm hạ nhiệt sức nóng của giá cả hàng
hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào,
người dân giảm áp lực gánh nặng chi tiêu.
Nhưng các chính sách hỗ trợ thuế, phí nêu trên sẽ kết
thúc khi bắt đầu bước sang năm 2023. Trong khi đó, kinh
tế năm 2023 sắp tới được dự báo còn nhiều gập ghềnh với
những biến động đầy bất định. Đó là giá xăng dầu vẫn có
khả năng tăng mạnh, lạm phát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt,
lãi suất cao và suy thoái kinh tế toàn cầu đang trở nên rõ
ràng hơn.
Trước tình hình vô cùng khó, người dân và doanh nghiệp
mong Nhà nước tiếp tục kéo dài thời gian giảm, hoãn thuế,
phí. Chẳng hạn tiếp tục gia hạn chính sách giảm thuế VAT
2%, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, tiền thuê đất…
tới hết năm 2023, thay vì kết thúc vào cuối năm nay.
Đây được coi là giải pháp trợ lực tài chính mạnh mẽ
của Chính phủ đối với nền kinh tế, từ đó tạo động lực tốt
cho sự phục hồi của doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng.
Đó cũng chính là giải pháp để nuôi dưỡng nguồn thu
ngân sách nhà nước. Bằng chứng là dù thời gian qua
giảm một số loại thuế, phí nhưng tính đến ngày 15-12,
ước thu ngân sách nhà nước đã vượt 19,8% dự toán với
con số 1,69 triệu tỉ đồng.
Rõ ràng một chính sách tốt, kịp thời và hiệu quả thì cả
xã hội cùng hưởng lợi. Khi người dân, doanh nghiệp và
Nhà nước cùng đồng hành thì các bên cùng khỏe, nền
kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh mẽ một cách bền vững.
Trong cuộc họp của Chính phủ gần đây, Thủ tướng chỉ
rõ đã xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp thu hẹp
quy mô sản xuất, kinh doanh, cắt giảm giờ làm, nghỉ luân
phiên, sa thải lao động.
Do đó, các bộ, ngành phải tập trung tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp và người dân bằng nhiều giải pháp cụ
thể một cách kịp thời và hiệu quả. Bởi nếu chính sách hỗ
trợ không kịp thời thì hoạt động sản xuất, kinh doanh mất
cơ hội hồi phục và phát triển.
PHƯƠNG MINH
Giảmthuế để tiếp sức chongười dân
nay trong bối cảnh tình hình
thị trường xăng dầu thế giới
tiếp tục diễn biến phức tạp,
kéo theo nhiều khả năng trong
thời gian tới giá xăng dầu vẫn
sẽ biến động khó lường, tiềm
ẩn nguy cơ rủi ro đến sự ổn
định kinh tế - xã hội cũng như
tác động đến thị trường xăng
dầu trong nước.
Vì vậy, nếu thuế bảo vệmôi
trường đối với xăng dầu, mỡ
nhờn tăng trở lại từ mức sàn
về mức trần từ tháng 1-2023,
thời điểm gần tết Nguyên đán
sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý,
đời sống sinh hoạt của người
dân. Đặc biệt, việc tăng thuế
trở lại sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của DN cũng như giá
vé mùa tết.
“Do đó, tôi cho rằng cần
kéo dài việc giảm thuế bảo
vệ môi trường đối với xăng
dầu áp dụng đến hết năm
2023 như năm 2022” - ông
Liên kiến nghị.
PGS-TSĐinhTrọngThịnh,
chuyên gia kinh tế, cũng đánh
giá thời điểm ngày 1-4-2022,
Nghị quyết 18 về giảm thuế
bảo vệ môi trường đối với
xăng dầu chính thức có hiệu
lực. Chính sách này góp phần
giảm chi phí xăng dầu, giúp
người dân và DNđỡ khó khăn
hơn. Trong bối cảnh nguy cơ
lạm phát tăng cao như hiện
nay, việc kéo dài giảm thuế
môi trường xăng dầu có thể
kìm đà tăng của lạm phát.
Mặt hàng xăng dầu hiện
có bốn loại thuế là thuế nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế VAT và thuế bảo vệ môi
trường. Ngoài thuế bảo vệmôi
trường, cả ba loại thuế nêu
trên đều chưa thể điều chỉnh
được, vì vậy việc giảm thuế
bảo vệmôi trường là cách làm
phù hợp nhất ở thời điểm này.
“Bộ Tài chính cần xem xét
tính toán bài toán hài hòa lợi
ích cho DN, người dân lẫn
ngân sách để trình ngay đề
xuất giảm các loại thuế trên.
Xét tổng thể, hai loại thuếVAT
và thuế bảo vệ môi trường đối
với xăng dầu sẽ góp phần giảm
chỉ số giá tiêu dùng, kiềm chế
lạm phát và hạn chế tác động
tiêu cực đến người dân, DN
và nền kinh tế” - ông Thịnh
phân tích.•
(Tiếp theo trang 1)
Cần xem lại thủ tục thuế
Giảm thuếVAT, thuế bảo vệmôi trường, gia hạn tiền thuê
đất… đều là những chính sách hỗ trợ thiết thực giúp DN
lẫn người dân trong lúc khó khăn.
Tuy nhiên, nếu kéo dài các chính sách này đến năm 2023
hoặccónhữngchínhsáchmới thì cácbộ, ngànhcầncóhướng
dẫn rõ ràng, thuận tiện cho DN và người dân dễ thực hiện,
tiếp cận. Vì thực tế chính sách hỗ trợ giảm thuế VAT trong
năm 2022 vẫn khiến nhiều DN gặp rối rắm khi thực hiện.
Không chỉ vậy, thủ tục hoàn thuếVAT choDN trongnhững
năm qua vẫn chậm, nhiều điều kiện bất hợp lý ảnh hưởng
đến dòng tiền của DN, dẫn đến nguy cơ thua lỗ. Do đó,
Chính phủ, các bộ, ngành cần ngồi lại giải quyết dứt điểm
khâu thủ tục hoàn thuế VAT cho DN.
Luật sư
TRẦN XOA
,
chuyên gia thuế
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook