009-2023 - page 13

13
NGÔQUANG
N
gày 10-1, ôngVõ Ngọc
Đồng, Giám đốc Sở
Nội vụ (TP Đà Nẵng)
kiêm Chủ tịch UBND huyện
Hoàng Sa, cùng đoàn công
tác đã đến tri ân, thăm hỏi
và tặng quà cho các gia đình
nhân chứng, từng sinh sống,
làm việc tại quần đảo Hoàng
Sa. Đã 49 năm ngày Trung
Quốc dùng vũ lực cưỡng
chiếm trái phép Hoàng Sa
(19-1-1974 – 19-1-2023)
khiến 74 người lính của Hải
quân Việt Nam Cộng hòa
ngã xuống trên vùng biển
Hoàng Sa, những ký ức vẫn
còn nguyên vẹn trong lòng
các nhân chứng.
Gần 50 năm
vẫn day dứt
Ông Nguyễn Văn Cúc (71
tuổi, phường An Hải Bắc,
quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)
không kìm được cảm xúc
khi nhớ về ngày xảy ra trận
hải chiến khiến đồng đội ông
hòa vào biển cả và Hoàng Sa
chưa thể về được với đất mẹ.
ÔngCúc raHoàng Sa ba lần
để làmnhiệmvụ khảo sát, sửa
chữa và xây dựng trên đảo.
Đây là một công việc thường
xuyên được tiến hành để lực
lượng đồn trú chống chọi với
bão tố ngoài khơi. Lần thứ ba
là lần ông Cúc không bao giờ
quên khi bị Trung Quốc bắt
giữ sau khi quân đội nước
này cưỡng chiếm trái phép
quần đảo.
“Khi đó trong lúc giao tranh
tôi nhảy từ tầng 2 xuống và bị
gãy chân. Tôi bị bắt ở tù gần
một tháng. Chúng tôi bị bắt
còn có cơ hội để trở về nhưng
Hoàng Sa và những người đã
ngã xuống thì đã mất. Đây là
điều khiến tôi day dứt cho đến
bây giờ” - ông Cúc tâm sự.
Quặn đau khi nhìn
Hoàng Sa bị chiếm
Chung cảm xúc với ông
Cúc, ông Trần Văn Sơn (76
tuổi, sống ở đường Võ Văn
Kiệt, phường PhướcMỹ, quận
Sơn Trà, TPĐà Nẵng) là một
trongnhữngnhânchứngHoàng
Sa ít ỏi còn khỏe mạnh. Gần
50 năm trôi qua nhưng ông
Sơn vẫn luôn dằn vặt khi nghĩ
mình đã không hoàn thành
nhiệm vụ bảo vệ được quần
đảo Hoàng Sa trước kẻ địch.
Ông Sơn chia sẻ từng tham
gia lính địa phương thuộc
tiểu khu Quảng Nam. Tháng
1-1973, dưới sự chỉ huy của
Trung úy Đỗ Công Chương
nhận lệnh xuống chiến hạm
Trần Khánh Dư rời cảng Đà
Nẵng ra quần đảo Hoàng Sa
làm nhiệm vụ canh giữ, bảo
vệ vùng biên cương. Ba tháng
sau thì ông về bờ.
Ngày 19-1-1974, khi Trung
Quốc liên tục có hành vi
gây hấn hòng cưỡng chiếm
Hoàng Sa, ông được triệu
tập lên đường ra chiến đấu ở
Hoàng Sa. Tuy nhiên, những
tàu chiến của Việt NamCộng
hòa sau đó nhận lệnh của cấp
Đoàn trao quà cho ông Trần Văn Sơn. Ảnh: NGÔQUANG
ÔngNguyễnVănCúcnhớ lại trậnhải chiến49nămtrước, nơi đồng
đội ôngđãngãxuống tại quầnđảoHoàngSa. Ảnh: NGÔQUANG
Sao y kỷ vật trao lại cho gia đình
nhân chứng
Theo chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, chuyến thămhỏi lần
này UBND huyện Hoàng Sa và Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ
có kế hoạch sao y lại các hình ảnh, kỷ vật mà những nhân
chứng đã hiến tặng nhà trưng bày và trao lại cho gia đình
các nhân chứng. Những hình ảnh, kỷ vật đó sẽ giúp từng
gia đình có bộ sưu tập đầy đủ về Hoàng Sa để giới thiệu
cho con cháu sau này.
Ngoài ra, huyện Hoàng Sa và Nhà trưng bày Hoàng Sa
cũng đã sưu tập những kỷ yếu của các nhân chứng Hoàng
Sa. Cùng với đó là quay phim, phỏng vấn về các nhân chứng
để làmtư liệu lưu trữ chomai sau vì hiện tại các bác giờ cũng
đã lớn tuổi và yếu nhiều.
Việc chuẩn bị tư liệu này sẽ lưu giữ mãi và đó sẽ là bằng
chứng để chúng tôi khẳng định và tuyên truyền biển, đảo
ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Tiêu điểm
Ngày 10-1, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
cùng Hội Chữ thập đỏ TP.HCM, TP Thủ Đức phối hợp tổ
chức ngày hội “Tết nhân ái” xuân Quý Mão 2023 tại TP
Thủ Đức.
Chương trình chăm lo tết cho 200 hộ gia đình gặp khó
khăn trên địa bàn. Mỗi hộ được trao một phần quà và tiền
trị giá 1,5 triệu đồng.
Tại ngày hội, người dân còn được tham gia nhiều hoạt
động như bữa cơm đoàn viên; siêu thị tết nhân ái; tư vấn
sức khỏe, sơ cấp cứu, chăm sóc răng ngày tết; hái lộc nhận
quà tết và chụp ảnh với khoảnh khắc tết nhân ái...
Đến ngày hội, anh Nguyễn Văn Toản (quê Vĩnh Long)
được nhiều tình nguyện viên hỗ trợ mua thêm vé số.
Sau trận sốt từ lúc năm tuổi, anh bị teo cơ và bại liệt
chân từ đó. Ở quê, anh phải bò đi bán vé số. Tuy nhiên,
khi lên TP.HCM, nhờ sự giúp đỡ của nhiều người, anh có
một xe lăn đi lại.
Mỗi tháng thu nhập từ tiền bán vé số của anh Toản
khoảng 3 triệu đồng. Vợ anh bị tật, con còn nhỏ nên chị
phải ở nhà chăm sóc. Chi tiêu, sinh hoạt trong gia đình
đều trông chờ vào tiền bán vé số của anh Toản nên mọi
thứ đều phải tiết kiệm.
“Đây là lần thứ hai tôi được tham gia chương trình. Tới
ngày hội, không chỉ được tặng quà, nhận lì xì, tôi còn
được hớt tóc miễn phí, tư vấn sức khỏe. Điều này khiến
cái tết trở nên ấm áp và đong đầy yêu thương” - anh Toản
tươi cười nói.
Tại ngày hội, ông Trần Trường Sơn, Chủ tịch Hội Chữ
thập đỏ TP.HCM, hoan nghênh Hội Chữ thập đỏ TP Thủ
Đức đã chủ động tổ chức “Tết nhân ái” với nhiều hình thức
phù hợp nhu cầu của đa số người dân. Cụ thể như siêu thị 0
đồng, cắt tóc miễn phí, tư vấn khám bệnh, cấp thuốc miễn
phí, hướng dẫn sơ cấp cứu phòng chống tai nạn...
Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức,
bày tỏ sự cám ơn đối với Trung ương Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ TP.HCM đã có chỉ đạo đối với
Hội Chữ thập đỏ TP Thủ Đức tổ chức một chương trình ý
nghĩa trên địa bàn cho 200 hộ gia đình.
“Đây là những hộ gia đình neo đơn, khó khăn, bệnh tật và
phần lớn là hộ nghèo. 200 phần quà dành cho 200 gia đình
là con số không nhiều so với dân số của TP Thủ Đức với
1,2 triệu người. Tuy nhiên đó là tình cảm, tấm lòng của các
đoàn thể, ban ngành với hy vọng mang đến một cái tết đủ
đầy, đầm ấm cho người khó khăn” - ông Hiệp nói.
NGUYỄN QUYÊN
Mỗinămđếnngày19-1,huyện
đảo luôn có kế hoạch đi thăm
hỏi các nhân chứng còn sống
và đến nhà thắp hương tri ân
những người đã mất. Đây như
một lời khẳng định rằng thế
hệ hôm nay luôn ghi nhớ, biết
ơn sự hy sinh của những thế
hệ trước trong công cuộc đấu
tranh, bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ của Tổ quốc và nhắc nhở
thế hệ trẻ về chủ quyền quần
đảo này của Tổ quốc.
Ông
VÕ NGỌC ĐỒNG
,
Giám đốc
Sở Nội vụ TP Đà Nẵng - Chủ tịch UBND
huyện Hoàng Sa
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 11-1-2023
Nhân chứng Hoàng Sa canh cánh
nỗi niềm gần 50 năm
HuyệnHoàng Sa vàNhà trưng bàyHoàng Sa có kế hoạch sao y các hình ảnh, kỷ vậtmà những nhân chứng
đã hiến tặng và trao lại cho gia đình các nhân chứng để tuyên truyền cho con cháu sau này.
trên phải về bờ vì “Hoàng Sa
đã mất hoàn toàn”. “Hoàng
Sa đối với tôi là một tình cảm
không thể nào diễn tả được.
Lúc bấy giờ ai cũng lo lắng
và sợ cho tính mạng nhưng
anh em chúng tôi nhắc nhau
bằng mọi giá phải giữ đảo
quê hương. Thế rồi sau trận
hải chiến ác liệt xảy ra, chiều
19-1, chúng tôi nhận lệnh rút
quân vì lực lượng hai bên quá
chênh lệch” - ông Sơn nhớ lại.
Đã gần nửa thập niên trôi
qua nhưng ông Sơn vẫn còn
nhớ cảmgiác đứng trên thuyền
trở lại đất liền, nhìn quần đảo
đã bị chiếm, bao nhiêu đồng
đội ngã xuống khiến lòng ông
quặn đau.
Ông Sơn nêu nguyện vọng
của mình: “Ước mong của cả
cuộc đời tôi là được một lần
trở lại Hoàng Sa để lặn tìm
hài cốt những đồng đội đã
mất, đưa họ về với gia đình
và mong sao những tư liệu về
Hoàng Sa sẽ được đưa vào
trường học càng nhiều càng
tốt để các cháu hiểu Hoàng
Sa là máu thịt của Việt Nam
mà ông cha bao thế hệ đã hy
sinh xương máu gìn giữ”.•
“Tết nhânái”đếnvới người bánvé số, khókhăn
Nhìn quần đảo đã
bị chiếm, bao nhiêu
đồng đội ngã xuống
khiến lòng ông
quặn đau.
Ông Trần Trường Sơn, Chủ tịchHội Chữ thập đỏ TP.HCM, tặng lì xì
cho các gia đình thamdự. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook