300-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm 29-12-2022
những năm trước.
Đáng chú ý, Chủ tịch nước đánh
giá cao ngành đã thực hiện đồng bộ
các biện pháp quyết liệt đấu tranh,
xử lý kịp thời, nghiêm minh nhiều
vụ án trọng điểm về tham nhũng,
kinh tế, chức vụ, như các vụ án xảy
ra tại Công ty Việt Á và các địa
phương có liên quan, Công tyAIC,
Tập đoàn FLC, Công ty Tân Hoàng
Minh, Công ty Vạn Thịnh Phát...
Lưu ý nhiệm vụ thời gian tới,
Chủ tịch nước cho rằng cần nâng
cao hơn nữa vai trò của Cơ quan
điều tra VKSND Tối cao để khởi
tố, điều tra hành vi xâm phạm hoạt
động tư pháp, hành vi tham nhũng,
chức vụ xảy ra trong hoạt động tư
pháp theo đúng quy định. Qua đó,
làm tốt vai trò của VKSND trong
cơ chế phân công, phối hợp và kiểm
soát quyền lực tư pháp dưới sự lãnh
đạo toàn diện của Đảng.
Chủ tịch nước nhấn mạnh việc
tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương
trong thực thi công vụ để nâng cao
chất lượng hoạt động của ngành.
Đồng thời, tập trung nâng cao chất
lượng đội ngũ kiểm sát viên và
người đứng đầu các cấp kiểm sát
cả về năng lực chuyên môn, trách
nhiệmvà tính nêu gương; tăng cường
công tác luân chuyển, điều động,
biệt phái cán bộ lãnh đạo, quản lý
để rèn luyện thử thách cán bộ, đào
tạo toàn diện cán bộ.
Ông cũng đề nghị ngành kiểm sát
tiếp tục chủ động, tích cực xây dựng,
hoàn thiện thể chế; hoàn thiện cơ
chế tăng cường trách nhiệm công tố
trong giải quyết các vụ án hình sự;
tăng cường kiểm soát quyền lực để
phòng chống tham nhũng, tiêu cực
trong hoạt động tư pháp nói chung
và quyền quyết định việc buộc tội
của VKS nói riêng...
Xử lý nghiêm các vụ án,
vụ việc tham nhũng,
tiêu cực
Phát biểu tiếp thu, Viện trưởng
VKSND Tối cao Lê Minh Trí cam
kết chỉ đạo ngành kiểm soát nhân
dân phát huy những ưu điểm và
nghiêm túc khắc phục những tồn tại,
hạn chế được chỉ ra trong năm 2022.
ÔngTrí chohaynăm2023VKSND
Tối cao sẽ tập trung thực hiện một
số nội dung. Đáng chú ý, ngành sẽ
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể
HOÀNGVIỆT
N
gày 28-12, Hội nghị triển khai
công tác năm 2023 ngành
kiểm sát nhân dân được tổ
chức bằng hình thức trực tuyến,
kết nối điểm cầu chính tại trụ sở
VKSNDTối cao đến hơn 817 điểm
cầu trong toàn ngành.
Làm tốt vai trò của VKS
trong kiểm soát quyền lực
tư pháp
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ
tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi
nhận trong năm 2022, ngành kiểm
sát nhân dân đã thực hiện đạt và
vượt nhiều nhiệm vụ, chỉ tiêu công
tác Quốc hội giao, kết quả công tác
năm 2022 đạt cao hơn năm 2021 và
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN
Tăng cường
kiểm soát
quyền lực để
phòng chống
tham nhũng
Năm2023 ngành kiểm sát tiếp tục đẩy
nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm các
vụ án thamnhũng, tiêu cực nghiêm trọng,
phức tạp, dư luận xã hội quan tâm…
chế để VKSND thực hiện tốt chức
năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp. Cạnh
đó là việc hoàn thiện cơ chế tăng
cường trách nhiệm công tố trong
hoạt động điều tra, tăng cường kiểm
soát bên trong việc thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động xét xử...
Viện trưởng VKSND Tối cao
khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện
nhiều hình thức, nhiều biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
kiểm sát viên. Ông LêMinhTrí cũng
nhắc tới việc tăng cường công tác
thanh tra, tự kiểm tra trong đơn vị
để chủ động phòng ngừa vi phạm
pháp luật. Cùng với đó, ngành tập
trung đào tạo về năng lực chuyên
môn, trách nhiệm công vụ, bản lĩnh
và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
cán bộ, kiểm sát viên.
Cũng theo ông Lê Minh Trí,
VKSNDcác cấp tiếp tục làm tốt công
tác chống oan sai, chống bỏ lọt tội
phạm, đảm bảo xử lý đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật. Ngành
cũng sẽ tăng cường công tác phối
hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ điều
tra, xử lý nghiêm các vụ án tham
nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức
tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất
là các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham
nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Đồng thời, tăng cường thu hồi
tài sản của Nhà nước bị thiệt hại,
thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ
án để góp phần hiệu quả cho công
tác phòng chống tham nhũng, góp
phần ổn định xã hội, phục vụ nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.•
Báo cáo công tác của ngành kiểm sát nhân dân cho
thấy năm2022, số vụ án về thamnhũng, chức vụ được
phát hiện, khởi tố tăng nhiều nhất (hơn 39%). Đáng
lưu ý, một số đối tượng đã lợi dụng tình hình đại dịch
COVID-19, câu kết với một số cán bộ cơ quan nhà nước
để chiếmđoạt số tiền đặc biệt lớn thông qua các hành
vi đưa - nhận hối lộ, vi phạmquy định về đấu thầu gây
hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ...
Báo cáo cũng cho hay trong công tác chỉ đạo, Viện
trưởngVKSNDTối cao xác định chống oan sai, chốngbỏ
lọt tội phạmvà chống thamnhũng, tiêu cực là nhiệmvụ
chính trị quan trọng hàng đầu của ngành.Yêu cầu toàn
ngành thực hiện nghiêmcác nguyên tắc của pháp luật
hình sự, tố tụng hình sự, trong đó chú trọng nguyên
tắc suy đoán vô tội, không làmoan sai, không bỏ lọt tội
phạm. Quá trình giải quyết vụ án chú trọng phát hiện,
điều tra, thu thập chứng cứ vật chất để buộc tội. Khi
người tình nghi khai nhận hành vi phạm tội, phải khẩn
trương, kịp thời kiểm tra, củng cố, chuyển hóa thành
các chứng cứ vật chất để kết hợp chứngminh tội phạm
bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật.
Ngoài ra, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng yêu cầu
thận trọng, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân
sự, khoan hồng với những người ăn năn hối cải, tích cực
khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
Án về tham nhũng, chức vụ được khởi tố tăng nhiều nhất
Viện trưởng Tối cao
khẳng định tăng cường
thu hồi tài sản của Nhà
nước bị thiệt hại để góp
phần hiệu quả cho công
tác phòng chống tham
nhũng, ổn định xã hội,
phục vụ nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội.
TP.HCM: Nguyên nhân hơn 200 bản án, quyết định bị hủy, sửa
Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2023 của TAND
hai cấp TP.HCM ngày 27-12, báo cáo của Phòng Kiểm
tra nghiệp vụ và thi hành án cho thấy năm 2022, TAND
hai cấp TP.HCM đã có trên 200 bản án, quyết định bị
hủy, sửa.
Ba nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nêu trên
là sai sót về thủ tục tố tụng, thu thập và đánh giá chứng
cứ; sai sót về việc áp dụng pháp luật và đường lối giải
quyết vụ án; sai sót về án phí.
Trong đó, sai sót về việc áp dụng pháp luật và đường lối
giải quyết vụ án, cụ thể như sau:
Về tranh chấp dân sự, các sai sót trong việc áp dụng
pháp luật có thể kể đến là xác định thời hạn chuyển nợ
quá hạn không đúng; áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời (phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ) đối
với tài sản đang thế chấp ngân hàng không đúng với quy
định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 02/2020 ngày 24-9-
2020 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.
Ngoài ra, tòa án cấp sơ thẩm cho rằng trong hợp đồng ủy
quyền, các đương sự không thỏa thuận người được ủy quyền
phải có nghĩa vụ giao lại tài sản đã nhận và lợi ích thu được
khi thực hiện việc ủy quyền mà tuyên chấp nhận yêu cầu của
nguyên đơn là không đúng với quy định tại khoản 5 Điều
584 BLDS 2005 (khoản 5 Điều 565 BLDS 2015)…
Còn sai sót trong các vụ án hành chính là không xem
xét quyết định hành chính liên quan.
Riêng với các vụ án hình sự, sai sót dễ thấy là xác định
tội danh chưa chính xác. Ví dụ: Bị cáo dùng xăng tạt vào
người bị hại rồi châm lửa đốt, bị hại bị cháy bỏng 28%
vĩnh viễn do được cấp cứu kịp thời nhưng tòa án sơ thẩm
lại tuyên bị cáo tội cố ý gây thương tích.
MINH CHUNG
Tiêu điểm
Đảm bảo thực hiện tốt
các nguyên tắc của tố tụng
Chủ tịch nước cũng yêu cầu ngành
thực hiện tốt các nguyên tắc của tố
tụng như nguyên tắc suy đoán vô tội,
đảm bảo chặt chẽ, trọng chứng hơn
trọng cung; không để oan sai, bỏ lọt
tội phạm; vừa đảm bảo xử lý nghiêm
kẻ chủmưu, vụ lợi; đồng thời đảmbảo
tính nhân văn, thuyết phục.
ChánhánTANDTP.HCMLêThanhPhongphátbiểutạiHộinghị
triểnkhaicôngtácnăm2023củaTANDhaicấpTP.Ảnh:MINHCHUNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook