010-2023 - page 12

12
“Như chưa hề có cuộc chia ly”
- hành trình của sự tử tế
THANHTUYỀN
H
ành trình của
Như
chưa hề có cuộc chia
ly
trong suốt 15 năm
qua đã mang đến nhiều lắng
đọng, chạm sâu đến từng ngõ
ngách về lòng trắc ẩn trong
mỗi khán giả.
Nỗ lực nhân lên điều
tử tế
Nhà báo Thu Uyên, người
sáng lập chương trình, chia
sẻ chương trình đi được 15
năm là cũng chừng ấy năm
chị nhận về mình nhiều vết
thương, xây xát. Đã có lúc chị
thấy mệt mỏi, muốn ngừng
lại nhưng trách nhiệm không
cho phép chị từ bỏ dễ dàng.
“Điều đáng tự hào nhất
là đội ngũ giữ gìn tinh thần
thiện nguyện
Như chưa hề có
cuộc chia ly
. Tất cả luôn hết
lòng, say mê việc tìm kiếm
và giúp đỡ” - nhà báo Thu
Uyên chia sẻ.
Với sự say mê đó, 14 thành
viên của êkíp đã luôn cố gắng
làm việc, nỗ lực để nhân lên
những điều tử tế trong cuộc
sống. Cả đội ngũ đã làm việc
liên tục để giúp những trường
hợp ly tán có thể tìm ra câu
trả lời mà chính họ đã thắc
mắc trong suốt chừng đó năm
thất lạc.
“Cái xấu thì đầy rẫy, hãy
để người ta được tiếp nghị
lực bằng những điều tốt đẹp
trong cuộc sống này” - nhà
báo Thu Uyên bộc bạch.
Đại dịch COVID-19 xảy
đến, cả êkíp vẫn không ngừng
thực hiện các cuộc tìm kiếm
bằng nhiều hình thức online.
Thời điểm đó, dù chỉ còn tám
người làm việc nhưng trong
sáu tháng, chương trình đã
tìm ra được 14 trường hợp
thất lạc.
“Giữa lúc người chết nhiều
quá, sự ly tán nhiều quá, sự
vô thường nhiều quá thì việc
đoàn tụ, nhìn thấy nhau qua
màn hình thôi cũng là cảm
xúc vô cùng lớn” - nhà báo
Thu Uyên chia sẻ.
Chị kể lại có trường hợp
vừa đoàn tụ online, cha con
gặp nhau rất xúc động, sau
đó một tuần thì người cha
qua đời.
“Nếu như không tổ chức
gặp qua Zoomngay lúc đó, sẽ
là một nỗi đau lớn khi họ đã
tìm thấy nhau nhưng không
thể gặp nhau kịp lúc” - nhà
báo Thu Uyên kể lại và nói
làm được điều này là nhờ tình
cảm, sự ủng hộ của người
dân, các cán bộ đoàn, hội tại
các địa phương có nhân vật
cần xác minh.
“Ổ bánh mì
20.000 đồng”
Kinh phí là bài toán khó đối
với chương trình trong suốt
nhiều năm qua. Số phát sóng
đầu tiên của chương trình là
từ năm 2007.
Năm 2018, chương trình
từng tạm ngưng sáu tháng vì
không tìm được nhà tài trợ.
Đến tháng 7-2020, chương
trình dự định dừng do hết kinh
phí. Ca sĩ Hà Anh Tuấn đã hỗ
trợ 3 tỉ đồng cho chương trình.
“Chúng tôi sử dụng 2 tỉ
đồng, còn 1 tỉ đồng chúng tôi
để dành trong quỹ. Nhưng giờ
đành phải lấy ra sử dụng đến
trămtriệucuối cùng.Hiệnđang
âm 800 triệu đồng” - nhà báo
Thu Uyên cho biết.
Để tiếp tục duy trì hoạt động
của chương trình, chị đưa ra ý
tưởng“ổbánhmì20.000đồng”.
“Đã có người tặng chương
trình 300 triệu đồng trong ba
tháng liền. Họ cũng sẵn sàng
tặngnữanếuchúngtôiđềnghị…
Có nhiều trường hợp đến gặp
và ngỏ ý góp sức cho chương
trình với số tiền khá lớn. Dù
vậy, chúng tôi tin là lòng trắc
ẩn luôn có trongmỗi người và
luôn thường trực. Chúng tôi
muốn sự ủng hộ đó không chỉ
vì cảmxúc nhất thời mà còn vì
Trong xã hội mà
mọi thứ ngày càng
gấp gáp, “ổ bánh mì
20.000 đồng” được
lập nên để nối dài
thêm sợi dây trắc ẩn
của con người.
Đời sống xã hội -
ThứNăm12-1-2023
sự quan tâm lâu dài, liên tục,
dành cho những người thiệt
thòi, chịu cảnh ly tán” - nhà
báo Thu Uyên bộc bạch.
Trong xã hội mà mọi thứ
ngày càng gấp gáp, “ổ bánh
mì 20.000 đồng” được lập nên
để nối dài thêm sợi dây trắc
ẩn của con người.
Khoảnh khắc đầy xúc động
khi con gặp lại mẹ, anh gặp lại
em đã dung dưỡng rất nhiều
về lòng trắc ẩn, giá trị gia đình
cho bao thế hệ trong suốt 15
năm qua. “Lòng trắc ẩn đó
cần phải thường trực hơn chứ
không chỉ đến khi có biến cố.
Những nỗi đau khủng khiếp
khó lòng kêu lên được. Nỗi
đau về chia ly, những người bị
ly tán từ lúc còn chưa biết tên
cha, tên mẹ là gì, không còn
nhớ vòng tay của mẹ như thế
nào” - nhà báo Thu Uyên nói.
Nhấn mạnh chương trình
không phải là một cuộc chơi
để nói rằng bỏ. Chị vẫn đang
tìm người thay thế dần, đảm
trách các công việc. “Trách
nhiệm của tôi là cân nhắc và
tạo nên những nền móng tiếp
theo để những người sẽ dẫn
dắt chương trình, có thời gian
và điều kiện làm việc một
cách hiệu quả nhất” - chị nói.•
Sau 15 năm
hoạt động,
Như chưa hề
có cuộc chia
ly
đã chạm
đếnmốc gần
5.500 ngày
tìmkiếm
phépmàu,
giúp hàng
ngàn gia đình
đoàn tụ.
Tiêu điểm
15 năm qua,
Như chưa hề
có cuộc chia ly
đã tìm ra 2.600
trường hợp thất lạc và đã tổ
chức cho 1.800 gia đình đoàn
tụ; phát sóng 160 chương trình
với gần 500 cuộc đoàn tụ xúc
động. Đây là hoạt động thiện
nguyện hoàn toàn miễn phí.
Gala này sẽ phát sóng từ 21 giờ đến 23 giờ
20 phút đêm 30 tết trên 14 kênh truyền hình
thuộc Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC.
Trong chương trình, khán giả sẽ được
chứng kiến năm trường hợp đặc biệt đoàn
tụ trong chương trình này. Đó là cuộc đoàn
tụ mẹ con, anh em sau 23 năm đến 67 năm
thất lạc. Nguyên nhân có thể do chiến tranh,
bị đi lạc hoặc phải dời đi để mưu sinh.
Chương trình nhận được sự đồng cảmcủa
nhiều nhạc sĩ. Đến nay, số lượng bài hát được
sáng tác riêng tặng cho chương trình đã trên
100 bài. Trong đó có 20 bài cùng mang tên
Như chưa hề có cuộc chia ly
.
Thamgia biểudiễn trongđêmgala kỷ niệm
là nghệ sĩ piano của Romania IulianOchescu,
nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân. Ngoài ra còn
có các ca sĩ Hồng Hạnh, Thanh Ngọc, Nam
Khánh…Chương trình do nhạc sĩ Kỳ Phương
làm đạo diễn.
Đêm gala với chủ đề “Quanh ta có phép màu”
Nhà báo ThuUyên và nhân vật trong chương trình
Như chưa hề có cuộc chia ly
. Ảnh: NCHCCCL
Một cuộc đoàn tụ trong chương trình. Ảnh: NCHCCCL
15nămxâyđắp yêu thương chonhữngmảnhđời ly tán
(Tiếp theo trang1)
Trong suốt hành trình 15 năm đó,
có lúc
Như chưa hề có cuộc chia ly
dự tính thông báo tin buồn sẽ phải
tạm dừng vì thiếu kinh phí. Tuy nhiên
mỗi lần như vậy, ở đâu đó trong xã
hội này vẫn có những cánh tay dang
ra thành một vòng tay lớn, nối những cuộc chia ly đó lại thành
sợi dây đoàn tụ cho những số phận ly tán.
Chính sự chung tay đó đã giúp chương trình tiếp tục hành
trình ý nghĩa của mình. Nhà báo Thu Uyên nói: “Chị thấy mệt.
15 năm, chị mang trong mình nhiều vết thương nhưng chị cũng
thấy mình phải có trách nhiệm với chương trình”.
Tôi nhìn thấy trách nhiệm đó không chỉ nằm ở việc tạo ra
một chương trình để “lấy nước mắt người xem” - trách nhiệm
với nghề nghiệp. Hơn hết, đó là trách nhiệm xã hội - với những
mảnh đời, những số phận ly tán. Những gánh nặng mà người
chủ xị và êkíp phải trải qua được bù đắp bằng giây phút vỡ òa
hạnh phúc của những gia đình phải chịu cảnh ly tán.
Họ gọi những con số của các cuộc đoàn tụ trong 15 năm qua
là những con số khiêm tốn, nhưng với một đất nước đã trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử đặc biệt như Việt Nam thì con số 1.800 đó
không hề khiêm tốn chút nào.
Những người thực hiện chương trình này tin lòng trắc ẩn luôn
tồn tại trong mỗi người. Niềm tin đó dẫn dắt họ miệt mài với
những cuộc tìm kiếm. Họ đã tin rằng điều kỳ diệu luôn ở quanh
ta. Việc của họ là thắp lên niềm tin đó, xây đắp những giá trị
nhân văn vẫn luôn hiện diện, đã bị lãng quên dần bởi cơm, áo,
gạo, tiền trong xã hội ngày nay.
“Phép màu trong nghịch cảnh” là niềm tin mà
Như chưa hề
có cuộc chia ly
đã tin, đã vin vào để dìu dắt chương trình, dìu
dắt những mảnh đời ly tán đi suốt 15 năm.
Vì “không ai gọi tên tôi nên tôi không biết tên mình”, lời bài hát
mà một nhạc sĩ viết cho chương trình, nói lên tột cùng nỗi đau
của những số phận ly tán. Ai cũng muốn sống trong tình thân,
ấm cúng trong vòng tay gia đình.
“Nhân chi sơ, tính bổn thiện” - đó vốn dĩ là bản chất
của con người. Nhưng để gìn giữ giá trị tốt đẹp đó, cần rất
nhiều chương trình như
Như chưa hề có cuộc chia ly
để
nhắc nhở chúng ta rằng phải chung tay để gìn giữ, đắp xây
lòng trắc ẩn.
Để nối dài tinh thần thiện nguyện mà
Như chưa hề có cuộc
chia ly
đã làm trong suốt 15 năm qua, không chỉ những người
thực hiện chương trình mà ngay chính mỗi người hãy cùng
chung tay. Bởi cái đẹp, cái tốt chỉ mất đi khi chính chúng ta
buông tay ra, để cho cái xấu lên ngôi.
Như chưa hề có cuộc chia ly
xứng đáng để nhận được sự
chung tay của cả xã hội, để “quanh ta luôn có phép màu”!
THANH TUYỀN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook