300-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm 29-12-2022
Vụ án này, cơ quan tố tụng đã kê biên, phong tỏa
năm loại tài sản. Đến nay, VKS đề nghị tiếp tục kê biên
sáu căn hộ chung cư tại phố Lý Thường Kiệt đứng tên
bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn; một căn biệt thự trên phố
Nguyễn Huy Tự đứng tên bà Nhàn.
Đặc biệt, đại diệnVKS đề nghị chuyển lại để cơ quan
điều tra tiếp tục xácminh tình trạng sở hữu đối với tổng
số tiền 107 tỉ đồng tại bốn tài khoản của Công ty AIC;
một căn biệt thự trên phố Trần Hưng Đạo do bà Nhàn
nhờ cha đẻ đứng tên; hai thửa đất diện tích hơn 4.000
m
2
tại phường Xuân Đỉnh do Công ty CP Bất động sản
AIC đứng tên.
Trước đó, có mặt tại tòa với tư cách người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan, đại diện Công ty CP Bất động
sản AIC cho biết khu đất hơn 4.000 m
2
nêu trên “từ lâu
đã không còn là của Công ty AIC hay bà Nhàn”.
Trước đây, bàNhàn làmột trong 12 cổđông của Công
ty CP Bất động sản AIC. Nhưng đến tháng 4-2021, bà
Nhàn cùng toàn bộ 11 cổ đông còn lại ký hợp đồng
chuyển nhượng 100% cổ phần cho ba doanh nghiệp.
Từ thời điểm này, bà Nhàn không còn là cổ đông của
công ty, không còn bất kỳ quyền lợi, nghĩa vụ gì liên
quan. Do vậy, đề nghị HĐXX hủy bỏ việc kê biên đối với
khu đất để công ty tiếp tục thực hiện dự án.
định pháp luật.
Luật sư của một số bị cáo còn cho
rằng thân chủ của mình xuất cảnh
khỏi Việt Nam trước thời điểm bị
khởi tố, nên đề nghị bãi bỏ tình tiết
bỏ trốn, gỡ lệnh truy nã…
Tuy nhiên, đại diện VKS nhấn
mạnh khi bị can bỏ trốn hoặc không
biết rõ đang ở đâu thì cơ quan điều
tra phải ra quyết định truy nã. Luật
không quy định thời điểm bỏ trốn,
do đó việc trốn trước hay sau khi
bị khởi tố đều là hành vi bỏ trốn.
Việc gỡ bỏ lệnh truy nã hay còn
gọi là đình nã chỉ thực hiện khi bắt
được bị can bị truy nã. Hiện cả tám
bị cáo đều chưa bị bắt hoặc ra đầu
thú nên đề nghị gỡ bỏ lệnh truy nã
là không có căn cứ, trái quy định
pháp luật.
Không có căn cứ
chuyển tội danh
Đáng chú ý, trước khi đi vào đối
đáp cụ thể với từng luật sư và bị cáo,
đại diện VKS quyết định giảmmức
án đề nghị đối với ông Đinh Quốc
Thái, cựu chủ tịch UBND tỉnh Đồng
Nai, từ mức 9-10 năm tù xuống còn
8-9 năm tù, về tội nhận hối lộ.
Căn cứ mà VKS đưa ra là do bị
cáo Thái có thái độ rất thành khẩn,
trung thực, “nổi trội” nhất trong vụ
án; đồng thời thể hiện sự công tâm,
ghi nhận của VKS đối với tinh thần
của bị cáo.
Đối với bị cáo Trần Đình Thành,
cựu bí thư tỉnh ủy, luật sư bào chữa
đề nghị xem xét cho thân chủ tình
tiết tự thú, đồng thời chuyển tội
danh từ nhận hối lộ sang lợi dụng
chức vụ, quyền hạn.
Phản đối quan điểm trên, đại diện
VKS cho rằng việc xác định cựu bí
thư Đồng Nai nhiều lần nhận tiền
từ bị cáo Nhàn AIC với tổng số
tiền 14,5 tỉ đồng là kết quả điều tra
dựa vào các bản khai trong những
lần làm việc. Sau đó, bị cáo Thành
mới thừa nhận việc nhận hối lộ chứ
không phải tình tiết tự thú.
Luật sư cho rằng bị cáo Thành
không có quyền hạn, không chỉ đạo
trong việc quyết định cho Công ty
AIC trúng thầu. Tuy nhiên, theo
kiểm sát viên, ông Thành từng có
nhiều năm giữ chức bí thư tỉnh
ủy, chủ tịch HĐND tỉnh, từng là
người chịu trách nhiệm cao nhất
về sự lãnh đạo của Đảng đối với
TUYẾNPHAN
C
hiều 28-12, TAND TPHà Nội
tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án
nhận hối lộ và vi phạm đấu
thầu xảy ra tại BV đa khoa tỉnh
Đồng Nai và Công ty CP Tiến bộ
Quốc tế AIC. Sau khi các bị cáo
và luật sư thực hiện bào chữa, đại
diện VKS trình bày phần đối đáp
của mình.
Lý do bắt buộc phải
xét xử bà Nhàn
Vụ án này, 8/36 bị cáo bị phát
lệnh truy nã và xét xử vắng mặt.
Bào chữa cho nhóm tám bị cáo,
nhiều luật sư đề nghị phải ra quyết
định tạm đình chỉ điều tra đối với
những người này.
Đối đáp quan điểm trên, đại diện
VKS cho hayBLTTHSquy định việc
tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ
truy tố, tạm đình chỉ xét xử khi chưa
xác định được bị can/bị cáo hoặc
không biết rõ bị can/bị cáo đang ở
đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra,
truy tố hoặc chuẩn bị xét xử.
Tuy nhiên, BLTTHS cũng quy
định trong trường hợp có nhiều bị
can/bị cáo có lý do tạm đình chỉ
nhưng không liên quan đến các bị
cáo khác thì có thể tạm đình chỉ.
Ngược lại, nếu lý do tạm đình chỉ
mà ảnh hưởng đến nhiều hoặc tất
cả bị can khác thì có thể không tạm
đình chỉ.
Đối chiếu với vụ án này, việc tạm
đình chỉ đối với tám bị cáo nếu được
thực hiện sẽ ảnh hưởng đến vụ án,
nên không thể tạm đình chỉ.
Cụ thể, chủ tịch Công ty AIC
Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người
có vai trò chủ mưu trong hành vi vi
phạm quy định đấu thầu, đồng thời
là người trực tiếp thực hiện hành
vi đưa hối lộ. Không chỉ bà Nhàn,
bảy bị cáo bỏ trốn đều có hành vi
phạm tội liên quan đến các bị cáo
khác trong vụ án. Việc cơ quan tố
tụng không ra quyết định tạm đình
chỉ mà tiếp tục đề nghị truy tố, truy
tố và xét xử là hoàn toàn đúng quy
Hai bị cáo TrầnĐình Thành vàĐinhQuốc Thái tại tòa. Ảnh: CTV
VKS đề nghị giảm án cho
cựu chủ tịch Đồng Nai
Đại diện VKS quyết định giảmmức án đề nghị đối với bị cáo ĐinhQuốcThái vì có thái độ rất thành khẩn,
trung thực, “nổi trội” nhất trong vụ án…
mọi hoạt động tại địa phương…Vì
thế, không thể nói bị cáo không có
bất kỳ quyền hạn nào trong việc
AIC trúng thầu.
Đại diện VKS cũng dẫn lại
một số bút lục thể hiện bà Nhàn
AIC và ông Thành có mối quan
hệ quen biết từ năm 2003. Trước
khi tham gia dự án xây dựng BV
đa khoa tỉnh Đồng Nai, bà Nhàn
có gặp ông Thành, ăn trưa, nhờ
quan tâm cho công ty. Ông Thành
hiểu AIC muốn mình giúp trúng
thầu vì thời điểm đó ông đang là
bí thư tỉnh ủy.
Ngoài ra, VKS cũng dẫn lại lời
khai của Phan Huy Anh Vũ (cựu
giám đốc BV đa khoa tỉnh Đồng
Nai) cho thấy ông Thành quan tâm
đặc biệt đến dự án, chỉ đạo bị cáo
Vũ tạo điều kiện cho AIC vì đây là
công ty lớn, quan hệ rộng, có công
xin vốn trung ương. Bị cáo Vũ hiểu
và phải thực hiện, nếu không sẽ ảnh
hưởng đến vị trí công tác.
Đại diện VKS khẳng định có đủ
căn cứ xác định cựu bí thư Đồng
Nai nhiều lần nhận hối lộ với tổng
số tiền 14,5 tỉ đồng, “không thể
có các gói quà lớn bất thường nếu
không làm gì có lợi cho người ta”.•
Nộp thêm 1 tỉ đồng, cựu chủ tịch Bình Dương được giảm 1 năm tù
Theo VKS, việc tạm đình
chỉ đối với tám bị cáo nếu
được thực hiện sẽ ảnh
hưởng đến vụ án, nên
không thể tạm đình chỉ.
Ngày 28-12, TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên án đối với
bốn bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ bán rẻ “đất vàng”
gây thiệt hại 5.700 tỉ đồng tại Bình Dương.
HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo, giảm án cho ông
Trần Thanh Liêm (cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) từ
bảy năm tù xuống còn sáu năm tù về tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Bị cáo Trần Nguyên Vũ (cựu tổng giám đốc Tổng công
ty 3/2) cũng được giảm từ 23 năm tù xuống còn 21 năm tù
về hai tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Hai bị cáo còn lại, tòa bác kháng cáo, tuyên y án sơ
thẩm gồm Lý Thanh Châu (cựu phó tổng giám đốc Tổng
công ty 3/2) bốn năm sáu tháng tù và Đỗ Thị Thanh Thúy
(cựu kế toán trưởng Tổng công ty 3/2) 30 tháng tù, cùng
về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước gây thất thoát, lãng phí.
Theo HĐXX, cựu chủ tịch Trần Thanh
Liêm thừa nhận sai phạm như bị quy kết. Bị
cáo thể hiện thái độ ăn năn, xuất trình thêm
những chứng cứ mới, trong đó có tài liệu thể
hiện gia đình nộp hơn 1 tỉ đồng để khắc phục
hậu quả.
Tương tự, bị cáo Vũ cũng xuất trình thêm
các chứng cứ mới, chủ động khai báo, chủ
động nộp tiền khắc phục. Do đó, HĐXX
quyết định giảm nhẹ một phần hình phạt cho hai bị cáo để
có thể sớm trở về với gia đình, xã hội và cũng đủ sức răn
đe, phòng ngừa tội phạm.
Đối với hai bị cáo còn lại, HĐXX nhận
định các bị cáo bị truy tố, xét xử là đúng
người, đúng tội. Đây là vụ án rất nghiêm
trọng, tòa cấp sơ thẩm đã cân nhắc các
tình tiết giảm nhẹ nên cấp phúc thẩm xét
thấy không có căn cứ chấp nhận kháng
cáo.
UYÊN TRANG
ÔngTrầnThanhLiêm(cựuchủtịchUBNDtỉnh
BìnhDương)đượcgiảmmộtnămtù.Ảnh:CTV
Đề nghị tiếp tục xác minh nhiều tài sản
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook