009-2023 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 11-1-2023
Ngày 10-1, VKSND Cấp cao tại
TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai
công tác năm 2023. Dù trải qua không ít
khó khăn nhưng năm 2022 đơn vị đã đạt
nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Năm 2022, viện thụ lý 4.772 vụ án các
loại, tăng 839 vụ (tương đương 21,3%)
so với cùng kỳ. Trong đó, án phúc thẩm
4.188 vụ, tăng 901 vụ; án giám đốc
thẩm, tái thẩm 584 vụ, giảm 62 vụ. Tổng
số án đã giải quyết 3.478 vụ, tăng 1.379
vụ (đạt tỉ lệ 72,8%) và tăng 19,5% so với cùng kỳ.
Về án hình sự, viện đã ban hành kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm 54 vụ/121 bị án. Kết quả, tòa chấp nhận
kháng nghị 42 vụ/89 bị án, không chấp nhận kháng nghị
12 vụ/32 bị án.
Đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, viện đã
ban hành kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 176 vụ. Kết
quả, tòa chấp nhận kháng nghị 113 vụ, không chấp nhận
kháng nghị 63 vụ.
Ngoài ra, viện đã tiếp nhận và kiểm sát 3.784 bản án,
quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND
Cấp cao tại TP.HCM (hình sự 1.035, dân sự 1.164, hành
chính 1.015, kinh doanh thương mại 570), tăng 1.594 bản
án, quyết định (tương đương 72,7% so với cùng kỳ).
Theo VKSND Cấp cao tại TP.HCM, phần lớn các bản
án, quyết định tòa chuyển quá hạn, số lượng bản án, quyết
định gửi quá hạn là 2.649, chiếm tỉ lệ
70%, tăng 3,4% so với cùng kỳ (hình sự
670, dân sự 978, hành chính 598, kinh
doanh thương mại 403).
Tình trạng gửi bản án, quyết định quá
hạn của tòa ảnh hưởng tới việc kiểm
sát bản án, quyết định, nhất là những
vụ án khác quan điểm, những vụ tòa
không chấp nhận kháng nghị của VKS
hay những vụ án hủy, kiểm sát viên cần
nghiên cứu để hướng dẫn điều tra hoặc
báo cáo đề xuất với lãnh đạo viện.
Theo báo cáo tổng kết năm 2022, công tác thụ lý, giải
quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
của VKSND Cấp cao tại TP.HCM cũng đạt nhiều kết quả
tích cực. Cụ thể, đơn vị đã thụ lý 3.519 đơn/2.860 việc,
giảm 498 việc, tương đương 14,8% so với cùng kỳ. Đã
giải quyết 2.997 đơn/2.158 việc, đạt tỉ lệ 75,5% về việc
(giảm 6,2% so với cùng kỳ).
VKSND Cấp cao tại TP.HCM nhận định công tác giải
quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là
chỉ tiêu khó. Lý do là bởi số lượng đơn viện này thụ lý và
phải giải quyết hằng năm quá lớn, trong khi việc đơn vị
có hoàn thành chỉ tiêu này hay không có tác động lớn đến
việc hoàn thành chỉ tiêu chung của toàn ngành.
Năm 2022, VKSND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục duy
trì thực hiện kế hoạch phân bổ, giải quyết đơn đề nghị
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong lĩnh vực án dân
sự, hôn nhân và gia đình cho các đơn vị trực thuộc nhằm
huy động tối đa nguồn lực cùng tham gia vào công tác
giải quyết đơn. Giải pháp này đã chứng minh hiệu quả, tác
dụng rõ nét khi năm thứ ba liên tiếp viện đã hoàn thành
vượt mức mọi chỉ tiêu giải quyết đơn.
Mặt khác, trong năm 2022 viện cũng tăng cường công
tác kiểm sát việc tạm giam và quyết định tạm giam trong
giai đoạn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm của TAND
Cấp cao tại TP.HCM.
Phát biểu tại hội nghị, Viện trưởng VKSND Cấp cao tại
TP.HCM Nguyễn Đình Trung nhấn mạnh nhiệm vụ chống
oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ xuyên suốt,
trọng tâm, quan trọng hàng đầu trong năm 2023. Cạnh đó,
cần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và chất
lượng tranh tụng trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự
theo quy định của BLTTHS.
Cũng theo ông Trung, năm 2023 cần nâng cao vai trò,
trách nhiệm của VKS trong công tác kiểm sát việc giải
quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh
thương mại, lao động và những việc khác theo quy định
pháp luật. “Tăng cường công tác kiểm sát bản án, quyết
định của tòa án địa phương và thực hiện thẩm quyền
kháng nghị theo luật định. Thực hiện nghiêm các chỉ thị
của Viện trưởng VKSND Tối cao về nâng cao số lượng,
chất lượng kháng nghị các loại án của VKSND các cấp” -
ông Trung yêu cầu.
MINH CHUNG
TP.HCM:
Gần 12 triệu
hồ sơ hộ tịch
được số hóa
HỮUĐĂNG
N
gày 10-1, SởTư phápTP.HCM
tổ chức Hội nghị tổng kết công
tác tư pháp - phong trào thi đua
yêu nước năm 2022 và triển khai
chương trình công tác năm 2023.
Tạo thuận lợi cho người
dân trong thủ tục hành
chính
Ông Nguyễn Triều Lưu, Trưởng
phòng Hộ tịch - Quốc tịch Sở Tư
pháp TP.HCM, cho biết trong giai
đoạn 1 về triển khai xây dựng kho
dữ liệu dùng chung và phát triển hệ
sinh thái dữ liệu mở của TP.HCM,
Sở TT&TT và Sở Tư pháp cùng
phối hợp đã có 11.722.338 hồ sơ
hộ tịch của người dân được số hóa.
Trong đó, 11.138.909 hồ sơ đăng
ký trước ngày 1-1-2016 đủ điều kiện
chuyển chính thức lưu trên cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử của Bộ Tư
pháp. Đến nay đã đồng bộ vào hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý
hộ tịch của Bộ Tư pháp đạt 97%.
Theo ông Lưu, sau ba
tháng triển khai đã cấp
được 205.805 bản sao
giấy tờ hộ tịch từ dữ liệu
số hóa sổ hộ tịch của
TP.HCM, bước đầu được
dư luận, người dân đồng
tình, đánh giá cao...
Kiểm tra, xử phạt 431 triệu đồng
Theo báo cáo tổng kết, trong năm 2022 Sở Tư pháp TP.HCM đã thành
lập bảy đoàn thanh tra, kiểm tra, bốn đoàn thanh tra chuyên ngành (đạt
100% kế hoạch thanh tra năm 2022). Ngoài ra, đơn vị tiếp nhận 371 đơn
thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị (tăng 26,9% so với năm 2021). Đồng thời,
ban hành 50 quyết định xử phạt vi phạmhành chính với tổng số tiền phạt
431 triệu đồng.
Thứ trưởng Bộ Tư
phápMai Lương
Khôi đánh giá
cao sự nỗ lực của
cán bộ tư pháp
TP.HCMtrong việc
sớmhoàn thiện
số hóa dữ liệu
hộ tịch phục vụ
người dân. Ảnh:
HỮUĐĂNG
VKSNDCấpcaotạiTP.HCMkhángnghịgiámđốcthẩm,táithẩmnhiềuvụánhìnhsự
ÔngNguyễnĐìnhTrung, Viện trưởng
VKSNDCấpcao tại TP.HCM, phát biểu
tại hội nghị. Ảnh:MC
Theo đó, khi dữ liệu hồ sơ hộ tịch
của người dân trên địa bàn TP.HCM
được số hóa thì từ tháng 6-2022, Sở
Tư pháp TP.HCM đã bắt đầu triển
khai thực hiện cấp bản sao giấy tờ
hộ tịch (trích lục kết hôn, bản sao
giấy khai sinh…) cho cá nhân, không
phụ thuộc vào nơi đã đăng ký, nơi
lưu trữ sổ hộ tịch và nơi cư trú của
người yêu cầu. Đồng thời, cũng thực
hiện giảm các loại giấy tờ về hộ tịch
phải nộp khi người dân thực hiện
các thủ tục hành chính tại Sở Tư
pháp và UBND cấp huyện, cấp xã.
“Sau ba tháng triển khai, Sở Tư
pháp và các cơ quan đăng ký hộ tịch
tại TP.HCM đã cấp được 205.805
bản sao giấy tờ hộ tịch từ dữ liệu số
hóa sổ hộ tịch của TP.HCM. Bước
đầu được dư luận, người dân đồng
tình, đánh giá cao, tạo nhiều thuận
lợi cho người dân trong các thủ tục
hành chính liên quan đến hộ tịch”
- ông Lưu thông tin.
Về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, năm
2022 Sở Tư pháp TP.HCM thực
hiện thí điểm kết nối chia sẻ cơ sở
dữ liệu công chứng và cơ sở dữ
liệu địa chính. Bên cạnh đó, bảy
phòng công chứng (trực thuộc sở)
trong năm đã thực hiện 146.697 hồ
sơ công chứng (tăng 50,4% so với
cùng kỳ năm 2021).
Nỗ lực hoàn thành sớm
số hóa dữ liệu hộ tịch
ÔngMai LươngKhôi, Thứ trưởng
Bộ Tư pháp, đánh giá cao việc số
hóa dữ liệu hộ tịch và cấp bản sao
giấy tờ hộ tịch cho người dân tại
TP.HCM. Mặc dù phải xử lý một
khối lượng công việc lớn nhưng
các cán bộ tư pháp đã nỗ lực để
hoàn thành sớm số hóa dữ liệu hộ
tịch giai đoạn 1 của TP.
Ông Khôi cho biết năm 2022 là
một năm rất đặc biệt, là một năm
mà chúng ta phải thực hiện phục
hồi kinh tế - xã hội sau tác động
của đại dịch COVID-19. Đồng thời,
cả nước cũng như TP.HCM phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn,
thách thức, tác động rất lớn đến
sự phát triển của kinh tế - xã hội
nói chung và triển khai các nhiệm
vụ của ngành nói riêng.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng đề
nghị trong năm 2023 Sở Tư pháp
TP.HCM tập trung vàomột số nhiệm
vụ. Cụ thể là tiếp tục phát huy vai
trò, hỗ trợ pháp lý cho Thành ủy,
UBNDTP.HCM, giúp chính quyền
TP có những chủ trương, quyết
sách tốt, thúc đẩy và tạo động lực
để phát triển kinh tế - xã hội.
Cạnh đó, tăng cường công tác
quản lý nhà nước về hỗ trợ tư pháp,
hành chính tư pháp; chú trọng kiểm
tra, thanh tra chuyên ngành, kịp
thời xử lý nghiêm các vi phạm và
đề xuất giải pháp phòng ngừa hiệu
quả, hạn chế vi phạm trong các hoạt
động này.
Tiếp đến là thực hiện các giải
pháp nhằm tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin gắn với cải
cách hành chính trong các lĩnh vực
công tác tư pháp…
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc
Sở Tư pháp TP.HCM, tiếp nhận
những đóng góp, chỉ đạo của lãnh
đạo Bộ Tư pháp. Đồng thời, ông cho
biết trong năm 2022 ngành tư pháp
TP.HCM luôn được Bộ Tư pháp,
Cục Công tác phía Nam quan tâm
hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời.•
Gần 12 triệu hồ sơ hộ tịch đã được số hóa
trong giai đoạn 1 xây dựng kho dữ liệu
dùng chung và phát triển hệ sinh thái
dữ liệumở của TP.HCM.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook