4
Thời sự -
ThứTư 11-1-2023
VIẾT THỊNH
N
gày 10-1, Thủ tướng
Phạm Minh Chính đã
dự Hội nghị tổng kết
công tác ngành ngoại giao
năm 2022; triển khai phương
hướng, nhiệm vụ năm 2023.
Hội nghị được tổ chức theo
hình thức trực tiếp tại trụ sở
Bộ Ngoại giao với 63 tỉnh,
TP trực thuộc trung ương và
94 cơ quan đại diệnViệt Nam
ở nước ngoài.
Chú trọng phát huy
vai trò tiên phong
của đối ngoại
Thay mặt lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, Thủ tướng Phạm
Minh Chính ghi nhận, biểu
dương, đánh giá cao những
nỗ lực lớn, quyết tâm cao và
những kết quả quan trọng của
ngành ngoại giao nói chung
và Bộ Ngoại giao nói riêng.
Thời gian tới Thủ tướng
yêu cầu ngành ngoại giao
tiếp tục kế thừa và phát huy
bản sắc đối ngoại và ngoại
giao Hồ Chí Minh; quán triệt
nghiêm túc và luôn bám sát
chủ trương, chỉ đạo của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước. Phát
huy mạnh mẽ vai trò tiên
phong của đối ngoại, trong
đó giữ vững hòa bình, ổn
định là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên; phục vụ phát
triển đất nước là nhiệm vụ
trung tâm; nâng cao vị thế
và uy tín đất nước là nhiệm
vụ quan trọng…
“Chú trọng phát huy vai trò
tiên phong của đối ngoại: Chủ
động đi trước mở đường cho
phát triển đất nước; bảo vệ “từ
sớm”, “từ xa”, “giữ nước từ
định, bền vững. Chú trọng
nâng được chất “chiến lược”
trong quan hệ với các nước
láng giềng, nước lớn, đối tác
chiến lược, đối tác toàn diện.
Đồng thời, giữ được sự hài
hòa, cân bằng, nhất là trong
bối cảnh cạnh tranh, cọ xát
giữa các nước lớn ngày càng
gay gắt. Cần xử lý quan hệ
đối ngoại khôn khéo để không
ảnh hưởng đến sự phục hồi
và phát triển bền vững của
đất nước.
Nhiệmvụ trung tâm là phục
vụ phát triển đất nước theo
hướng bền vững, tự lực, tự
cường; bám sát tinh thần “lấy
người dân, doanh nghiệp, địa
phương là trung tâm phục
vụ”, bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia - dân tộc.
Thúc đẩy tìm những cơ hội
mới, thị trường mới, lĩnh vực
mới; tranh thủ tối đa cơ hội
thuận lợi củamôi trường quốc
tế, nguồn lực bên ngoài cho
dân, doanh nghiệp. Nỗ lực
đưa nền kinh tế vào vị trí
cao hơn trong chuỗi giá trị
gia tăng và chuỗi cung ứng
toàn cầu.
Ứng xử chủ động, hiệu quả
với các sáng kiến liên kết mới,
nhất là của các nước lớn; chủ
động linh hoạt trong việc ủng
hộ, tham gia, tranh thủ những
sáng kiến về kinh tế và phát
triển, phù hợp với lợi ích của
đất nước. Trong đó, tập trung
vào huy động các nguồn lực
tài chính xanh, công nghệ
xanh, chuyển đổi số...
Nhiệm vụ quan trọng là
tiếp tục quảng bá hình ảnh,
nâng cao vị thế đất nước, thể
hiện vai trò, đóng góp của
Việt Nam đối với hòa bình,
an ninh, phát triển của khu
vực và thế giới.
Thủ tướng nhấn mạnh hết
sức chú trọng xây dựng đội
ngũ cán bộ đối ngoại “vừa
hồng vừa chuyên”. Xây dựng
đội ngũ cán bộ ngoại giao
thật sự bản lĩnh, vững vàng
về chính trị, giỏi về nghiệp
vụ, thạo về ngoại ngữ, hiệu
quả trong công tác, luôn đặt
lợi ích của quốc gia - dân tộc
lên trên hết, trước hết.
Lãnh đạo, cán bộ, công
chức, viên chức ngành ngoại
giao phải tăng cường đoàn
kết, thống nhất; giữ vững
phẩm chất, bản lĩnh; gương
mẫu chấp hành và thực hiện
nghiêm chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Xây dựng
Đảng bộ Bộ Ngoại giao thực
sự trong sạch, vững mạnh,
nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của các tổ chức
Đảng, đảng viên.•
Thủ tướng PhạmMinh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết ngành ngoại giao năm
2022. Ảnh: TTXVN
khi nước chưa nguy”, không
để bị động bất ngờ; dám nghĩ,
dám làm, bắt kịp với xu thế
mới; không ngừng đổi mới,
sáng tạo, tìm ra những tiềm
năng mới, nguồn lực mới cho
phát triển” - Thủ tướng nhấn
mạnh và đề nghị các cơ quan
đại diện phải thực sự là những
cây “ăng ten” nhạy bén, tin
cậy cho lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Chính phủ.
Thủ tướng cũng yêu cầu
ngành ngoại giao cần tập
trung ba nhóm nhiệm vụ,
trong đó trọng yếu, thường
xuyên là giữ vữngmôi trường
hòa bình, ổn định, độc lập,
chủ quyền, ổn định chính trị
- xã hội. Đây là nhiệm vụ rất
khó, trọng trách rất nặng nề,
nhất là trong bối cảnh tình
hình chính trị - an ninh thế
giới tiếp tục bất ổn, bất định.
Thủ tướng cho rằng cần
tiếp tục đưa quan hệ với các
đối tác đi vào chiều sâu, ổn
phát triển. Phát huy mạnh mẽ
vai trò chủ động của ngoại
giao kinh tế trong mở rộng
thị trường xuất khẩu, từng
bước đa dạng hóa thị trường
nhập khẩu.
“Mỗi đại sứ, cán bộ ngoại
giao công tác tại nước ngoài
không những phải bám thật
sát những yêu cầu của từng
ngành, vùng, sản phẩm có
thế mạnh của nước ta mà còn
phải hiểu được thị hiếu, thói
quen tiêu dùng của sở tại với
các sản phẩm xuất khẩu của
Việt Nam” - Thủ tướng nói.
Càng khó khăn,
càng phải đoàn kết
thống nhất
Thủ tướng cũng yêu cầu
đẩy nhanh và thực hiện hiệu
quả các cam kết, thỏa thuận
quốc tế. Tận dụng thật tốt và
tiếp tục thúc đẩy các hiệp định
thương mại, đầu tư, mang lại
lợi ích thực chất cho người
Xây dựng ngành ngoại giao
trong sạch, vững mạnh
Chia sẻ tại hội nghị trước đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi
Thanh Sơn nhìn nhận năm2022, thế giới đã trải qua những
biếnđộng lớn, cónhững vấnđề ngoài dựbáo thông thường,
phức tạp và khó khăn hơn trước. Trong ngành ngoại giao
nảy sinh vụ việc chưa từng có tiền lệ, tác động đến tâm tư,
tình cảm của các thế hệ cán bộ.
Bộ trưởng nhấn mạnh năm 2023 là năm bản lề, có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2021-2025. Cùng với đất nước, ngành ngoại giao
đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ tư duy và hành động, với quyết tâm cao
xây dựng ngành thực sự trong sạch, vữngmạnh, toàn diện,
hiện đại, chuyên nghiệp.
Ngành ngoại giao
chủ động đi trước
mở đường cho phát
triển đất nước; bảo
vệ “từ sớm”, “từ xa”,
“giữ nước từ khi
nước chưa nguy”,
không để bị động
bất ngờ.
Ngày 10-1, UBND TP Thủ Đức tổ chức hội nghị lấy ý
kiến cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch
chung TP Thủ Đức đến năm 2040.
Hội nghị ghi nhận ý kiến đóng góp của người dân về
việc khi xây dựng, triển khai đồ án quy hoạch mới thì
phải tiếp nhận quy hoạch cũ của các quận cũ trước khi
sáp nhập. Trong đó, người dân kiến nghị cần quan tâm
đến quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm
cảng. Ngoài ra, người dân có ý kiến cần khai thác quy
hoạch, phát triển đô thị ven sông, bờ kênh; phải đảm bảo
phát triển đô thị nhưng vẫn giữ được cảnh quan.
Ghi nhận ý kiến của người dân, Chủ tịch UBND TP
Thủ Đức Hoàng Tùng cho biết trong một năm qua, địa
phương này cùng Sở QH-KT và các sở, ngành liên quan
tổ chức nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch chung căn cứ
theo nhiệm vụ quy hoạch chung đã được phê duyệt. TP
Thủ Đức cũng ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia,
cá nhân, tổ chức trên thế giới góp ý về đồ án quy hoạch
chung và có báo cáo UBND TP.HCM, Ban Thường vụ
Thành ủy TP.HCM.
Sản phẩm để lấy ý kiến cộng đồng dân cư đảm bảo
tuân thủ nhiệm vụ quy hoạch chung đã được phê duyệt
theo Quyết định 1538 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc
TP.HCM đến năm 2040.
Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho hay việc lấy ý kiến
của cộng đồng dân cư là bước quan trọng, có ý nghĩa
then chốt trong công tác lập đồ án quy hoạch, trước khi
hoàn tất hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê
duyệt. Trong năm 2022, TP Thủ Đức cũng đã tổ chức lấy
ý kiến trên mạng. Lần này là lấy ý kiến chính thức.
Các ý kiến được người dân góp ý tại hội nghị sẽ được TP
Thủ Đức niêm yết thông tin tại trụ sở UBND các phường
trong 30 ngày. UBND TP Thủ Đức cũng sẽ tiếp tục tiếp
nhận các ý kiến góp ý, hiến kế nội dung, ý tưởng của người
dân về đồ án quy hoạch chung của địa phương này.
Chủ tịch UBND TP Thủ Đức mong người dân, doanh
nghiệp cùng tham gia góp ý với chính quyền để TP Thủ
Đức sớm hoàn thiện đồ án quy hoạch chung một cách
chất lượng, phù hợp với thực tiễn nhất.
Theo quy hoạch, TP Thủ Đức là một đô thị đa tâm
với một trung tâm chính (cấp TP.HCM) là Thủ Thiêm -
Thảo Điền - An Phú và hai trung tâm cấp TP Thủ Đức
tại Trường Thọ và Long Phước. Quy hoạch hướng đến ý
tưởng các khu trung tâm đô thị lấy không gian cảnh quan
mặt nước làm trung tâm, tạo bản sắc đô thị.
TP Thủ Đức được nhận diện và phân vùng định hướng
phát triển theo tám phân vùng, trên cơ sở đó tiếp tục
được định hướng quy hoạch theo 36 khu vực.
TP Thủ Đức cũng sẽ tập trung phát triển 10 trọng điểm
nhằm kích thích kinh tế, sáng tạo, đổi mới. Các khu vực
trọng điểm này được lồng ghép trong các phân vùng phát
triển và các khu vực quy hoạch…
THANH TUYỀN
Thủ tướng: Xây dựng cán bộ đối
ngoại “vừa hồng vừa chuyên”
Thủ tướng nhấnmạnh ngành ngoại giao cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại “vừa hồng vừa
chuyên”, luôn đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hết.
TPThủĐức lấy ý kiếnngười dânvề đồánquyhoạch chungđếnnăm2040