009-2023 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư 11-1-2023
Tiêu điểm
Thế giới 24 giờ
Trung Quốc: Châu Á -
Thái Bình Dương không phải
“đấu trường địa chính trị”
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 9-1,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Uông Văn Bân tuyên bố rằng Bắc Kinh
sẽ không để khu vực châu Á - Thái Bình
Dương biến thành một đấu trường địa chính
trị, theo đài
RT.
“Chúng tôi không bao giờ cho phép một
số thế lực âm mưu biến khu vực châu Á -
Thái Bình Dương thành “đấu trường địa
chính trị” một lần nữa để duy trì bá quyền”
- ông Uông lên tiếng nhân lần trả lời phỏng
vấn của PV về việc một phái đoàn nghị sĩ
Đức thăm Đài Loan hôm 9-1.
Ông Uông cũng thúc giục Đức tuân thủ
nghiêm túc nguyên tắc “một Trung Quốc”
và chấm dứt các hoạt động tương tác với các
lực lượng ly khai Đài Loan, cũng như ngừng
gửi các tín hiệu sai trái nào cho lực lượng ly
khai ở lãnh thổ này.
Bắc Kinh coi bất kỳ sự đối xử nào với
Đài Loan với tư cách là một quốc gia có
chủ quyền, bao gồm các chuyến thăm chính
thức của các quan chức nước ngoài, là sự
vi phạm trực tiếp đến chủ quyền của Trung
Quốc và sẽ có những biện pháp đáp trả.
Trước đó, vào ngày 8-1, người phát ngôn
Chiến khu Đông bộ của quân đội Trung
Quốc xác nhận nước này đã tổ chức “các
cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu chung và
diễn tập chiến đấu thực tế” trên vùng biển
và vùng trời xung quanh Đài Loan, tập trung
vào các cuộc tấn công trên bộ và trên biển.
PHẠM KỲ
NATO, EU có bước đi mới
trước Nga
Theo hãng tin
AFP
ngày 9-1, Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và
Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách
tăng cường hợp tác trong bối cảnh cuộc
xung đột Nga - Ukraine đã làm đảo lộn trật
tự an ninh ở châu Âu. Hiện EU và NATO
có 21 quốc gia thành viên chung.
“Đây là thời điểm trọng yếu đối với an
ninh và ổn định của châu Âu - Đại Tây
Dương và hơn hết, nó thể hiện tầm quan
trọng của mối quan hệ xuyên Đại Tây
Dương cũng như sự hợp tác chặt chẽ hơn
giữa EU và NATO” -
AFP
dẫn nội dung từ
một tuyên bố chung được các quan chức
hàng đầu NATO và EU công bố.
Theo tuyên bố chung, NATO và EU sẽ
hợp tác để giải quyết tình trạng “cạnh tranh
địa chiến lược ngày càng tăng”, bảo vệ cơ
sở hạ tầng quan trọng cũng như đối phó với
các mối đe dọa từ các công nghệ mới nổi.
Không gian cũng là lĩnh vực quan trọng mà
hai bên có thể thắt chặt mối quan hệ.
Tuyên bố chung cũng nêu rõ liên minh
NATO “vẫn là nền tảng của phòng thủ tập
thể” đối với các nước thành viên và khu
vực châu Âu - Đại Tây Dương. Cả EU
và NATO đều nhận ra giá trị của một nền
quốc phòng châu Âu mạnh mẽ hơn và có
năng lực hơn, giúp đóng góp tích cực cho
an ninh xuyên Đại Tây Dương cũng như
toàn cầu, đồng thời đóng vai trò bổ sung và
có thể tương tác với NATO.
Dự kiến lãnh đạo NATO và các nhà lãnh
đạo hàng đầu EU sẽ nhóm họp vào ngày
10-1 (giờ địa phương) để ký tuyên bố
chung thứ ba về hợp tác NATO - EU.
PHẠM KỲ
Châu Âu thành công vượt qua
khủng hoảng năng lượng
Giá năng lượng đang đồng loạt giảm sâu trên khắp thị trường châu Âu nhờ không bị khan hiếmdự trữ
mùa đông nghiêm trọng như dự báo.
VĨ CƯỜNG
Đ
ầu năm 2023, giá năng
lượng ở châu Âu giảm
mạnh khi thời tiết mùa
đông ấm hơn bình thường và
nền kinh tế toàn cầu có nhiều
chuyển biến tích cực. Sự sụt
giảm này của giá năng lượng
trái ngược với những gì diễn
ra đầu năm ngoái khi xung
đột Nga - Ukraine đẩy giá
dầu và khí đốt tăng chóng
mặt, khiến châu Âu rơi vào
khủng hoảng năng lượng
nghiêm trọng.
Thời tiết ấm,
dự trữ nhiều
Theoghinhậncủatờ
Financial
Times
, giá khí đốt giao sau
trên sàn giao dịch TTF ở
Hà Lan - giá tham chiếu của
thị trường khí đốt châu Âu
giảm hơn 10% trong phiên
giao dịch tuần trước, xuống
còn 68,9 USD/megawatt giờ
(MWh) - mức thấp nhất kể từ
tháng 11-2021. Đây là mức
giảm đáng chú ý khi mới hồi
tháng 8 năm ngoái giá khí đốt
ở TTF còn ở mức cao nhất
mọi thời đại 365 USD/MWh.
Không chỉ giá khí đốt giảm,
giá dầu thô Brent giao tương
lai ở sàn giao dịch London -
giá tham chiếu của thị trường
dầu quốc tế cũng giảm 5,2%
Giá khí đốt tại châu
Âu đang ở mức thấp
nhất kể từ tháng
11-2021.
Trongnăm2023 châuÂucần
đặc biệt chú ý khả năng cạnh
tranh với một trong những
khách hàng lớn nhất trên thị
trường năng lượng, khi Trung
Quốc tăng nhập khẩu trở lại
sau khi mở cửa.
Chuyên gia
ADI IMSIROVIC
,
Viện
Nghiên cứu năng lượng Oxford (Anh)
Giá khí đốt Mỹ cũng trên đà giảm
Giá khí đốt ở Mỹ - vốn thấp hơn nhiều so với giá khí đốt
ở châu Âu nhờ nguồn cung khí đá phiến ở nước này tăng
mạnh trong năm ngoái cũng sụt giảm những ngày gần đây
khi thời tiết ấm hơn dự báo ở hầu hết các bang sau đợt bão
tuyết dữ dội, nên nhu cầu sưởi ấm không tăng cao.
Giá khí đốt ở cảngHenryHub - giá tiêu chuẩn của thị trường
khí đốt Mỹ dao động quanh mức khoảng 4 USD/triệu BTU,
gần mức thấp nhất trong năm qua và giảm 40% so với thời
điểm giữa tháng 12-2022.
Xuất khẩu LNG của Mỹ tăng mạnh trong năm ngoái, khi
các nước châu Âu đổ xô mua LNG từ Mỹ và một số nhà cung
cấp khác nhưQatar để thay thế cho nguồn cung khí đốt Nga
bị cắt giảm. Do đó, giá LNG tại Henry Hub tăng lên mức 10
USD/triệu BTUhồi tháng 8, mức cao nhất trong 14 năm. Hiện
tại, lượng LNG Mỹ bán cho châu Âu đã đạt gần mức tối đa
và không có nhà máy LNG nào mới ở Mỹ dự kiến đi vào hoạt
động trong năm nay.
Một trung tâmmua sắmở Berlin (Đức). Giá khí đốt và dầu giảm là tin vui với người dân châuÂu
sau thời gian dài chịu đựng cuộc khủng hoảng giá năng lượng. Ảnh: NEWYORK TIMES
. Trung Quốc:
Đại sứ quán Trung
Quốc tại Seoul cho biết đã đình chỉ việc
cấp thị thực ngắn hạn cho du khách đến
từ Hàn Quốc, theo hãng tin
Reuters
.
Hãng tin
Kyodo News
của Nhật đưa tin
Bắc Kinh cũng áp đặt các biện pháp
tương tự đối với Nhật. Hàn Quốc và
Nhật là hai trong số nhiều nước áp dụng
các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt với
khách đến từ Trung Quốc, sau khi nước
này mở cửa biên giới.
.
Pháp:
Trong tuyên bố chung công
bố tối 9-1, Tổng thống Pháp Emmanuel
Macron và Thủ tướng Nhật Fumio
Kishida cam kết tăng cường hợp tác
an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương
để hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng
mở. Thủ tướng Kishida cho biết Nhật
mong muốn hợp tác với Pháp trong bối
cảnh “các nỗ lực đơn phương nhằm
thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở biển
Hoa Đông và Biển Đông ngày càng gia
tăng và môi trường an ninh ngày càng
trở nên căng thẳng”. Ông Kishida đang
có chuyến công du tới Pháp, Ý, Anh,
Canada và Mỹ.
ĐĂNG KHOA
trong tuần trước, xuốngkhoảng
77,84 USD/thùng vì nguy cơ
suy thoái kinh tế toàn cầu và
lo ngại suy giảm nhu cầu ở
Trung Quốc.
Theo chuyên gia Tom
Marzec-Manser, Trưởng
nhóm phân tích khí đốt châu
Âu tại Công ty nghiên cứu thị
trường ICIS (Anh), đợt sụt
giá ở châu Âu những ngày
gần đây cho thấy thị trường
tin rằng nếu có một đợt lạnh
khác trong vài tháng tới thì
châu lục này vẫn sẽ có đủ dự
trữ năng lượng để vượt qua.
Trong nỗ lực vượt khủng
hoảng năng lượng, từ giữa
tháng 11-2022 châu Âu dự
trữ được 95% sức chứa khí
đốt. Tháng 12-2022 thường
là tháng mà dự trữ khí đốt của
châuÂu giảmđi nhiều do nhu
cầu sưởi ấm nhưng năm nay,
từ sau Giáng sinh, dự trữ khí
đốt của khu vực này thậm chí
còn tăng thêm. Ở thời điểm
cuối tháng 12-2022, dự trữ
khí đốt của châu Âu ở mức
83,37%sức chứa, theo dữ liệu
từ Cơ quan Hạ tầng khí đốt
châu Âu (GIE). Mức dự trữ
này cao hơn khoảng 30% so
với cùng kỳ năm 2021 và cao
hơn 10% so với mức trung
bình cùng kỳ năm năm.
Khó giảm bền vững
Những năm trước châu Âu
nhập khẩu lượng khí hóa lỏng
(LNG) thấp hơn so với Nhật
và Trung Quốc nhưng kể từ
khi xung đột Nga - Ukraine
leo thang, khối buộc phải tìm
kiếm nguồn cung cấp nhiên
liệu thay thế.
Dữ liệu từ Công ty phân
tích thị trường Refinitiv (Anh)
cho thấy châu Âu đã nhập
khẩu 101 triệu tấn LNG vào
năm 2022, nhiều hơn 58%
so với năm trước. Khu vực
này chiếm 24% lượng nhập
khẩu LNG toàn cầu trong giai
đoạn này, trở thành nơi nhập
khẩu LNG lớn nhất thế giới.
Trong năm 2022, nhập
khẩu LNG của châuÂu tương
đương với 137 tỉ m
3
khí tự
nhiên, gần bằng khoảng 140
tỉ m
3
khí nhận được từ Nga
qua đường ống vào năm2021.
Dù thời điểm này châu
Âu chưa khan hiếm khí đốt
nhưng các nhà phân tích cảnh
báo rằng châu lục này sẽ cần
nhập khẩu nhiều LNG hơn
trong năm 2023 để lấp đầy
các cơ sở lưu trữ. Lý do là
năm 2023 Nga khả năng sẽ
ngừng cung cấp. Do đó khả
năng thị trường LNG toàn
cầu sẽ tiếp tục khan hàng và
giá khí đốt có thể lên cao trở
lại, theo
Bloomberg
.•
Người phát
ngôn Bộ
Ngoại giao
TrungQuốc
Uông Văn
Bân. Ảnh:
THOMAS
PETER/
REUTERS
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook