009-2023 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư 11-1-2023
Bưởi tiến vua vào giỏ quà tết
Chị Lâm Thị Thùy Vân, quản lý một
fanpage về bưởi đỏ tiến vua (trồng tại
làng Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ
Xuân, Thanh Hóa), cho biết hiện tại cửa
hàng của chị đã bán hết 3.000 trái bưởi đỏ
cho đơn hàng sỉ dù giá bưởi tăng nhẹ so
với năm ngoái. Với các đơn hàng lẻ, cửa
hàng vẫn đang nhận đơn và vận chuyển đi
tỉnh theo yêu cầu của khách.
Chị Vân chia sẻ năm nay cửa hàng của
chị còn cung ứng các giỏ quà bưởi đỏ có
gắn chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tài... để người
mua dễ biếu, tặng người thân. Giỏ quà
tết gồm sáu loại khác nhau với mức giá
400.000-550.000 đồng.
Tương tự, chị Huyền (ngụ TP.HCM) cho
biết từ ngày 21 âm lịch chị sẽ bắt đầu bán
bưởi đỏ tiến vua tại chợ Hồ Thị Kỷ và nhận
vẽ chữ Tài, Lộc… miễn phí lên bưởi để
khách hàng có thể làm quà tặng hoặc trưng
tết. Cụ thể, với một cặp bưởi 1-1,4 kg khi
vào giỏ quà sẽ có giá 500.000-700.000/cặp.
Tuy nhiên, một số người bán cảnh báo
hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều
loại bưởi đỏ sơn bóng, gắn mác bưởi tiến
vua. Loại bưởi này giá rẻ, không thơm,
không để được lâu... Trong khi đó, bưởi
tiến vua mới hái thường có màu cam đỏ,
sau đó màu lên dần và hoàn toàn tự nhiên.
THU HÀ
2 bộ đùn đẩy quản lý xăng:
Chờ Thủ tướng quyết
“Việc Bộ CôngThương và Bộ Tài chính đùn đẩy, đá qua đá lại chuyện quản lý xăng dầu là không được” -
TS NguyễnMinh Phong, chuyên gia kinh tế.
ANHIỀN
T
ại kỳ họp Quốc hội vào
tháng 10-2022, bộ trưởng
BộTài chính đề xuất giao
toàn bộ việc quản lý xăng dầu
cho Bộ Công Thương. Thế
nhưng mới đây khi xây dựng
dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị
định 95/2021 và Nghị định
83/2014 về kinh doanh xăng
dầu, vấn đề quản lý giá, tính
toán các chi phí kinh doanh
xăng dầu lại được Bộ Công
Thương đẩy lại về phía Bộ
Tài chính.
Bên này đẩy bên kia
Năm 2022 là một năm đầy
dị biệt, bất thường của thị
trường xăng dầu. Một loạt
yếu tố cộng hưởng đã dẫn
đến tình trạng thiếu hụt cục
bộ xăng dầu tại một số địa
phương trong một số thời
điểm, gây ảnh hưởng đến
tâm lý và đời sống sinh hoạt
của người dân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này, trong đó có
việc giá xăng dầu trong nước
không theo kịp giá thế giới;
các chi phí thực tế trong kinh
doanh xăng dầu không được
tính toán, cập nhật kịp thời vào
giá cơ sở khiến doanh nghiệp
lỗ. Phần tính toán chi phí này
do Bộ Tài chính đảm nhiệm.
Khi đó, Bộ Công Thương
cho biết đã nhiều lần đề nghị
Bộ Tài chính xem xét, tính
toán lại chi phí kinh doanh
xăng dầu nhưng mãi sau đó
Bộ Tài chính mới thực hiện
điều chỉnh. Còn phía Bộ Tài
chính thì cho biết đã gửi văn
bản cho các doanh nghiệp đầu
mối, Bộ Công Thương để lấy
ý kiến cho việc điều chỉnh
chi phí xăng dầu nhưng cũng
mãi mới nhận được phản hồi.
Và tại kỳ họp Quốc hội vào
tháng 10-2022, bộ trưởng Bộ
Tài chính đề xuất giao toàn
bộ việc quản lý xăng dầu cho
Bộ Công Thương. Nay vấn
đề quản lý xăng dầu lại được
Bộ Công Thương đẩy lại về
phía Bộ Tài chính.
Chưa phải là
phương án cuối cùng
Cụ thể, dự thảo Nghị định
sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 95/2021 và
Nghị định 83/2014 về kinh
doanh xăng dầu dự kiến sẽ
trình Chính phủ trong tháng
1-2023, Bộ Công Thương
cho biết: Sau khi phân tích
các ưu, nhược điểm của các
phương án, bộ đề xuất chọn
phương án giao toàn bộ việc
điều hành giá xăng dầu và tính
toán các chi phí kinh doanh
xăng dầu cho Bộ Tài chính
chủ trì thực hiện. Bộ Công
Thương sẽ phối hợp theo chức
năng, nhiệm vụ được giao.
Đại diện Bộ Công Thương
lý giải việc chọn phương án
này có nhược điểm là việc
điều hành giá tách xa việc
điều hành cung cầu nên sẽ
có những bất ổn, không có
sự độc lập, khách quan trong
tính toán chi phí kinh doanh
xăng dầu.
Tuy nhiên, nếu giao hoàn
toàn về cho Bộ Công Thương
thì dù đảm bảo thống nhất
một đầu mối quản lý giá và
cung cầu nhưng lại dẫn tới
chồng chéo và phát sinh thêm
bộ máy. Hơn nữa, phương
án này cũng là để “phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ và
chuyên môn nghiệp vụ của
Bộ Tài chính”.
Giải thích rõ thêm về đề
xuất này, đại diện Bộ Công
Thương nhấnmạnh: Nội dung
lựa chọn tại dự thảo nghị định
và dự thảo tờ trình gửi xin ý
kiến chưa phải là phương án
lựa chọn cuối cùng của Bộ
Công Thương để trình Chính
phủ xem xét, quyết định.
“Sau khi có ý kiến góp ý
của các đơn vị có liên quan
và đăng tải trên cổng thông
tin điện tử Chính phủ để lấy
ý kiến rộng rãi, Bộ Công
Thương sẽ tổng hợp các ý kiến
góp ý và đề xuất phương án
lựa chọn phù hợp nhất, trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ xemxét, quyết định” - Bộ
Công Thương khẳng định.
Hai bộ không nên
đùn đẩy
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, PGS-TSĐinhTrọng
Thịnh, giảng viên cao cấpHọc
viện Tài chính, cho rằng việc
điều hành giá xăng dầu vẫn
nên là Bộ Công Thương đảm
nhiệm. Vì bộ này là cơ quan
quyết định về kế hoạch nhập
khẩu, buôn bán xăng dầu tại
thị trường trong nước. Hơn
nữa, hệ thống phân phối xăng
dầu từ doanh nghiệp đầu mối
đến phân phối, bán lẻ, thuộc
lĩnh vực thươngmại cũng đều
nằm trong quyền điều hành
của Bộ Công Thương.
Do vậy, việc Bộ Công
Thương đề xuất chuyển việc
điều hành giá xăng dầu và rà
soát, hướng dẫn, tính toán
các chi phí kinh doanh xăng
dầu… về Bộ Tài chính là
không hợp lý.
“Trước đây Bộ Tài chính
cũng có thời gian quản lý
xăng dầu. Lúc đó chúng ta
sử dụng ít xăng dầu nhưng
vì trong thời chiến nên xăng
dầu là nhiên liệu rất quý và
Bộ Tài chính lên tiếng
Liên quan đến việc Bộ Công Thương đề xuất giao cho Bộ
Tài chính điều hành giá xăng dầu, Thứ trưởng Nguyễn Đức
Chi cho hay: Tại kỳ họp Quốc hội diễn ra hồi tháng 10-2022,
khi tham gia làm rõ một số vấn đề về công tác điều hành
thị trường xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
đề xuất chuyển quyền quản lý xăng dầu về một đầu mối
là Bộ Công Thương.
Theo ông Chi, công tác quản lý, điều hành xăng dầu thời
gian qua, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính
cùng tham gia. Bộ đã chủ động, trách nhiệm để tham gia
việc điều hành giá có hiệu quả.
Về việc giao đầumối điều hành giá xăng dầu cho cơ quan
nào, Thứ trưởng Chi cho biết: Quyết định cuối cùng thuộc
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi sửa đổi nghị định.
“Chính phủ sẽ cân nhắc, cơ quan nào sát nhất với chức
năng, nhiệmvụ, phù hợp nhất, hiệu quả nhất cho quá trình
quản lý, điều hành xăng dầu thời gian tới thì sẽ giao” - Thứ
trưởng Chi cho hay. Đồng thời, ông cũng nhấnmạnh BộTài
chính sẽ phối hợp tốt với Bộ Công Thương trong công tác
điều hành giá xăng dầu.
C.LUẬN
quan trọng, được ví như máu
nên buộc Chính phủ giao cho
Bộ Tài chính quản lý để quản
lý chặt. Bây giờ nền kinh tế
đã đi theo thị trường và dần
dần cũng phải để mặt hàng
xăng dầu đi theo thị trường.
Và Bộ Công Thương đang
quản lý kinh doanh thương
mại nên việc giao cho Bộ
Công Thương quản lý toàn
diện là hợp lý” - ông Thịnh
nêu ý kiến.
TS Nguyễn Minh Phong,
chuyên gia kinh tế, nguyên
Trưởng phòng Nghiên cứu
kinh tế Viện Nghiên cứu phát
triển kinh tế - xã hội Hà Nội,
cho rằng việc hai bộ đùn đẩy,
đá qua đá lại cho nhau là
không được. Cũng theo ông
Phong, việc quản lý xăng
dầu hiện nay vẫn phải dùng
cơ chế liên bộ.
“Vì điều hành sản xuất, lưu
thông, phân phối là Bộ Công
Thương nhưng việc điều hành
giá cả là do Bộ Tài chính đảm
nhiệm. Trừ trường hợp Chính
phủ thay đổi cơ chế cho tự do
kinh doanh xăng dầu theo cơ
chế thị trường thì không cần
giao cho Bộ Tài chính nữa,
chỉ cần cạnh tranh. Còn giờ
vẫn chưa cạnh tranh thì vẫn
cần liên bộ cùng tham gia
quản lý” - ông Phong đề xuất.•
Thị trường xăng dầu thời gian qua bất ổn do điều hành, quản lý thiếu thống nhất và kịp thời.
Ảnh: NGUYỆTNHI
Bây giờ nền kinh tế
đã đi theo thị trường
và cũng nên để mặt
hàng xăng dầu đi
theo thị trường.
Tiêu điểm
Tính giá điện đơn
giản, còn xăng dầu
phức tạp
Có ý kiến cho rằng với mặt
hàng điện, Bộ Công Thương
vẫn là đơn vị tính toán các chi
phí và tính giá nên có thể giao
mặthàngxăngdầuchoBộCông
Thương.Vềvấnđềnày,BộCông
Thương cho rằng không phù
hợp, vì mặt hàng điện rất khác
mặt hàng xăng dầu về các yếu
tố cấu thành giá.
Cụ thể, các yếu tố cấu thành
giá của mặt hàng điện rất đơn
giản, số đơn vị cung ứng điện
cũng ít.Trong khi đó, các yếu tố
cấu thành mặt hàng xăng dầu
khá phức tạp, thường xuyên
biến động theo thị trường, do
nhiềudoanhnghiệpkhácnhau
cung ứng nên cần có đơn vị đủ
chuyênmôn nghiệp vụ rà soát
và tính toán để bảo đảm tính
đúng, chính xác.
Cặp
bưởi đỏ
vào giỏ
quà tết
có giá
hơn nửa
triệu
đồng.
Ảnh: TV
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook